Trong khuôn khổ chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, báo cáo kết quả chuyển đổi số quốc gia 2023 đã điểm qua nhiều thành tựu đáng chú ý. Cũng trong báo cáo chuyển đổi số 2023 này, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra các mục tiêu phương hướng chuyển đổi số năm 2024.
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. 8 Kết quả nổi bật trong báo cáo chuyển đổi số 2023
Tại Phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã nêu ra những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số quốc gia năm 2023. Theo báo cáo, trong năm 2023 Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đặt 126 nhiệm vụ, trong đó 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt 81% theo kế hoạch.
Có 8 kết quả nổi bật trong báo cáo chuyển đổi số 2023 được công bố, cụ thể:
- Việt Nam đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo, tăng 2 bậc so với năm 2022. Tiếp tục duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Về chỉ số Bưu chính, trong năm 2023 Việt Nam đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với 2021.
- Chỉ số chuyển đổi số quốc gia năm 2023 đạt 0.75 tăng 56% so với năm 2020 là 0.48.
- Theo báo cáo của Google tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam thuộc mức nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp và cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
- Năm 2023 được Bộ TT&TT lựa chọn là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài. Với con số 1,500 doanh nghiệp công nghệ Việt có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh thu tại các khu công công nghệ thông tin tập trung vào khoảng 15 triệu USD/1ha/1n năm, gấp 15 lần so với các khu công nghiệp khác.
- Việt Nam lọt top 10 nước dẫn đầu về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên nền tảng smartphone trong 2 năm liên tiếp. Tăng 46% số lượng người dùng trên các nền tảng số.
- Đến hết năm 2023 các bộ ban, ngành đã cắt giảm, gần 2,500 quy trình kinh doanh, đơn giản hóa 528 thủ tục hành chính.
- Việt Nam đã đạt được thành tích tại các cuộc thi quốc tế về an toàn thông tin năm 2023 ở cả cấp độ chuyên gia và cấp độ trẻ.
2. Toàn cảnh báo cáo kết quả chuyển đổi số 2023
2.1 Thể chế số
Trong năm 2023, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo lập hệ thống hành lang pháp lý tạo tiền đề cho sự phát triển trên không gian số. Từ những nỗ lực, quyết tâm trong công tác thực hiện, các vấn đề phát sinh trong chuyển đổi thể chế số được giải quyết, thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam.
Từ năm 2020 cho đến này có 2 Luật Quốc hội, 14 Nghị định của Chính phủ, 2 Công điện, 2 Chỉ thị, 7 Nghị quyết, 25 Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, phó thủ tướng Chính phủ được ban hành. Điểm đáng chú ý, trong 2023 Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và Luật viễn thông (sửa đổi).
2.2 Hạ tầng số
Hạ tầng số là một trong những nền tảng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Trong năm 2023, mạng truyền số liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính được tiếp tục phát triển, với đường truyền ổn định, an toàn. Mạng đã kết nối 100% huyện, 100% xã trên toàn quốc.
71,43% số bộ, ngành, địa phương đã triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo công nghệ điện toán đám mây. 9 doanh nghiệp Việt cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và có 43 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc.
Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 104,08 Mbps. Kết quả này giúp Việt Nam đứng thứ 41 thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực về tốc độ truy cập mạng.
Tốc độ truy cập mạng băng rộng tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 44,92 Mbps. Tốc độ mạng của Việt Nam tăng từ 15 – 30% trong năm 2023. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ trên không gian số một cách nhanh chóng.
2.3 Nhân lực số
Tính đến năm 2023, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có khoảng 168 trường đại học và 520 trường nghề có đào tạo về CNTT, truyền thông. Hàng năm, tổng số sinh viên học các ngành liên quan đến CNTT tốt nghiệp là 84 nghìn.
Bộ TT&TT đã tổ chức thành công 60 khóa học chuyển đổi số trên nền tảng MOOCS, thu hút 305 nghìn người tham gia từ cán bộ, công chức, đến người lao động. Trong đó, có 20 khóa dành cho người dân, 2 khóa cho Tổ công nghệ số cộng, tập huấn cho hơn 140 nghìn cán bộ, công chức, viên chức, lao động. Đến tháng 11/2023, 63 tỉnh thành đã thành lập 80,7 nghìn Tổ công nghệ số cộng đồng, nhằm hướng dẫn người dân về sử dụng công nghệ thông tin và mua sắm, thanh toán trực tuyến, bảo vệ bản thân trên mạng, sử dụng các nền tảng số đặc thù của địa phương.
2.4 Nền tảng số
Chương trình phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia gồm 38 nền tảng được Bộ TT&TT ban hành được triển khai rộng khắp. Đến nay có 8 nền tảng số quốc gia với tổng lượng người dùng thường xuyên khoảng 150 triệu người dùng/ tháng.
Bộ TT&TT cũng đã xây dựng các hướng dẫn cụ thể để triển khai, nhấn mạnh vai trò nhiệm vụ các các cơ quan, ban ngành liên quan. Trong đó, bộ, ngành, có vai trò chủ trì phát triển hoặc đặt hàng triển khai nền tảng số, doanh nghiệp chủ động phát triển hoặc phát triển theo đặt hàng của bộ, ngành, địa phương. 10 nhóm nền tảng số được Bộ TT&TT xác định để tập trung thúc đẩy gồm 5 ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm gồm: Công nghệ chế biến, chế tạo; Du lịch; Nông nghiệp; Logistic; Dệt may.
2.5 An toàn, an ninh mạng
Theo báo cáo chuyển đổi số 2023, tính đến tháng 11 các bộ, ngành, địa phương có tổng số hệ thống thông tin trên cả nước là gần 3,2 nghìn hệ thống, tăng 10,2% so với năm 2022.
Đến hết 11/2023, có 3,8 nghìn website cơ quan nhà nước được chứng nhận an toàn thông tin, gồm hơn 500 của các bộ, ngành và hơn 3,2 nghìn của 59 tỉnh/thành. Tỷ lệ cơ quan nhà nước được gán nhãn tín nhiệm đạt 86%, với bộ, ngành 70% và tỉnh/thành 93,7%.
Năm 2023, Bộ TT&TT cảnh báo và xử lý hơn 12,8 nghìn cuộc tấn công mạng, tăng 5,3% so với 2022, bao gồm 11,5 nghìn cuộc Phishing, 500 cuộc Deface, và 800 cuộc Malware. Hơn 3,3 nghìn website lừa đảo bị ngăn chặn, bảo vệ 3,6 triệu người trên môi trường trực tuyến. Số địa chỉ IP trong mạng botnet của Việt Nam giảm 4,7%, còn 456,7 nghìn.
2.6 Chính phủ số
Tình hình triển khai các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia có những tiến triển đáng kể và đáp ứng nhu cầu quản lý thông tin. CSDL quốc gia về dân cư lưu trữ thông tin của gần 99 triệu người, đạt trên 99% dân số Việt Nam; CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp lưu trữ thông tin của hơn 1,6 triệu doanh nghiệp; CSDL quốc gia về bảo hiểm quản lý thông tin của hàng chục triệu hộ gia đình và người tham gia bảo hiểm. Đã xác thực thông tin nhân khẩu với tỷ lệ cao và đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư.
Các hoạt động trong khía cạnh dịch vụ công trực tuyến toàn trình; Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG); Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,… cũng đạt được nhiều điểm sáng trong năm 2023.
2.7 Kinh tế số
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng 20%, nhanh gấp 3 lần tăng GDP. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số SMEdx giúp 1,1 triệu doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số, tăng 55,6% so với 2022; 197 nghìn doanh nghiệp sử dụng nền tảng số, tăng 157%. Đến 12/2023, 5,5 tỷ hóa đơn điện tử được xử lý, trong đó 1,6 tỷ có mã.
2.8 Xã hội số
Với lĩnh vực xã hội số, theo báo cáo chuyển đổi số 2023, Việt Nam có khoảng 78 triệu người dùng internet, có 161,1 triệu thuê bao di động.Thời gian sử dụng internet trung bình là 6 giờ 13 phút/ngày.
Đến tháng 12/2023, bộ Công an đã cấp hoàn tất cấp 84,7 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip, kích hoạt 45.5 triệu tài khoản định danh. Ứng dụng VNeID tích hợp nhiều tính năng, tiện ích hữu ích bao gồm sổ sức khỏe điện tử, ví điện tử, giấy phép lái xe, thông tin thuế, BHXH,…
3. Mục tiêu và phương hướng thực hiện chuyển đổi số 2024
Qua báo cáo chuyển đổi số 2023, Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số đã thống nhất lựa chọn chủ đề của 2024 là năm “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số – Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”.
Với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:
- Nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến: Tập trung vào việc cải thiện và tối ưu hóa các dịch vụ công trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến, tập trung xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Nhanh chóng nâng cấp đường trục quốc gia sớm thương mại hóa sóng 5G.
- Phát triển tập trung vào phát triển nền tảng số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, ứng dụng công dân số VNeID, thanh toán số, hóa đơn điện tử, chữ ký số cá nhân.
- Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, khẩn trương khắc phục những lỗ hổng bảo mật, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đặc biệt là về dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng số.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhất là hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Về phương hướng thực hiện, dựa vào kết quả báo cáo chuyển đổi số 2023, các chuyên gia công nghệ và chuyển đổi số dự báo có 6 xu hướng trong năm 2024:
- Thay đổi nhận thức về vai trò của ứng dụng AI
- Triển khai và cải thiện và ứng dụng hiệu quả quản lý nền tảng đa đám mây
- Tăng tốc độ xử lý dữ liệu nhờ công nghệ điện toán biên
- Tăng cường bảo mật dữ liệu, an ninh mạng
- Chuyển đổi số chú trọng vào yếu tố môi trường, phát triển bền vững
- Tập trung khai thác các dữ liệu, giá trị sẵn có của tổ chức, doanh nghiệp.
Thông tin được tổng hợp và tóm tắt theo: http://caicachhanhchinh.gov.vn/tin-tuc/ket-qua-chuyen-doi-so-quoc-gia-nam-2023
4. Lạc Việt đồng hành cùng chính phủ và doanh nghiệp chuyển đổi số 2024
Với chủ đề chuyển đổi số 2024 phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi số. Chú trọng vào các bước thực thi giai đoạn đầu, tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi số bền vững.
Lạc Việt là nền tảng chuyển đổi số liên thông mọi nghiệp vụ trên một nền tảng duy nhất, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số đề ra. Lạc Việt cung cấp hệ thống hạ tầng số, thiết bị công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp hoàn thiện nền tảng số, tiến đến các hoạt động số hóa quy trình vận hành, văn hóa tổ chức, quản trị nhân sự.
Bên cạnh đó, các giải pháp nền tảng phần mềm quản trị từ Lạc Việt hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình hoạt động. Đặc biệt trong công tác lưu trữ và ứng dụng dữ liệu số vào vận hành. Doanh nghiệp làm chủ các dữ liệu tổ chức, từ dữ liệu tài chính, sản xuất, kinh doanh,… tiến đến phát triển chiến lược hoạt động, điều hành doanh nghiệp hiệu quả.
Thông qua báo cáo chuyển đổi số 2023, cho thấy bức tranh toàn cảnh về các hoạt động chuyển đổi số quốc gia. Hoạt động chuyển đổi số đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận từ cấp trung ương đến địa phương trên nhiều lĩnh vực. Cùng với những điểm sáng trong năm 2023, năm 2024 tiếp tục hành trình thực hiện các mục tiêu quốc gia trong hành trình chuyển đổi số.