Chuyển đổi số trong ngành điện: Mục tiêu, Giải pháp 2024

Chuyển đổi số trong ngành điện là quá trình chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số nhằm thay đổi phương thức lãnh đạo, điều hành, quy trình và văn hoá của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này cũng như hiệu quả mà nó mang lại, cùng COXD tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Thực trạng chuyển đổi số trong ngành điện hiện nay

Chuyển đổi số trong ngành điện là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp từ truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới. 

Điển hình như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Từ năm 2012 ngành Điện Việt Nam đã quan tâm đến chuyển đổi số trong ngành điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác định 5 lĩnh vực chuyển đổi số tính đến năm 2025 gồm: Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, quản trị nội bộ, viễn thông và công nghệ thông tin, đầu tư xây dựng. Tính đến thời điểm hiện tại, giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp ở EVN đã chuyển từ nhận thức thành hành động, cụ thể:

  • EVN đã chuẩn hóa cơ cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS trong công tác quản lý kỹ thuật và đầu tư xây dựng 
  • Trong hoạt động sản xuất đã ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo AI nhằm phát hiện bất thường trong các hoạt động sản xuất
  • Trong quản lý sửa chữa, bảo dưỡng áp dụng phương pháp RCM, CBM  để tăng cường hiệu quả
  • Ứng dụng các công nghệ UAV, BIM, 3D vào trong các trong khâu khảo sát, quản lý xây dựng, thiết kế,…
Chuyển đổi số trong ngành điện
EVN nhận giải thưởng doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số

Bên cạnh đó, EVN còn tạo ra môi trường làm việc giữa chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu thông qua nhật ký thi công công trình điện tử và chữ ký điện tử. Ứng dụng AI trong các dự án xây dựng, giám sát chất lượng và kiểm soát nhân lực thi công.

EVN đã và đang đẩy mạnh công tác đấu thầu qua hệ thống điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá trình áp dụng chuyển đổi số trong ngành điện đã đem lại các kết quả:

  • Trong đó, 99% số gói thầu đã được EVN thực hiện qua mạng
  • Ứng dụng thành công AI trong phân tích hình ảnh để đánh giá chất lượng trong các bước thi công
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu giá vật tư, trang thiết bị
  • Xây dựng thư mục quản lý hồ sơ dự án, quản lý mua sắm vật tư thiết bị có ứng dụng QR code từ khâu mua sắm đến lắp ráp, lắp đặt vật tư, thiết bị

Đặc biệt, EVN còn nghiên cứu các nền tảng công nghệ mới như AI, Big Data, IoT, Blockchain đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tập đoàn. Đồng thời, thực hiện nâng cấp các phần mềm ứng dụng hướng tới có thể hoạt động được trên nền tảng hạ tầng mới, thiết bị di động thông minh. 

2. Chuyển đổi số tạo ra bước tiến lớn cho ngành điện

So với trước đây, mọi thủ tục mua bán điện đều thực hiện trên giấy tờ. Gây ra nhiều bất tiện như khó lưu trữ, bảo quản hay thậm chí gây sự nhầm lẫn cho khách hàng. Hiện nay, tập đoàn điện lực Việt Nam đã áp dụng chuyển đổi số trong ngành điện và tạo ra nhiều chuyển biến lớn.

Chuyển đổi số trong ngành điện
Chuyển từ sử dụng các loại văn bản bằng giấy sang văn bản điện tử

Ông Vũ Trung Hiếu – Giám đốc Điện lực Lâm Thao chia sẻ: “Triển khai số hoá mua bán điện không những giúp ngành Điện nâng cao hiệu quả trong lưu trữ, đơn giản hóa thủ tục hành chính quản lý. Bên cạnh đó còn giúp khách hàng dễ dàng cập nhật, tra cứu thông tin. Qua đó, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong thời đại công nghệ số của ngành Điện”. Tính đến nay, Điện lực Lâm Thao đã thực hiện số hóa hợp đồng mua bán điện cho 16.213/17.071 khách hàng, đạt tỷ lệ 94,9% tổng số khách hàng trên địa bàn. 

(Nguồn tham khảo: https://phutho.gov.vn/vi/nganh-dien-no-luc-chuyen-doi-so).

Các công tác quản lý các dịch vụ khách hàng đều được thực hiện thông qua mạng Internet. Hình thành các văn phòng điện tử nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, xử lý hồ sơ công việc, điều hành, trao đổi thông tin,…thay thế các phương thức quản lý truyền thống. Ngoài ra việc áp dụng các phần mềm quản lý chuyển đổi số trong ngành điện như CMIS trong quản lý kinh doanh, khách hàng, IMIS quản lý đầu tư, FMIS/ERP trong quản lý tài chính vật tư, HRMS trong quản lý nguồn nhân lực đã góp phần tăng hiệu quả điều hành, nâng cao năng suất và tối ưu hoá chi phí trong sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, với phần mềm hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS đã góp phần quản lý lý lịch thiết bị. Hỗ trợ người sử dụng truy xuất các thông số đo đếm, vận hành, thông tin sự cố, sửa chữa, bảo dưỡng,… 

3. Mục tiêu chuyển đổi số trong ngành điện

Tập đoàn điện lực Việt Nam hướng đến mục tiêu chuyển số hoá trong ngành điện trong những năm tiếp theo là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hầu hết các hoạt động của Tập đoàn. Đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng cho khách hàng. Ứng dụng tối đa công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất và kinh doanh kèm theo đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp. Phấn đấu đến hết năm 2022 EVN chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số và trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Chuyển đổi số trong ngành điện
Phấn đấu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025

Trong công tác quản trị kinh doanh, chuyển từ sử dụng các loại văn bản bằng giấy sang văn bản điện tử được lưu giữ trong hệ thống mạng nội bộ. Thông tin từ hệ thống không chỉ được lưu thông trong EVN mà các bộ ngành liên quan có thể truy cập, theo dõi nên mọi chỉ đạo được triển khai rất nhanh chóng. Các hoạt động mua sắm trang thiết bị đều phải được truy nhập trên hệ thống chung và được báo cáo tới lãnh đạo tập đoàn,…

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tiến tới ứng dụng công nghệ trong thiết kế, khảo sát, áp dụng chữ ký số trong công tác quản lý dự án điện tử.

Chuyển đổi số trong ngành điện áp dụng với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 100% thiết bị chính và hồ sơ của các nhà máy điện và lưới điện phải được cập nhật trong cơ sở dữ liệu. 100% trạm biến áp từ 110kV trở lên vận hành theo chế độ điều khiển từ xa, ứng dụng AI trong công tác vận hành, quản lý, khắc phục sự cố của các nhà máy điện. Ứng dụng sửa chữa không cắt điện (hotline), nâng cao năng suất lao động, độ tin cậy cung cấp điện. Đảm bảo sự công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Đối với khách hàng, sử dụng hệ thống phần mềm thu thập dữ liệu từ xa, quản lý công suất điện cung cấp trực tuyến. Toàn bộ quá trình cung cấp các dịch vụ điện lực được thực hiện theo phương thức số hoá. Kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống hóa đơn điện tử của tổng cục thuế, thanh toán hoá đơn tiền điện qua kết nối ngân hàng và các ứng dụng trên thiết bị di động.

4. Giải pháp chuyển đổi số nhanh chóng hiệu quả cho ngành điện

Nền tảng chuyển đổi số Doanh nghiệp Lạc Việt giúp bạn quản trị liên tục và toàn diện trong toàn tổ chức dù bạn là doanh nghiệp chỉ vài nhân viên hay lên đến hàng nghìn nhân viên.

  • Giúp nâng cao năng suất làm việc bằng những trải nghiệm tuyệt vời mà nhân viên của bạn có được. Với thiết kế tối ưu hóa từng hoạt động xử lý trong hệ thống của từng nhân viên theo từng vai trò người dùng.
  • Cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống mà nhân viên là trung tâm của mọi dịch vụ phần mềm cần phục vụ. Nơi mọi trải nghiệm nhân viên đều được được ghi nhận – lắng nghe – chia sẻ và lan tỏa.
  • Tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên trong hành trình làm việc tại doanh nghiệp. Từ đây chúng tôi giúp bạn tạo nên những đại sứ nhân viên để xây dựng nên thương hiệu doanh nghiệp cho bạn.

Với nhiều hệ thống giải pháp công nghệ hiện đại, CoDX sẽ giúp chuyển đổi số trong ngành điện nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ: