Nhiệm Vụ Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp Là Của Ai?

digital transformation

“Chuyển đổi số” “chuyển đổi số” “chuyển đổi số” – điều quan trọng phải nói 3 lần.

“Chuyển đổi số” có lẽ là cụm từ bạn nghe nhiều nhất hiện nay, từ báo chí, truyền thông cho đến họp hành, hội nghị và cả thảo luận trong group 8 công ty.

Chúng ta cần phải thực hiện chuyển đổi số

Đã từng tồn tại khá nhiều tranh luận về số hóa và chuyển đổi số, và ngày nay chúng đã được chấp nhận gần như hiển nhiên, cũng như được áp dụng vào các quá trình trong doanh nghiệp.

Nếu chưa rõ về chuyển đổi số, bạn hãy đọc bài viết chuyển đổi số là gì rồi quay lại đây nhé!

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và là chìa khóa vận mệnh của mỗi doanh nghiệp. Thậm chí nếu không tham gia vào bất kỳ hệ sinh thái kỹ thuật số nào, doanh nghiệp chắc chắn khó có thể sinh tồn mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Tóm lại, chúng ta cần phải thực hiện chuyển đổi số.

Nhưng chuyển đổi như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Ai thực hiện?

  • Là bộ phận giám đốc ra quyết định?
  • Là bộ phận IT mua 1 số phần mềm về áp dụng?
  • Hay là tất cả mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đều tự thực hiện chuyển đổi số?

Trong bài viết này, CoDX sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nhiệm vụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp là của ai?” – Giao việc phải giao đúng người, muốn chuyển đổi số doanh nghiệp cũng phải tìm đúng người thực hiện. Cần hiểu rõ điều này trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược hay bắt đầu lộ trình chuyển đổi số.

Nhiệm Vụ Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp Là Của Ai?

Chuyển đổi số có phải nhiệm vụ của IT?

Chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ là một dự án và nó không ngụ ý chỉ thực hiện các công cụ kỹ thuật số.

Bộ phận IT (Information Technology Department) – Nhiều người nhầm lẫn đây là các chuyên gia công nghệ số và mặc định bộ phận này phải chịu trách nhiệm chính về quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp. Nhưng thực ra không phải. Đúng là chuyển đổi số cần sự tham gia của các chuyên gia công nghệ số. Nhưng những chuyên gia này có thể là người bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức.

Chuyên gia chuyển đổi số là người có khả năng biến câu chuyện phức tạp thành câu chuyện đơn giản. Có thể là bộ phận IT hoặc cũng có thể là một cá nhân/bộ phận khác.

Chuyên gia bên trong của tổ chức là người nhận bài toán từ lãnh đạo và chuyển hóa thành yêu cầu, là người ra đầu bài thông thái. Còn nếu thuê chuyên gia từ bên ngoài thì họ là những người chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ số, dùng công nghệ số để giải quyết bài toán đặt ra.

Cũng cần hiểu rõ vấn đề này: “Các chuyên gia không thể đảm bảo được sự thành công trong chuyển đổi số của cả doanh nghiệp.”

Bộ phận lãnh đạo đóng vai trò gì trong chuyển đổi số?

Nếu chuyên gia là những người thật am hiểu về số hóa doanh nghiệp thì đối với bộ phận lãnh đạo cần có niềm tin là chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra là điều cần thiết.

Nhà lãnh đạo chuyển đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu về công nghệ số. Điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán. Sau đó để chuyên gia giải quyết bài toán bằng các lộ trình.

Từ lộ trình mà chuyên gia đề ra bộ phận lãnh đạo sẽ phân tách, gắn chiến lược chuyển đổi số với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thiết lập lại mô hình kinh doanh mới, quy trình vận hành mới, ưu thế cạnh tranh và phân bố nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự,…).

Vai trò của nhân viên là gì?

Là người tham gia chuyển đổi số.

Đối với những thay đổi, nhân viên bị ảnh hưởng với nhiều cấp độ. Từ việc phải thay đổi công việc hàng ngày theo quy trình mới, cần phải học tập và sử dụng những phần mềm, công cụ mới, cho đến việc phải nâng cao tay nghề, năng lực để đáp ứng với những yêu cầu mới của doanh nghiệp.

Thế nên, đừng để nhân viên bị động tiếp nhận. Tâm thế bị động và làm theo lệnh hình thành nên hành vi làm việc đối phó. Theo khảo sát thực tế, một số doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên không ứng dụng, hoặc chỉ ứng dụng một phần, khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đề ra.

Nếu có nhân viên tham gia một cách chủ động trong quá trình chuyển đổi, họ chính là nguồn sáng tạo sáng kiến dồi dào, giúp các lãnh đạo giải quyết các tồn tại hàng ngày trong chính doanh nghiệp.

Chìa khóa gắn kết chuyển đổi

Chuyển đổi số là một thay đổi cần sự tham gia của tất cả các cấp cũng như tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Đó không phải là câu chuyện của riêng cấp lãnh đạo cao nhất hay của riêng một phòng ban, đặc biệt là phòng IT.

Để giảm thiểu được những phản kháng với sự thay đổi, để hành trình Trải nghiệm số nhân viên trong quá trình doanh nghiệp chuyển đổi số trọn vẹn nhất, chúng ta cần một cầu nối gắn kết ở giữa nhân viên với ban lãnh đạo, với các chuyên gia. Nhiệm vụ đó thuộc về HR (bộ phận nhân sự).

Tuy nhiên, không phải rất cả nhân sự của bộ phận HR. Ở đây chúng tôi đang nói đến HRBP (Human Resource Business Partner). Hiểu đơn giản là “HR + Business Partner”- bộ phận nhân sự đóng vai trò là đối tác với các phòng ban khác trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể.

HRBP vừa là đại diện nói thay cho những người lao động, vừa là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với các bộ phận khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc. Họ là một yếu tố trọng yếu cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số.

Nguyên tắc để chuyển đổi số thành công

Nguyên tắc 3C

Bạn cần hiểu rõ điều này, khi nhân viên có trải nghiệm tích cực sẽ lan tỏa sự tích cực đến nhiều nhân viên khác. Và ngược lại, nhân viên có trải nghiệm tiêu cực sẽ dẫn đến nhiều nhân viên tiêu cực khác. Với những trải nghiệm tích cực được lan tỏa, mỗi cá nhân công nhân viên đều mang trong mình sự thích ứng và chủ động, là cơ sở quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn.

Để thấu hiểu và gắn kết nhân viên, chuyển đổi số doanh nghiệp phải xây dựng hành động dựa trên nguyên tắc 3C (Community – Conversation – Content):

  • Phát triển những nhóm gắn kết trên không gian số; tạo môi trường cho nhân viên giao lưu và chia sẻ ý tưởng giữa các cấp mà không bị giới hạn rào cản;
  • Truyền thông nhanh chóng mọi thông tin đến nhân viên; ghi nhận gần như tức thời ý kiến/phản ứng của họ với những thay đổi;
  • Thực hiện chuyển đổi số trong văn hóa doanh nghiệp từ các chương trình trải nghiệm số mới mẻ: tuyên dương 360 độ, ví thưởng nhân viên, gửi thiệp cảm ơn, bảng thành tích hành vi,…

Chuyển đổi số văn hóa phải song song với chuyển đổi số doanh nghiệp

Đây là điều còn ít được chú trọng và khai thác nhiều trong doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp gặp phải sự phản đối dữ dội từ nội bộ, người lãnh đạo có thể đã không lường trước được nguyên nhân là do một số nhân viên của họ đã có những trải nghiệm không tốt trên hành trình trải nghiệm trong quá trình chuyển đổi số này.

Bắt đầu từ HRBP là cầu nối và bộ phận HR trực tiếp triển khai các chiến dịch chuyển đổi văn hóa, dựa trên các tiêu chí sau:

  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp lớn/tập đoàn => Xem ngay
  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa => Xem ngay

Một sân chơi nội bộ là rất cần thiết cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Kênh giao tiếp nội bộ
  • Phương tiện kết nối nhân viên
  • Tiện ích số dành cho công việc
  • Chính sách phúc lợi linh hoạt
  • Khen thưởng – tuyên dương – góp ý thay đổi

Bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số văn hóa

Với kinh nghiệm dày dặn hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển phần mềm doanh nghiệp, CoDX hình thành nên bộ công cụ chỉ dẫn đi đúng hướng trong chuyển đổi số doanh nghiệp, mà trọng tâm là trải nghiệm con người và văn hóa số.

chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Bộ công cụ chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Mở rộng ra, một hệ thống trọn vẹn của CoDX có thể đáp ứng tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm: mạng xã hội doanh nghiệp (workplace và các công cụ hỗ trợ xử lý công việc), Quản trị nguồn nhân lực (quản lý nhân sự, trải nghiệm nhân viên, hoạch định nguồn lực), Quản trị tài chính (kế toán, tài chính, mua hàng, tài sản), Quản trị khách hàng (CSKH, tiếp thị trực tuyến, cơ hội bán hàng, bảo trì bảo hành), Quản trị sản xuất (kế hoạch, vật tư, sản xuất, ngưng sản xuất).

Doanh nghiệp chỉ cần xác định nhu cầu và áp dụng công cụ, việc thực thi để CoDX lo. Đăng ký thuê, mở rộng người dùng, gia tăng công cụ hay ngừng thuê đều dễ dàng trong một vài thao tác, không tốn chi phí nghiên cứu và thử nghiệm.

Đặc biệt phân hệ Ví thưởng nhân viên của CoDX sẽ giúp doanh nghiệp hình thành văn hóa trao – tặng, khen thưởng, động viên 360 độ mà chưa một phần mềm nào hiện nay làm được. Giúp doanh nghiệp xây dựng nguồn nhân lực gắn kết, cộng tác và bền vững theo đúng giá trị sứ mạng mà doanh nghiệp hướng đến.

 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ 30 NGÀY TẠI:

[formidable id=”10″]

Nếu bạn cần hỗ trợ từ các chuyên gia về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đừng ngần ngại hãy liên hệ đến:

  • Văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 13, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0901 555 063
  • Email: [email protected]