Chuyển Đổi Số Bắt Đầu Từ Đâu? 5 Công Việc Cần Thực Hiện Ngay

Dưới sự chạy đua của công nghệ đã làm cho tầng lớp lãnh đạo trong doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ để tối ưu hóa doanh thu và giảm chi phí. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Liệu các doanh nghiệp đã biết Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu chưa? Trong bài viết hôm nay hãy cùng CoDX khám phá danh sách 5 công việc cần thực hiện ngay khi doanh nghiệp quyết định bắt đầu chuyển đổi số. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Dịch vụ chuyển đổi số

Cùng chủ đề:

1. Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi mô hình từ kinh doanh truyền thống của một tổ chức sang mô hình kinh doanh số hóa, bao gồm việc thay đổi phương thức hoạt động, quy trình làm việc, và văn hóa tổ chức. Quá trình này khởi đầu từ sự nhận thức về những nhu cầu và mục tiêu kinh doanh cụ thể của tổ chức.

Việc chuyển đổi số đòi hỏi sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự thay đổi trong quy trình làm việc và trong tư duy tổ chức. Nó cũng yêu cầu khả năng thích nghi nhanh với những biến đổi trong môi trường kinh doanh và sự tham gia tích cực của toàn bộ tổ chức. Để thành công trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có một kế hoạch chi tiết, sự hỗ trợ từ cấp lãnh đạo, và khả năng thay đổi linh hoạt để thích nghi với thế giới số hóa ngày càng phức tạp.

Vậy, chuyển đổi số bắt đầu từ đâu và làm sao để thực hiện nó một cách hiệu quả? Dưới đây là 5 bước doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng:

  • Xác định chiến lược kinh doanh.
  • Đánh giá năng lực số.
  • xây dựng lộ trình chuyển đổi số.
  • Thiết lập lộ trình chuyển đổi con người.
  • Triển khai và cải tiến công nghệ.
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu
5 công việc cần thực hiện ngay khi chuyển đổi số

1.1. Chuyển đổi số bắt đầu từ xác định chiến lược kinh doanh

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp? Đầu tiên, việc thực hiện chuyển đổi số cần xuất phát từ việc hoạch định một chiến lược và mục tiêu kinh doanh rõ ràng cho doanh nghiệp. Chiến lược này cần phải được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo, phải được liên kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Trong chiến lược này, cần ưu tiên các nhiệm vụ vận hành cấp bách để xác định các ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số và xây dựng lộ trình cho các công việc tiếp theo. 

Các chiến lược chuyển đổi số phổ biến có thể bao gồm:

  • Tối ưu hóa vận hành.
  • Trải nghiệm khách hàng.
  • Chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh.

Phương pháp giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược chuyển đổi số thường áp dụng là xây dựng Bản đồ chiến lược số. Trong Bản đồ chiến lược số, quá trình bắt đầu bằng việc phân tích toàn cảnh bao gồm 6 xu hướng quan trọng:

  • Xu hướng thị trường: Nắm bắt thông tin về hướng phát triển của thị trường và sự biến đổi trong nhu cầu của khách hàng.
  • Xu hướng khách hàng: Hiểu rõ những thay đổi trong hành vi và ưu tiên của khách hàng.
  • Xu hướng đối thủ cạnh tranh: Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh để tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn.
  • Xu hướng hệ sinh thái: Xác định cơ hội và rủi ro từ việc hợp tác với các đối tác hoặc tạo ra hệ sinh thái mới.
  • Xu hướng khởi nghiệp: Nắm bắt những khái niệm và ứng dụng mới từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
  • Xu hướng công nghệ: Theo dõi sự phát triển và tiến bộ trong các công nghệ chuyển đổi số để áp dụng những giải pháp tiên tiến vào hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi số bắt đầu từ xác định chiến lược kinh doanh
6 xu hướng quan trọng của Bản đồ chiến lược số

1.2. Đánh giá năng lực số của doanh nghiệp

Đánh giá năng lực số là công việc quan trọng trong quá trình doanh nghiệp xác định chuyển đổi số bắt đầu từ đâu. Việc này giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực số của doanh nghiệp. 

Có nhiều phương pháp để đánh giá năng lực số của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Khảo sát: Đây là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá năng lực số của doanh nghiệp. Khảo sát thường được thực hiện dưới dạng bảng câu hỏi, phỏng vấn,…
  • Audit: Đây là phương pháp đánh giá năng lực số của doanh nghiệp một cách chi tiết và toàn diện. Audit thường được thực hiện bởi các chuyên gia bên ngoài.
  • Tự đánh giá: Đây là phương pháp đánh giá năng lực số của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho quá trình chuyển đổi số.
Đánh giá năng lực số của doanh nghiệp
Các phương pháp để đánh giá năng lực số của doanh nghiệp

1.3. Chuyển đổi số bắt đầu từ xây dựng lộ trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu đòi hỏi sự chuẩn bị và kế hoạch cụ thể. Sau khi chiến lược đã được đề ra, việc xác định điểm xuất phát cho hành trình chuyển đổi số là bước quan trọng tiếp theo. Từ đây, xây dựng lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trở thành công việc quan trọng để hoạch định một bức tranh tổng thể hướng tới trạng thái mục tiêu của chuyển đổi số. Trong quá trình xây dựng lộ trình, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích và lựa chọn những phương pháp triển khai hiệu quả nhất.

Mục tiêu của việc này là để giảm thiểu tối đa thời gian, công sức và ngân sách cần thiết cho quá trình triển khai, đồng thời xác định trước các rủi ro có thể xuất hiện. Trong trường hợp thiếu phân tích và lựa chọn, doanh nghiệp có thể mắc phải những sai lầm như triển khai các giải pháp công nghệ không tương thích, hạn chế khả năng tích hợp, dẫn đến lãng phí thời gian, nguồn lực, và tiền bạc. Nếu không được quản lý cẩn thận, chuyển đổi số có thể khiến doanh nghiệp lệch hướng và đi xa khỏi mục tiêu chiến lược ban đầu.

Các tiêu chí quan trọng để xây dựng chiến lược chuyển đổi số bao gồm:

  • Tính phù hợp: Lựa chọn những giải pháp và hướng tiếp cận số hóa phù hợp với chiến lược kinh doanh của tổ chức. 
  • Tính kế thừa: Các giải pháp và công nghệ được chọn trong lộ trình chuyển đổi số cần có tính kế thừa, có khả năng mở rộng và phát triển trong dài hạn.
  • Sự cẩn trọng: Quá trình xây dựng lộ trình chuyển đổi số đòi hỏi sự cẩn trọng và suy tính tỉ mỉ. T
  • Sự đồng lòng: Sự hỗ trợ và cam kết của đội ngũ lãnh đạo trong tổ chức là quan trọng để đảm bảo thành công của quá trình chuyển đổi số. 
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu đòi hỏi xây dựng lộ trình chuyển đổi số cụ thể
Các tiêu chí quan trọng để xây dựng chiến lược chuyển đổi số

1.4. Thiết lập lộ trình chuyển đổi con người khi chuyển đổi số

Nhân lực đóng một vai trò cốt lõi không thể thiếu trong quá trình xác định chuyển đổi số bắt đầu từ đâu. Để chuẩn bị cho quá trình này, tổ chức cần phải xây dựng một lộ trình chuyển đổi con người, tập trung vào việc gắn kết và phát triển các kỹ năng số cho nhân viên. Lộ trình này có thể chia thành ba giai đoạn quan trọng: 

  • Ươm mầm.
  • Lan tỏa.
  • Duy trì.

Trong mỗi giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần phải hoạch định các công việc cụ thể để đảm bảo rằng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình chuyển đổi số sẽ được hòa nhập một cách hiệu quả. 

Kế hoạch xây dựng lộ trình chuyển đổi con người bao gồm nhiều hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo sự chuẩn bị và sự hòa nhập của nhân viên trong quá trình chuyển đổi số. Các hoạt động bao gồm: 

  • Truyền thông.
  • Đào tạo.
  • Xây dựng mô hình quản trị chuyển đổi số phù hợp.
  • Tổ chức hội thảo.
  • Các cuộc thi sáng tạo,…
Nhân lực đóng vai trò cốt lõi khi xác định chuyển đổi số bắt đầu từ đâu
Thiết lập lộ trình chuyển đổi con người trong quá trình chuyển đổi số

1.5. Chuyển đổi số bắt đầu từ triển khai và cải tiến công nghệ liên tục

Sau khi đã xác định được các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn triển khai. Quy trình chuyển đổi số đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ lộ trình đã được xây dựng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện các giai đoạn chuyển đổi số.

Các đánh giá này dựa trên thông tin và báo cáo từ quá trình triển khai, nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng chuyển đổi số diễn ra một cách hiệu quả và không bị sai lệch so với kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần linh hoạt đối mặt với những biến đổi liên tục từ thị trường, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, và các mô hình kinh doanh mới. Điều này đòi hỏi việc đánh giá lại tính khả thi của các sáng kiến số đang triển khai. 

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu là triển khai và cải tiến công nghệ
Triển khai và cải tiến công nghệ liên tục trong chuyển đổi số

2. Bắt đầu chuyển đổi số toàn diện với Lạc Việt

Lạc Việt là nền tảng chuyển đổi số liên thông mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp, giúp rút ngắn lộ trình chuyển đổi số bằng hình thức “cho thuê tất cả”, từ thiết bị hạn tầng, phần mềm quản trị, vận hành… 

Vì sao nên chuyển đổi số cùng Lạc Việt?

  • Lạc Việt đi từ giải pháp lớn triển khai gần 30 năm cho 5000 DN được đóng gói xuống thành giảp pháp tinh gọn.
  • Không chỉ phần mềm, Lạc Việt cho thuê cả phần cứng - dịch vụ CNTT - dịch vụ tư vấn thuế - kế toán - tính lương.
  • Miễn phí hệ thống mạng xã hội nội bộ và mọi phần mềm đều chạy được trên thiết bị di động khi thuê.
  • Khi thuê hệ thống phần mềm quản trị sẽ không bị tính phí số lượng nhân viên quản lý với mọi quy mô.
 

 

 

Nền tảng chuyển đổi số CoDX
CoDX OKR
Phần mềm báo cáo công việc
Tính năng phần mềm CoDX Document
dịch vụ chuyển đổi số

Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  •  Website: https://lacviet.vn
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi số là hành trình quan trọng đối với doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên của CoDX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn việc Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu. Bằng việc thực hiện 5 công việc cốt lõi và sử dụng sự hỗ trợ từ các đối tác, doanh nghiệp có thể tiến xa trên con đường chuyển đổi số thành công.

Liên quan: Đề án 06 về chuyển đổi số