Chuyển đổi số ngành thuế – tài chính: Kế hoạch đến 2025 & định hướng 2030

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính mà cụ thể là chuyển đổi số ngành thuế là một trong những bước tiến quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Việc làm này không những giúp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Mà còn đảm bảo sự minh bạch trong công tác quản lý. 

Cùng CoDX tìm hiểu về những khó khăn cũng như giải pháp mà ngành thuế cần thực hiện trong quá trình chuyển đổi số qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Ngành thuế tài chính tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số

Tại Hội thảo – Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước (Vietnam Digital Finance) năm 2022 diễn ra ngày 17/11/2022, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính, ông Nguyễn Đại Trí cho biết: “Với vai trò chủ chốt, là huyết mạch của nền kinh tế, chuyển đổi số ngành thuế – tài chính sẽ là một trong những yếu tố chủ đạo, giữ vai trò then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác. Với sự phát triển của công nghệ, đòi hỏi ngành tài chính phải tạo ra hệ sinh thái số tài chính hiện đại và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Ngày 27/7/2022, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC về việc phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số của bộ đến hết năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chuyển đổi số ngành thuế
Những kết quả ngành Tài chính đã đạt được trong chuyển đổi số

Thực tiễn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, giải pháp chuyển đổi số đã và đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, điển hình phải kể đến chuyển đổi số ngành thuế. Điểm đặc trưng của chuyển đổi số hiện nay là phần lớn đều sử dụng dữ liệu, các quyết định được đưa ra cũng dựa trên việc phân tích dữ liệu.

Điểm thấy rõ nhất là trên các nền tảng mạng xã hội, tiêu biểu như Facebook ra mắt vào năm 2007, đến nay là một trong các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới hay Tiktok chỉ trong vòng 2 năm đã trở thành cơn sốt toàn cầu, trở thành nền tảng chia sẻ video lớn thứ 2 thế giới. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, ứng dụng Grab xuất hiện từ năm 2012 đã thay đổi hoàn toàn phương thức hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách. Đối với lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, các sàn thương mại như Lazada, Shopee, Tiki,…xuất hiện và nhanh chóng chiếm lấy thị phần của ngành bán lẻ. Các sàn thương mại điện tử đã làm phần thay đổi cách thức, phương thức bán hàng và mua sắm của người tiêu dùng.

Ngoài ra, các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, xây dựng…cũng đã dần áp dụng các công nghệ mới, các sản phẩm của cuộc Cách mạng 4.0 để thay đổi phù hợp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc áp dụng chuyển đổi số cũng gặp không ít khó khăn nhất định. Vậy đâu là những khó khăn mà chuyển đổi số ngành thuế đang phải đối mặt?

2. Chuyển đổi số ngành thuế, tài chính đối mặt với thách thức gì?

Từ bối cảnh và thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác chuyển đổi hoạt động quản lý truyền thống sang số hoá đối với cơ quan nhà nước. Vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định, chính sách của Bộ Chính trị, Chính phủ về công tác chuyển đổi số. Vừa đáp ứng tốt cho các hoạt động, dịch vụ tài chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số ngành thuế tài chính
Những khó khăn trong việc chuyển đổi số ngành thuế, tài chính

Tuy nhiên công tác triển khai chuyển đổi số ngành thuế còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

  • Do việc số hoá chưa được đồng bộ triệt để, còn nhiều quy định, cơ chế, chính sách vướng mắc chưa thể tháo gỡ, thống nhất. Gây khó khăn cho công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Tài chính.
  • Việc chuyển đổi số ngành tài chính chưa có sự thống nhất. Do các nhiệm vụ nằm rời rạc tại nhiều văn bản, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số không nắm rõ được quy định tại những văn bản nào.
  • Công tác tổng hợp số liệu dễ gặp sai sót do chưa có sự thống nhất về số liệu giữa các báo cáo. Do thời điểm, đơn vị thực hiện mỗi báo cáo là khác nhau.

Các yếu tố trên là nguyên nhân lớn khiến ngành Tài chính mới chỉ chuyển đổi số một phần. Chưa toàn diện trên toàn bộ mọi lĩnh vực quản lý của mình. Một số lĩnh vực cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi số như thuế, kho bạc, hải quan,… nhưng một số lĩnh vực đến thời điểm hiện tại còn khá chậm như đầu tư công, tài chính ngân hàng, hành chính sự nghiệp,…Tìm hiểu một số giải pháp chuyển đổi số ngành thuế, tài chính cần thực hiện từ bây giờ.

3. Giải pháp chuyển đổi số ngành Thuế, tài chính cần thực hiện?

3.1 Thay đổi tư duy nhận thức

Thực hiện chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là dùng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Mà là thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lý nhà nước, quản trị xã hội, doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức và người dân. Do đó sự quan tâm của Chính phủ, người dân sẽ là động lực cải cách bộ máy hành chính.

3.2 Chuyển đổi số ngành thuế theo lộ trình kế hoạch của bộ Tài Chính

Quyết định số 1484/QĐ-BTC đã thể hiện rõ quan điểm của Bộ Tài chính trong triển khai chuyển đổi số ngành thuế, phù hợp với quan điểm chung của Chính phủ, trong đó nêu rõ các quan điểm:

  • Thứ nhất: Tập trung hướng đến nền tài chính số, hoạt động an toàn trên môi trường số. Có mô hình hoạt động riêng được thiết kế và vận hành dựa theo công nghệ số.
  • Thứ hai: Chuyển đổi số ngành thuế, tài chính một cách tổng thể. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Bộ Tài chính điện tử và hình thành Bộ Tài chính số vào năm 2025.
  • Thứ ba: Định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác tiếp cận, tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của Bộ Tài chính. Tương tác với các cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Thứ tư: Phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt với các cấp hành chính để có thể sử dụng tại mọi nơi. Các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ quy mô quốc gia phải có tính liên kết, được làm trước, làm tốt, làm tập trung.
chuyển đổi số ngành thuế
Lộ trình chuyển đổi số ngành Thuế, tài chính cần thực hiện

3.3 Chú trọng áp dụng công nghệ 4.0

Bộ Tài chính chỉ rõ nhiều nhiệm vụ tập trung phát triển trên 04 mặt cốt lõi gồm phát triển hạ tầng, phát triển các ứng dụng dịch vụ số, phát triển các cơ sở dữ liệu, phát triển các nền tảng, hệ thống, trong đó:

  • Về hạ tầng tiếp tục duy trì hệ thống kênh truyền hạ tầng truyền thông ngành Tài chính. Tập trung phát triển đám mây ngành Tài chính phục vụ cho việc cài đặt ứng dụng, lưu trữ cơ sở dữ liệu.
  • Về các nền tảng hệ thống tập trung phát triển các nền tảng quan trọng như nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính, nền tảng hóa đơn điện tử,…
  • Về cơ sở dữ liệu tập trung xây dựng CSDL tổng hợp về tài chính (CSDL quốc gia về Tài chính). Nhằm mục tiêu hình thành kho cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn bộ các lĩnh vực trong ngành Tài chính. Dữ liệu được chia sẻ kết nối dùng chung giữa các đơn vị trong ngành và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Chuyển đối số ngành thuế cần tập trung phát triển ứng dụng dịch vụ theo 03 nhóm chính gồm: Các ứng dụng dịch vụ chuyên ngành cốt lõi, các ứng dụng dịch vụ phục vụ hoạt động điều hành nội bộ, các ứng dụng dịch vụ phục vụ người dân doanh nghiệp.

3.4 Cắt giảm các thủ tục hành chính

Với khối lượng các văn bản và thủ tục rất nhiều trong phương thức quản lý truyền thống. Nên khi chuyển sang số hoá, cần cắt giảm, loại bỏ các thủ tục không cần thiết, gây xung đột lẫn nhau giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

3.5 Đảm bảo an toàn thông tin

Về an toàn bảo mật, triển khai đầy đủ các giải pháp an toàn thông tin. Thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin, triển khai các khóa huấn luyện ứng cứu sự cố an toàn thông tin để đảm bảo dữ liệu ngành Tài chính được bảo mật, không bị lộ lọt ra bên ngoài.

3.6 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

Con người là chủ thể của công tác quản lý, do vậy trong quá trình chuyển đổi số, cần đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là về nhân lực công nghệ thông tin.

Bức tranh tổng quan chuyển đổi số ngành thuế, tài chính đã được CoDX phát họa chi tiết trong bài viết. Hy vọng những thông tin này giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thuế, tài chính nắm bắt nhanh các cơ hội, nhìn thấy được tầm quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số. Từ đó, trở thành doanh nghiệp tiên phong, đón đầu xu hướng để phát triển vượt bật trong tương lai.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: