Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mầm Non: Công Nghệ, Lợi Ích, Thực Trạng

Ngày nay, các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp giáo dục mầm non đang dần trở thành xu thế quan trọng tại các cơ sở mầm non, với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý và tương tác giữa nhà trường và các bậc cha mẹ. Việc ứng dụng kỹ thuật số vào giáo dục là “kim chỉ nam” phát triển cho ngành giáo dục mầm non. Hãy cùng CoDX tìm hiểu về công nghệ, lợi ích và thực trạng khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên Trang tin chuyển đổi số CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Dịch vụ chuyển đổi số

Cẩm nang giải pháp cho doanh nghiệp:

1. Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non (trong tiếng Anh: Digital transformation in preschool education) là quá trình đưa các công nghệ hiện đại vào công tác giảng dạy và đào tạo tại các trường mầm non. Qua đó giúp gia tăng trải nghiệm của học sinh; nâng cao tương tác với bậc phụ huynh và tinh gọn chu trình quản lý trường mầm non. Giúp công tác giảng dạy và đào tạo phát triển hơn.

khái niệm chuyển đổi số trong giáo dục mầm non
Chuyển đổi số tại trường mầm non giúp thuận tiện trao đổi với phụ huynh.

2. Các công nghệ phổ biến khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

Khi chuyển đổi số tại trường mầm non, có nhiều công nghệ được áp dụng nhằm cung cấp nội dung dạy học, quản lý và tương tác. Sau đây là 5 công nghệ phổ biến mà CoDX tổng hợp được:

  • Công nghệ 1: Phương tiện thông tin;
  • Công nghệ 2: Mạng xã hội & truyền thông;
  • Công nghệ 3: Thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR);
  • Công nghệ 4: Robot & AI
  • Công nghệ 5: Phần mềm quản lý học tập trực tuyến.
công nghệ chuyển đổi số trong giáo dục mầm non
Các công nghệ phổ biến khi chuyển đổi số lĩnh vực mầm non

2.1. Phương tiện thông tin

Ứng dụng các phương tiện thông tin như điện thoại di động giúp cung cấp tài liệu, bài học, trò chơi giáo dục và tương tác với học sinh online. Những phương tiện này tiếp cận một cách mới mẻ cho việc học tập và rèn luyện kỹ năng cho trẻ em.

2.2. Mạng xã hội và truyền thông khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

Ứng dụng mạng xã hội và truyền thông vào chuyển đổi số trường mầm non rất thiết thực bởi đây là phương thức đơn giản để duy trì kết nối, tương tác và chia sẻ bài học một cách nhanh chóng và trực tiếp. Có vô số cơ hội học tập trên các website này, giúp trẻ em học tư xa hiệu quả.

2.3. Ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) mang đến trải nghiệm học tập tương tác và trực quan. Chúng có thể giúp trẻ em khám phá không gian ảo, kết nối với những đối tượng 3D và trực quan hóa khái niệm trừu tượng.

2.4. Robot và trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số giáo dục mầm non

Khi ứng dụng AI và Robot trong các trường mầm non sẽ giúp trẻ em có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin bài giảng, trò chơi giáo dục trong thời gian ngắn nhất. Sự hấp dẫn và linh hoạt với phương pháp học trực tuyến truyền thống (trực tiếp, gián tiếp) là thực sự rõ ràng.

2.5. Hệ thống quản lý học tập online khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

Công nghệ này giúp thầy cô quản lý một cách thuận tiện hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phần mềm này cung cấp một số công cụ để theo dõi tiến độ học tập, quản lý hồ sơ học sinh, xây dựng bài kiểm tra và phân tích kết quả.

3. Lợi ích và thách thức khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đem lại nhiều lợi ích giá trị, cụ thể:

  • Nâng cao chất lượng giảng dạy: Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động dạy học sẽ nâng cao chất lượng giáo dục. Những phần mềm giáo dục giúp học sinh phát huy kỹ năng toán học, khoa học và ngôn ngữ,… bằng những hoạt động trực quan và tương tác;
  • Giúp trẻ rèn luyện thói quen tự học: Công nghệ số giúp trẻ phát huy kỹ năng tự học và tự phát triển bản thân. Các em có thể truy cập tài liệu học tập online, làm các bài tập tự kiểm tra và tự nhận xét, theo dõi quá trình học tập hiệu quả;
  • Hỗ trợ cá nhân hóa dạy học: Việc chuyển đổi số trong giáo dục mầm non cho phép thầy cô cá nhân hóa chu trình dạy học và học tập cho mỗi trẻ. Các phần mềm giáo dục có thể hình thành những bài học tuỳ chỉnh căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các em;
  • Mở rộng quy mô giáo dục: Điều này mang đến cơ hội giảng dạy cho một số trẻ em tại các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh hoặc khó tiếp cận. Những phần mềm học tập online và tài liệu cho phép trẻ tự học tập từ xa và truy cập vào bài giảng một cách đơn giản;
  • Hành trang cho thế giới chuyển đổi số: Giúp các em và thầy cô nắm vững kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và tiếp cận thành thạo với thế giới kỹ thuật số. Quá trình này sẽ là hành tranh cho họ có không gian làm việc và cuộc sống tiện nghi.
Lợi ích chuyển đổi số trong giáo dục mầm non
Chuyển đổi số trường mầm non mang đến nhiều lợi ích.

Bên cạnh những lợi ích khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non thì vẫn còn tồn tại một số thách thức mà nhà trường còn phải đối mặt:

  • Sự khan hiếm về nguồn lực: Trường mầm non thường xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn lực về nhân lực, cơ sở vật chất, ngân sách để thực hiện chuyển đổi số. Nhà trường có thể gặp khó khăn khi mua sắm trang thiết bị công nghệ và đào tạo giáo viên sử dụng chúng;
  • Sự riêng tư và bảo mật online: Đây là thách thức rất lớn khi trường mầm non phải bảo đảm quyền riêng tư và an toàn online cho học sinh. Việc sử dụng kỹ thuật số đòi hỏi có những biện pháp kiểm soát truy cập và bảo mật cao, đồng thời tuân thủ những quy tắc và sự riêng tư của học sinh;
  • Thiếu kỹ năng và kiến thức về công nghệ: Lĩnh vực giáo dục mầm non cần nhân sự am hiểu về công nghệ để thực hiện chuyển đổi số. Thế nhưng, nhiều thầy cô và nhân viên trong trường vẫn chưa trang bị kiến thức công nghệ. Do đó gây ảnh hưởng tới hành trình chuyển đổi số;
  • Sự chậm trễ trong việc đổi mới tư duy, văn hoá truyền thống: Một số cơ sở mầm non vẫn giữ văn hóa truyền thống và thói quen khi dạy học, điều này gây cản trở trong việc thích ứng và chấp nhận với chuyển đổi số. Sự đổi mới tư duy, sự chủ động khi ứng dụng công nghệ hiện đại còn là thách thức cho các thành viên trong ngành giáo dục.
thách thức chuyển đổi số trong giáo dục mầm non
Một số thách thức còn tồn tại khi trường mầm non chuyển đổi số.

4. Thực trạng của chuyển đổi số trong trường mầm non hiện nay

Trong một thống kế của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục tại thành phố đã số hoá tất cả hồ sơ của 858 cơ sở mầm non tư thục và 465 cơ sở trường mầm non công lập. Trong đó, những đơn vị đặt mục tiêu chung sự phát triển kỹ thuật số là động lực khuyến khích sáng tạo đổi mới trong công tác giảng dạy và học tập, gia tăng chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, quản lý giáo dục hiệu quả, thiết lập nền giáo dục mở hội nhập cùng hệ thống số. Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đang được phần lớn ban lãnh đạo ở trường mầm non đánh giá là hiệu quả, hỗ trợ thuận lợi quản lý hồ sơ học sinh, gia tăng mức độ kết nối với phụ huynh và trẻ.

Thế nhưng, quá trình chuyển đổi số tuy mang lại hiệu quả trong quản lý trường mầm non nhưng một bộ phận cơ sở vẫn còn quan ngại khi đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý giáo dục hạn chế về kỹ năng sử dụng hệ thống chưa thuần thục và kiến thức tin học phổ thông. Việc hội nhập với sự biến đổi vẫn còn là thách thức lớn đối với nhiều đơn vị mầm non.

Thực trạng chuyển đổi số trường mầm non
Hành trình chuyển đổi số tại trường mầm non còn gặp nhiều cản trở.

Hơn nữa, vấn đề về tài chính cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới quyết định chuyển đổi số tại trường mầm non. Các trường mầm non thường phải cân bằng tài chính nhằm chọn lựa những ứng dụng mang tính thực tiễn với ngân sách hợp lý. Bên cạnh đó, bài toán về nguồn nhân lực cũng đang là một khó khăn tại các cơ sở mầm non, bởi khi thực hiện hệ thống cần phải có nhân sự chủ chốt thành thạo nghiệp vụ phần mềm; một vài trường học liên tục điều chỉnh quản trị viên nên việc đào tạo phải bắt đầu lại từ đầu với việc sử dụng ứng dụng cho việc chuyển đổi số bị trì hoãn.

5. Phương án đào tạo và phát triển giáo viên mầm non khi chuyển đổi số

Để chuyển đổi số trong giáo dục mầm non thành công, nhà trường có thể thực hiện những phương án đào tạo và phát triển cho giáo viên mầm non bằng việc thuyết phục đội ngũ cán bộ và giáo viên loại bỏ những phương pháp cũ để chuyển sang quản lý trên phần mềm. Ở khâu bắt đầu thường gặp khó khăn, thế nhưng việc truyền thông về tầm quan trọng khi chuyển đổi số sẽ là nền tảng giúp thúc đẩy tinh thần của giáo viên tham gia chuyển đổi số. Qua đó, hành trình chuyển đổi số cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, yếu tố con người quyết định trong quá trình chuyển đổi số của bất cứ đơn vị nào. Muốn thành công thì cần phải sở hữu một đội ngũ có kiến thức chuyên sâu để nắm vị trí chủ chốt khi quản lý hệ thống. Ở các trường mầm non càng phải tăng cường các buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm, cách nhập/ xoá dữ liệu trên phần mềm, quy trình nghiệp vụ để từng giáo viên tham gia đều có thể hiểu và thực hiện dễ dàng.

Phương án đào tạo giáo viên mầm non khi chuyển đổi số
Đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên chính là yếu tố quan trọng.

Lạc Việt là nền tảng chuyển đổi số liên thông mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp, giúp rút ngắn lộ trình chuyển đổi số bằng hình thức “cho thuê tất cả”, từ thiết bị hạn tầng, phần mềm quản trị, vận hành… 

Vì sao nên chuyển đổi số cùng Lạc Việt?

  • Lạc Việt đi từ giải pháp lớn triển khai gần 30 năm cho 5000 DN được đóng gói xuống thành giảp pháp tinh gọn.
  • Không chỉ phần mềm, Lạc Việt cho thuê cả phần cứng - dịch vụ CNTT - dịch vụ tư vấn thuế - kế toán - tính lương.
  • Miễn phí hệ thống mạng xã hội nội bộ và mọi phần mềm đều chạy được trên thiết bị di động khi thuê.
  • Khi thuê hệ thống phần mềm quản trị sẽ không bị tính phí số lượng nhân viên quản lý với mọi quy mô.
 

 

 

Nền tảng chuyển đổi số CoDX
CoDX OKR
Phần mềm báo cáo công việc
Tính năng phần mềm CoDX Document
dịch vụ chuyển đổi số

Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  •  Website: https://lacviet.vn
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về công nghệ, lợi ích, thực trạng khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non. Trước khi bắt tay thực hiện chuyển đổi số, các trường mầm non cũng nên cân nhắc những yếu tố về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất,… để có thể đưa ra chiến lược triển khai hệ thống quản lý giáo dục trường mầm non. Theo dõi website của CoDX để cập nhật thêm nhiều kiến thức chuyển đổi số ở các lĩnh vực khác nhé!