Ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với đề án này, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia số, trong đó chuyển đổi số giữ vai trò quan trọng. Trong suốt quá trình thực hiện các chỉ tiêu đề án, chuyển đổi số ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Vậy cụ thể, Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua chuyển đổi số và định hướng của Chính phủ là gì? theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin.
Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng chủ đề:
1. Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua chuyển đổi số?
1.1 Bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số
Thực hiện theo các chính sách, quyết định của Chính phủ, cũng như gia nhập vào các xu hướng chuyển đổi số của toàn cầu, chuyển đổi số đã và đang len lỏi vào mọi hoạt động vận hành kinh tế, xã hội. Người dân, doanh nghiệp,… bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào mọi mặt của cuộc sống.
Theo kết quả khảo sát do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 với hơn 400 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức vào ứng dụng số vào các khâu trong hoạt động vận hành. Cụ thể, các hoạt động được ứng dụng số phổ biến bao gồm các khâu quản trị nội bộ, mua hàng, logistic, bán hàng, tiếp thị, quản trị nội bộ,….
Cũng theo khảo sát, chỉ trong một thời gian ngắn tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào hoạt động vận hành tăng mạnh. Nhất là trong các họa động quản lý vận hành, thanh toán điện tử, tiếp thị số,… Hình thức vận hành công việc cũng trở nên linh hoạt, áp dụng công cụ quản lý nhân sự từ xa, hội họp trực tuyến, phê duyệt online,…
1.2 Điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động của doanh nghiệp Việt, với hơn 60% doanh nghiệp sử dụng trong lĩnh vực quản trị nội bộ. Gần 30% doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống họp trực tuyến, các phần mềm quản lý công việc, quy trình trước khi có đại dịch COVID-19.
Công nghệ điện toán đám mây là xu hướng công nghệ lớn nhất của thập kỷ qua. Công nghệ này đã làm thay đổi cách thức kinh doanh của hầu hết các ngành đặc biệt là bán lẻ trực tuyến.
1.3 Các doanh nghiệp quy mô lớn chuyển đổi nhanh cũng như tin tưởng hơn đối với chuyển đổi số
Trong cuộc đua chuyển đổi số, các doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều lợi thế chuyển đổi nhanh và tin tưởng vào những giá trị mà chuyển đối số mang lại. Theo khảo sát của VCCI, có tới 98% doanh nghiệp kỳ vọng vào sự thay đổi trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh khi chuyển đổi số. Trong đó, 71% doanh nghiệp tin rằng chuyển đổi số giúp giảm chi phí, 61,4% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp hạn chế giấy tờ, giúp gia tăng hiệu suất hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm (45,3%).
Những tín hiệu lạc quan này phần lớn xuất phát từ những doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cân nhắc lựa chọn giải pháp chuyển đổi số tiết kiệm, hiệu quả.
1.4 Ứng dụng IoT trong lĩnh vực Ngân hàng
Chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra rộng khắp mọi lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nghiên cứu, triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu. Đặc biệt, ứng dụng IoT với các hoạt động giao dịch của khách hàng như truy cập dịch vụ ngân hàng, kết nối với hệ sinh thái số trên các thiết bị thông minh. Có thể kể đến các dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-zone của BIDV,…
Ở nhóm ngân hàng “big 4”, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngân hàng ra mắt ngân hàng số với dịch vụ nổi bật, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các tính năng hiện đại được tích hợp trên ứng dụng số của ngân hàng, triển khai lắp đặt hệ thống ATM đa chức năng, ngân hàng tự động, giao dịch rút tiền không cần thẻ,…
1.5 Dịch vụ gọi xe công nghệ có mô hình hoạt động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ
Sự phát triển của các dịch vụ gọi xe công nghệ nước ngoài tạo đòn bẩy cho nhiều doanh nghiệp Việt. Có thể kể đến các hãng gọi xe công nghệ trong nước có nhiều hoạt động nổi bật như Xanh SM, Be, FastGo,… Đây đều là những doanh nghiệp áp dụng nền tảng công nghệ để triển khai sản phẩm, dịch vụ, phục vụ nhu cầu của người dân.
Tích hợp với các ứng dụng gọi xe, các doanh nghiệp này còn triển khai nhiều dịch vụ khác như giao hàng, giao đồ ăn, mua sắm,… cũng dựa trên các nền tảng công nghệ. Tạo nên một hệ sinh thái số đa dạng, thúc đẩy kinh tế số trong nước phát triển.
2. Định hướng chuyển đổi số ở Việt Nam của chính phủ
2.1 Kinh tế số là định hướng chiến lược
Một trong những mục tiêu chính của chuyển đổi số ở Việt Nam đó chính là phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, kinh tế số luôn là định hướng chiến lược luôn được đặt lên hàng đầu.
Kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam á (theo Google). Theo thống kê của Bộ TT&TT, kinh tế số chiếm khoảng 14.26% GDP.
Phát triển khả năng khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh được cho là hai trụ cột chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số. Dữ liệu số là nguồn tài nguyên vô tận được hình thành từ tư duy, trí tuệ của con người.
Song hành với các hoạt động chuyển đổi số, Chính phủ Việt Nam cũng đề cao hoạt động chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường. Thực hiện các mục tiêu giảm tải khí thải nhà kính, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên gắn liền với các hoạt động kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh…
2.2 Chính phủ dẫn dắt bằng tư duy của doanh nghiệp
Chuyển đổi số ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu, Chính phủ tạo điều kiện, dẫn dắt bằng tư duy của doanh nghiệp. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ công, Chính phủ tạo môi trường pháp lý thuận lợi, góp phần định hướng, dẫn dắt cuộc cách mạng chuyển đổi số đúng hướng, cùng phát triển kinh tế số, xã hội số. Trải qua nhiều hoạt động trong công tác chuyển đổi số, Chính phủ điện tử Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, chỉ số dịch vụ trực tuyến xếp thứ 73/193 nước.
2.3 Chuyển đổi số hướng đến thị trường toàn cầu
Chuyển đổi số không phải là một xu hướng cục bộ, chỉ diễn ra trong nước hay khu vực, đây là xu hướng chung của toàn cầu. Vì vậy, các ứng dụng, phần mềm, nền tảng trong quá trình chuyển đổi số cần loại bỏ các giới hạn, hướng đến thị trường toàn cầu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu chuyển đổi số, hướng đến thị trường toàn cầu giúp hình thành các mô hình quản trị hiện đại, tiếp cận các công nghệ phát triển của nhân loại. Các hoạt động số hóa đảm bảo yêu cầu an toàn, an ninh thông tin, bảo mật dữ liệu cá nhân, an ninh quốc gia, tiêu chuẩn công nghệ,… Đặt ra các yêu cầu doanh nghiệp cần hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia xây dựng môi trường, quy định pháp lý chặt chẽ trong quá trình hợp tác chia sẻ chuyển đổi số.
2.4 Hình thành chuẩn mực về đạo đức số, văn hóa số
Xã hội số là khía cạnh đang phát triển mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Điều này đặt ra các yêu cầu hình thành chuẩn mực về đạo đức số, văn hóa số. Đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà khoa học cần có đánh giá, dự báo đầy đủ các tác động của sản phẩm công nghệ, ứng dụng trước khi đưa vào vận hành trong xã hội.
Trên thực tế, các chủ trương, chiến lược về chuyển đối số tại Việt Nam đã và đang nhận thức đúng về khâu thể chế hóa, tạo lập môi trường pháp lý, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục sửa đổi, tháo gỡ vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số.
2.5 Nâng cao vị thế qua các sản phẩm chuyển đổi số Make in Vietnam
Sự đồng hành của Chính phủ thể hiện sự quyết tâm công trong các chính sách, quyết định và cũng là khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp để phát triển chính phủ số. Tạo nền tảng cho chuyển đổi số ở Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng cao vị thế sản phẩm chuyển đổi số Make in Vietnam.
Bên cạnh đó, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với lực lượng đi đầu là các doanh nghiệp chuyển đổi số, sự cố gắng, đồng hành của bộ, ban ngành, địa phương và nhân dân, cùng sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số.
3. Lạc Việt đồng hành cùng chuyển đổi số ở Việt Nam
Không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số, với tư cách là doanh nghiệp có thâm niên trong lĩnh vực công nghệ, Lạc Việt sẵn sàng đồng hành với mọi hoạt động chuyển đổi số trong nước. Sở hữu nền tảng chuyển đổi số toàn diện, cung cấp thiết bị CNTT – Bảo hành, sửa chữa – Tư vấn, thi công hạ tầng – Giải pháp phần mềm Quản trị, may đo cho mọi lĩnh vực, Lạc Việt tiên phong trong các hoạt động chuyển đổi số hiện nay.
Hành trình chuyển đổi số ở Việt Nam đã và đang có nhiều điểm sáng, bằng chứng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có nhiều tín hiệu đáng mừng. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân, tình hình phát triển doanh nghiệp càng được nâng cao. Với những kết quả, lợi ích của chuyển đổi số quốc gia đối với nền kinh tế cho thấy đây là công cụ để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh