Chuyển đổi số ngành bán lẻ: Hướng đi nào hiệu quả trong năm 2023?

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu. Đặc biệt là ngành bán lẻ, chuyển đổi số chính là cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hãy cùng CoDX tìm hiểu rõ hơn về chuyển đổi số ngành bán lẻ trong bài viết sau đây.

1. Tổng quan về chuyển đổi số trong bán lẻ 

Bán lẻ là hoạt động mua sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ rồi bán lại cho người tiêu dùng. Trong thời đại 4.0, công nghệ số ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Chính vì vậy, chuyển đổi số trở thành hướng đi mới của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

1.1 Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ chính là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng, sang ưu tiên và tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu.

Hay nói cách khác, đây thực chất là việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ, bao gồm cách thức vận hành, quản lý, tiếp thị và bán hàng, từ hình thức bán hàng truyền thống sang môi trường ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đồng thời tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ
Chuyển đổi số là xu hướng mới của mọi ngành hiện nay, bao gồm cả bán lẻ

1.2 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ số trong ngành bán lẻ

Cho tới thời điểm này, các hoạt động chuyển đổi số trong ngành bán lẻ diễn ra khá sôi nổi và phổ biến. Điều này đã đóng góp thay đổi cả người tiêu dùng lẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ và sản phẩm bán lẻ với mục tiêu hướng tới sự cải tiến tiện lợi hơn.

Trên thế giới, việc chuyển đổi số ngành bán lẻ không chỉ dừng lại ở một hiện tượng. Ở khía cạnh này, những thương hiệu thủ lĩnh thị trường bán lẻ trên khắp thế giới đều đang nỗ lực thay đổi mình thành các doanh nghiệp số. Số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống giảm bớt, các cửa hàng số được tập trung phát triển. Các kênh bán hàng online phát triển vô cùng mạnh mẽ và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ. Điển hình như Alibaba, Amazon,…

Tại thị trường Việt Nam, những sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,… cũng đang càng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của người tiêu dùng. Thương mại điện tử bán lẻ đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ những năm tới. Các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam hiện nay đang áp dụng mô hình bán hàng đa kênh. Đây được xem như một chiến lược kinh doanh hiệu quả mà rất nhiều doanh theo đuổi.

1.3 Thách thức 

  • sự cạnh tranh

Thị trường bán lẻ tại nước ta hiện nay có sự cạnh tranh lớn giữa các đối thủ trong và ngoài nước. Ngoài những nhà cung cấp nội địa, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế cũng muốn đến đầu tư và khai thác tại “mảnh đất màu mỡ” thị trường bán lẻ Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp bán lẻ đều cần giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp để tạo ra được những giá trị riêng, độc đáo mang đến cho người tiêu dùng.

  • Thiếu liên kết trong khâu vận hành 

Các bên liên quan trong khâu vận hành của ngành bán lẻ như nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ,… phối hợp chưa trơn tru, thiếu chặt chẽ đã dẫn tới những thiếu sót trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây cũng chính là một thách thức lớn trong việc chuyển đổi số ngành bán lẻ tại nước ta hiện nay.

  • Thói quen mua và bán truyền thống còn tồn tại

Mặc dù mua sắm trực tuyến hiện nay đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nhưng thói quen mua và bán truyền thống còn tồn tại. Đặc biệt là với những người lớn tuổi hoặc tới từ vùng nông thôn, họ vẫn ưa thích trực tiếp mua hàng tại các cửa hàng vật lý hơn so với mua trên mạng. Bởi họ chưa đủ sự tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm được bán trên mạng.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ cũng vẫn còn nhiều thách thức

2. Tại sao ngành bán lẻ cần chuyển đổi số ngay?

Chuyển đổi số ngành bán lẻ đang trở thành xu hướng mới trong thời đại hiện nay. Vậy vì sao ngành bán lẻ nên thực hiện việc chuyển đổi số sớm? Cùng tìm hiểu lý do nhé!

2.1 Đại dịch covid

Đại dịch Covid-19 đã vô tình đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp bán lẻ. Trong giai đoạn dịch Covid-19, người dân phải hạn chế đi lại và tiếp xúc với người khác. Vậy nên mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua sắm chính. Ngược lại, các trung tâm mua sắm hay cửa hàng bán lẻ lại trở nên ảm đạm vô cùng. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần ứng dụng chuyển đổi số không chỉ để tồn tại, sống sót qua khủng hoảng mà còn có thể tạo nên sự bứt phá trong ngành. 

2.2 Công nghệ 4.0 làm thay đổi hành vi khách hàng

Với sự tân tiến của công nghệ, hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã bị xoay chuyển. Nhờ có mạng internet, thiết bị di động thông minh và ứng dụng mua sắm, người tiêu dùng có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm cũng như tiếp cận những sản phẩm mà họ cần ngay trong tức khắc. 

Theo một thống kê vào 2021, tại Việt Nam đã có khoảng 35 triệu người mua sắm trực tuyến cùng 48 triệu người sử dụng hình thức thanh toán mạng. Các chuyên gia dự đoán rằng, vào năm 2025, số lượng người mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự kiến có thể đạt đến con số 70 triệu. Chính vì vậy, việc chuyển đổi số ngành bán lẻ trở nên rất cần thiết.

2.3 Tính cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ

Thị trường kinh doanh bán lẻ là một “sân chơi béo bở” cho các doanh nghiệp tranh giành lợi nhuận và thị phần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh trong ngành này rất khốc liệt khiến các doanh nghiệp áp lực nặng nề. Chính vì vậy, khi tiến bước vào kỷ nguyên công nghệ số, các doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh chuyển đổi số như một công cụ để xử lý khối công việc khổng lồ cũng như bắt kịp thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tại sao ngành bán lẻ cần chuyển đổi số ngay
Có thể ví thị trường bán lẻ là một “miếng nồi ngon” ai cũng muốn được chia phần

3. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số trong bán lẻ

Việc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ mang lại cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Cụ thể:

3.1 Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số ngành bán lẻ mang mục tiêu đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi mua sắm. Theo nghiên cứu, có tới 73% khách hàng chỉ ra rằng, trải nghiệm chính là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Đặc biệt, họ sẵn sàng chi trả thêm để được hưởng một chất lượng trải nghiệm tốt hơn. 

Một trong những cách tăng cường trải nghiệm cho khách hàng là sử dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng. Đặc biệt, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ có thể diễn ra ngay cả khi khách hàng đến trực tiếp cửa hàng. Tại cửa hàng, nhân viên bán hàng có thể sử dụng thiết bị điện tử thông minh như máy tính bảng để tư vấn bán hàng, cung cấp cho khách những thông tin rõ ràng nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình.

3.2 Tăng cường sức mạnh cạnh tranh phân chia lại thị phần

Các doanh nghiệp chuyển đổi số có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh để phân chia lại thị phần ngành bán lẻ. Một doanh nghiệp chuyển đổi số bán lẻ có thể kết nối hoặc tích hợp các nguồn lực để loại bỏ các rào cản ngăn cản giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số. Họ có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng kỹ thuật số. Đồng thời giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh truyền thống. Bên cạnh đó, mức độ hiện diện của thương hiệu cũng sẽ cj tăng lên cao hơn rất nhiều.

3.3 Tạo ra một quy trình cung cấp sản phẩm liền mạch

Chuyển đổi số ngành bán lẻ giúp tạo ra một quy trình cung cấp sản phẩm liền mạch. Khi ứng dụng giải pháp chuyển đổi số, các bộ phận, phòng ban khác nhau của doanh nghiệp sẽ được kết nối lại với nhau. Từ đó quy trình làm việc sẽ trở nên liền mạch, thống nhất, nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc.

3.4 Quản trị nhân sự và các hoạt động kinh doanh hiệu quả

Khi ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ triển khai các hệ thống, phần mềm quản lý nhân sự. Từ đó, nhân viên trong các phòng, ban của công ty có thể cập nhật, báo cáo về tình hình công việc, bán hành mỗi ngày cho các cấp quản lý một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Như vậy, các cấp quản lý của doanh nghiệp có thể chủ động theo dõi được các dữ liệu, thông số bán hàng một cách chính xác và minh bạch nhất thông qua hệ thống quản lý. 

Chuyển đổi số ngành bán lẻ mang đến nhiều lợi ích
Chuyển đổi số trong bán lẻ sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích

4. Hướng đi nào cho chuyển đổi số ngành bán lẻ?

Sau đây là một số hướng đi của việc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Cùng tham khảo nhé!

4.1 Áp dụng các nền tảng công nghệ

Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Tự động hóa các quy trình kinh doanh, hỗ trợ theo dõi và tổng hợp những số liệu chính xác về các vấn đề như hoạt động cung và cầu trong một khu vực cụ thể, quản lý bán lẻ, quản lý tồn kho,…
  • Hỗ trợ phân tích các dữ liệu bề mặt một cách nhanh chóng, từ đó xác định được những cơ hội bán hàng tiềm năng.
  • Giúp dự đoán và dự báo về kết quả giao dịch, cơ hội bán chéo sản phẩm, cơ hội bán thêm sản phẩm cao cấp hay tăng giá hàng hóa thích hợp,…

Công nghệ IoT

Công nghệ vạn vật (Internet of Thing – IoT) là một hệ thống các thiết bị tính toán, kỹ thuật số, máy móc cơ khí và con người có liên quan với nhau. Hệ thống sẽ truyền dữ liệu thông qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác trực tiếp giữa con người và máy tính. Những lợi ích mà IoT mang lại khi chuyển đối số ngành bán lẻ có thể kể đến như:

  • Nhận diện khuôn mặt của khách hàng ngay khi họ bước vào cửa hàng, giúp trải nghiệm của khách hàng được tốt hơn.
  • Xây dựng giỏ mua sắm, hướng dẫn khách hàng tìm kiếm và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. 
  • Thẻ giá/thẻ thông tin điện tử giúp doanh nghiệp cập nhật mọi thông tin như tình trạng, giá cả,… liên quan đến sản phẩm bằng Internet, giúp quản lý hàng hóa hiệu quả hơn.

Ứng dụng thương mại điện tử

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị điện thoại thông minh nhằm tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như Shopee, Tiki, Lazada,… Thông qua các ứng dụng này, người tiêu dùng có thể tiếp cận được các sản phẩm nhanh chóng và thuận tiện mà không cần đến trực tiếp cửa hàng. Đồng thời, các thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi cũng sẽ tự động thông báo đến thiết bị của khách hàng. Đây có thể xem như là một lời nhắc nhở mua sắm cực kỳ hiệu quả.

Ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến

Bên cạnh ứng dụng mua sắm trực tuyến, các ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến như Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, Alipay,… cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Qua các ứng dụng này, khách hàng không cần phải luôn mang theo tiền mặt bên mình mà vẫn có thể thanh toán nhanh chóng và dễ dàng bất cứ lúc nào. Như vậy có thể thấy, các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đang trở thành công cụ không thể thiếu trong việc chuyển đổi số ngành bán lẻ.

4.2 Áp dụng phần mềm quản trị doanh doanh nghiệp

Quản trị quan hệ khách hàng

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM là một công cụ giúp doanh nghiệp quản lý các tương tác của doanh nghiệp với khách hàng. Từ đó giúp cải thiện mối quan hệ kinh doanh, kết nối toàn diện với khách hàng và giữ chân được khách hàng cũng như tăng hiệu suất làm việc, thúc đẩy doanh số.

Quản trị tài chính

Việc sử dụng phần mềm quản trị tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát được dòng tiền một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Phần mềm này có thể theo dõi dữ liệu tài chính, quản lý nguồn vốn, quản lý tiền mặt và sự lưu động của dòng tiền,… Từ đó không chỉ đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn đinh lâu dài.

Ứng dụng văn phòng số quản lý hiệu suất công việc

Ứng dụng văn phòng số là một giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số ngành bán lẻ một cách tối ưu. Phần mềm Eoffice cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ các chức năng như quản lý, trao đổi và giải quyết công việc,… thông qua internet. Phần mềm này sẽ cung cấp môi trường làm việc chuyên nghiệp cho người sử dụng.

Ứng dụng giải pháp cho chuyển đổi số
CoDX là giải pháp giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số ngành bán lẻ một cách tối ưu. Trong đó không thể không kể đến CoDX – Hệ thống Quản lý Doanh nghiệp toàn diện nhất hiện nay. CoDX bao gồm cả quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị khách hàng, quản trị sản xuất và văn phòng điện tử. Hành trình chuyển đổi số của bạn sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều với sự góp sức tuyệt vời của CoDX. Xem thêm các kiến thức quản trị khác tại CoDX Business Wiki.

>> Có thể bạn quan tâm