Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu hướng thay đổi và phát triển doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Theo chương trình chuyển đổi số quốc gia được chính phủ ban hành, doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện số hóa và chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2025 đến 2030.

Vậy chuyển đổi số là gì? Quy trình thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp như thế nào hiệu quả? Cùng CoDX theo dõi chi tiết trong bài viết này.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Tổng quan về chuyển đổi số là gì?

1.1 Khái niệm chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình vận hành của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường doanh thu, năng lực cạnh tranh.

Các công nghệ chuyển đổi số quan trọng có thể kể đến như phần mềm quản trị, hệ thống hạ tầng thông tin, AI – trí tuệ nhân tạo, IoT – Internet of Thing, Cloud, … 

Theo đó, toàn bộ tài liệu giấy sẽ được số hóa và chuyển đổi thành dữ liệu số, được lưu trữ trên nền tảng đám mây. Thông qua các công nghệ số trên, doanh nghiệp sẽ vận hành hoàn toàn bằng các hệ thống số được kết nối với mạng internet.

Trọng tâm của chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo toàn diện, nâng cao khả năng thích ứng và chú trọng đến việc thu thập, xử lý dữ liệu cho việc ra quyết định ở mọi cấp độ dựa trên dữ liệu. Giúp doanh nghiệp, tổ chức trở nên thông minh, sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.2 Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số

Dưới đây là một số lợi ích của chuyển đổi số cụ thể và phổ biến nhất trong doanh nghiệp:

  • Lợi ích khi chuyển đổi số doanh nghiệp giúp thu thập dữ liệu nâng cao
  • Doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ giúp quản lý tài nguyên tốt hơn
  • Lợi ích của chuyển đổi số doanh nghiệp là khai thác chi tiết dữ liệu khách hàng
  • Tăng sự trải nghiệm cho khách hàng khi doanh nghiệp chuyển đổi số
  • Tăng lợi nhuận là lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
  • Chuyển đổi số cho doanh nghiệp mang lại lợi ích cải thiện năng suất
  • Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp chuyển đổi số
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn là lợi ích của chuyển đổi số
  • Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp
  • Lợi ích của chuyển đổi số nâng cao khả năng cạnh tranh
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Lợi ích khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số

2. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam và toàn cầu

2.1 Chuyển đổi số Doanh nghiệp Việt

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc chuyển đổi số, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo một khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, đa số những doanh nghiệp SME hiện nay đều gặp khó khăn trong vấn đề này. 

  • Có khoảng 60.1% doanh nghiệp gặp khó khăn về phí đầu tư và ứng dụng công nghệ số.
  • 52.5% khó khăn trong việc thay đổi cách thức vận hành kinh doanh cũng như thiếu nguồn nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số.
  • 38.5% doanh nghiệp khó khăn trong việc tích hợp giải pháp công nghệ số.
  • 45.5% thiếu cơ sở hạ tầng và hơn 40% thiếu thông tin về công nghệ số. 

Tương tự, kết quả khảo sát với 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp cũng cho thấy rõ điều này. 

Theo đó, hơn 85% doanh nghiệp thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số và 77% thiếu nguồn nhân lực chuyên môn….

Chính vì vậy, có thể thấy, việc chuyển đổi số doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp này chưa thể ứng dụng giải pháp số cho hệ thống phê duyệt nội bộ trực tuyến cũng như phần mềm quản lý văn bản. 

Đâu đó vẫn có những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát và thiếu đi những chiến lược dài hạn. 

2.2 Chuyển đổi số trên thế giới

Trong giai đoạn 2020-2021, các công ty trên thế giới dần thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt là sau dịch covid 19, chuyển đổi số đã trở thành một khái niệm quen thuộc và là xu hướng không thể thiếu trong lộ trình phát triển của doanh nghiệp.

Theo một cuộc khảo sát của Cisco & IDC vào năm 2020 trong “Sự trưởng thành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” trong 14 quốc gia /khu vực ở khu vực châu Á -pacific:

  • Khoảng 3 % các công ty tin rằng chuyển đổi số không quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh, thấp hơn nhiều so với 22 % trong năm 2019.
  • 62 % doanh nghiệp dự kiến ​​chuyển đổi số sẽ giúp họ cải thiện,  tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới hiệu quả hơn.
  • 56 % các công ty tin rằng chuyển đổi công nghệ số trong doanh nghiệp là yếu tố giúp các công ty tồn tại và phát triển.

Hiện tại, chuyển đổi số doanh nghiệp đã dần thay đổi ý thức của các nhà lãnh đạo thế giới. Họ dần nhận thấy hiệu quả của năng suất, sự tối ưu chi phí và thời gian hiệu quả  khi chuyển đổi số. 

Quan điểm chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn đã không còn, mà hiện nay cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thực hiện công tác chuyển đổi số toàn diện.

3. 5 Cấp độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ TT&TT (Bộ Thông Tin và Truyền Thông) sẽ đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp, kết hợp với đánh giá của chuyên gia tư vấn hoặc của Bộ TT&TT. Khi cần thiết, Bộ TT&TT cũng có thể tổ chức đánh giá trực tiếp doanh nghiệp.

Có 6 cấp độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần nắm rõ như sau:

Cấp độ 0 – Không có chuyển đổi số 

Tổ chức không có hoạt động hoặc có những hoạt động chuyển đổi số nhưng không đáng kể. Như vẫn đang sử dụng các cách vận hành truyền thống, lưu trữ tài liệu giấy, chưa áp dụng các phần mềm quản lý trong hoạt động vận hành công việc hoặc có nhưng chỉ nhỏ lẻ một vài hệ thống.

Cấp độ 1 – Bắt đầu

Doanh nghiệp đã bắt đầu một số hoạt động nhỏ trong quá trình chuyển đổi số như số hóa dữ liệu, ứng dụng phần mềm quản trị.

Cấp độ 2- Khởi động:

Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu triển khai các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp và bắt đầu mang lại lợi ích trong kinh doanh, trải nghiệm của khách hàng.

Cấp độ 3 – Hình thành 

Doanh nghiệp bắt đầu xây dựng các trụ cột, chiến lược thực hiện chuyển đổi số cho từng phòng ban, bộ phận. Dần tạo ra hiệu quả cho 3 khía cạnh: Vận hành – Trải nghiệm khách hàng – Doanh thu tiến đến xây dựng doanh nghiệp số.

Cấp độ 4 – Nâng cao

Ở cấp độ này, quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp được nâng cao hơn nữa. Nền tảng kỹ thuật số, công nghệ và dữ liệu giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, trải nghiệm của khách hàng. Ở cấp độ này, doanh nghiệp đã trở thành doanh nghiệp số với dữ liệu cùng nền tảng kỹ thuật số làm mô hình chính.

Cấp độ 5 – Dẫn dắt:

Quá trình chuyển đổi số sắp hoàn thành, doanh nghiệp đã thực sự trở thành doanh nghiệp số. Hầu hết các phương thức, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng và dữ liệu số. Các doanh nghiệp ở cấp độ này có khả năng dẫn dắt xây dựng nên hệ sinh thái kinh doanh số.

Các doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá sẽ được cấp chứng nhận chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể sử dụng chứng chỉ để quảng bá thương hiệu, đồng thời có thể đăng ký tham gia các chương trình, dự án chuyển đổi số quốc gia.

4. Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Quy trình các bước thực hiện chuyển đổi số

Bước 1: Xác định thực trạng và mục tiêu 

Doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng tài chính, nhân sự đến công nghệ và văn hóa doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá, doanh nghiệp sẽ hiểu được sự phù hợp và lợi thế khi thực hiện chuyển đổi số.

Đồng thời, nhận biết được các điểm hạn chế để xây dựng mục tiêu phù hợp với khả năng thực thi của nhân sự,  đảm bảo định hướng đúng đường lối, chiến lược tốt hơn cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Xây dựng chiến lược kế hoạch chuyển đổi số

Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi số nhanh chóng và dễ dàng, mang lại nhiều kết quả, cơ hội, lợi thế trong một thị trường cạnh tranh cao.

Lãnh đạo cần xác định những hoạt động nào cần hoàn thành, thời gian hoàn thành là bao lâu, kết quả mong đợi là gì? 

Kế hoạch càng chi tiết thì càng dễ thực hiện và hoàn thành công việc càng nhanh.

Bước 3: Thực hiện số hóa

Các phần mềm công nghệ mà bạn có thể lựa chọn để chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả bao gồm:

  • Phần mềm quản lý quy trình tự động : Nền tảng tự động hóa quy trình giúp tối ưu hoạt động vận hành doanh nghiệp. Các quy trình doanh nghiệp sẽ được chuẩn hóa, đưa lên phần mềm và thực hiện phối hợp trong bộ phận hoặc giữa các phòng ban.
  • Phê duyệt, trình ký số: Cho phép tạo và áp dụng chữ ký số để phê duyệt và ký số online các tài liệu điện tử. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ ký tự động theo một trình tự do doanh nghiệp quy định.
  • Phần mềm quản lý tài liệu, văn bản: Giải pháp toàn diện cho mọi cơ quan, doanh nghiệp giúp lưu trữ quản lý thống nhất văn bản, công văn đi đến, tài liệu số giúp truy xuất dữ liệu dễ dàng, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, hiệu quả công việc.

Bước 4: Đào tạo nguồn lực sử dụng công nghệ số

Con người cũng là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số vì toàn bộ nhân viên sẽ hỗ trợ thực hiện thành công quá trình này. Giai đoạn này, buộc các công ty phải có đội ngũ nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm toàn diện trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp cần có những khóa đào tạo cho nhân viên về kiến thức khi áp dụng công nghệ chuyển đổi số.

Bước 5: Đánh giá và cải tiến quy trình thực hiện

Sau khi hoàn thành 4 bước trên, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ quá trình và liệu kết quả thu được có đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra hay không? Nếu không, hãy đề ra các giải pháp khác để áp dụng vào quy trình chuyển đổi số 

Sau khi hoàn thành bước đánh giá cuối cùng, doanh nghiệp sẽ loại bỏ các yếu tố không đảm bảo đạt được đúng mục tiêu và xác định các hoạt động mà doanh nghiệp đang thực hiện tốt. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra một quy trình hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp có được cơ hội phát triển bền vững.

Cẩm nang chuyển đổi số cần biết:

5. Các chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp theo lĩnh vực ngành nghề

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp
16 Lĩnh vực ngành nghề chuyển đổi số

Lĩnh vực ngành nghề

Nội dung chiến lược chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong ngành điện

Ứng dụng các công nghệ số, giải pháp số nhằm nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống phát điện, truyền tải phân phối điện. 

Mục tiêu của chuyển đổi số trong ngành điện là tăng hiệu quả, đảm bảo độ tin cậy của lưới điện, giảm thời gian ngừng hoạt động, mất điện. Đồng thời thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch bền vững.

Chuyển đổi số ngành Y Tế

Áp dụng các công nghệ số để cải thiện quản lý, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế. 

Tối ưu quy trình làm việc, cải thiện sự tương tác giữa bệnh nhân,tăng hiệu quả của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chuyển đổi số ngành xây dựng

Hay còn gọi là “xây dựng số” là quá trình cải thiện hoạt động xây dựng và quản lý dự án bằng công nghệ. 

Mục tiêu là tăng hiệu quả, giảm lãng phí, tạo ra các dự án xây dựng bền vững cho khách hàng.

Chuyển đổi số ngành thư viện

Quản lý, bảo quản, truy cập và chia sẻ tài liệu thư viện thông qua các hệ thống công cụ điện tử. 

Mục tiêu là tăng cường sự thuận tiện, trong việc cung cấp tài liệu, dịch vụ thư viện cho cộng đồng.

Chuyển đổi số ngành thuế

Tối ưu hóa, tự động hóa quy trình thuế. Mục tiêu chính là tăng cường hiệu quả, tính minh bạch, tiết kiệm thời gian cho chính phủ và người nộp thuế.

Chuyển đổi số trong ngành tài chính

Tối ưu các hoạt động giao dịch tài chính, quản lý rủi ro.

Mục tiêu là tạo ra mô hình kinh doanh linh hoạt, cải thiện trải nghiệm khách hàng. 

Đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính, bảo mật thông tin.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Ứng dụng phần mềm để quản lý sản xuất, quản lý sản phẩm, tài sản nông nghiệp. 

Mục tiêu là tối ưu hóa hiệu quả nông nghiệp, tăng tính bền vững và giảm lãng phí tài nguyên.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng

Ứng dụng công nghệ để cải tiến hoạt động, dịch vụ ngân hàng.

Mục tiêu là tạo ra mô hình kinh doanh linh hoạt hơn, gia tăng trải nghiệm khách hàng, tuân thủ quy định tài chính và bảo mật thông tin.

Chuyển đổi số ngành Logistics

Tối ưu quy trình vận chuyển, kho bãi và quản lý chuỗi cung ứng. 

Mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí quản lý kho hàng, các dịch vụ vận tải hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số ngành giao thông vận tải

Cải thiện, tối ưu hóa hệ thống giao thông, quản lý giao thông và dịch vụ giao thông. 

Mục tiêu chung giảm ùn tắc giao thông, tăng sự an toàn, thuận tiện cho hành khách và hàng hóa.

Chuyển đổi số doanh nghiệp ngành giáo dục

Cải tiến quy trình giảng dạy bằng các phương thức online. Việc này giúp cung cấp môi trường học tập tốt hơn, nâng cao hiệu quả học tập, tạo cơ hội học tập tiến bộ cho người học.

Chuyển đổi số trong ngành F&B

Tối ưu hóa mọi khía cạnh từ sản xuất thực phẩm đến sản phẩm, quản lý tồn kho, giao hàng đến trải nghiệm của khách hàng. 

Mục tiêu tạo ra sự linh hoạt, hiệu quả và trải nghiệm khách hàng tốt hơn, đồng thời cải thiện quy trình quản lý của sản xuất thực phẩm.

Chuyển đổi số ngành du lịch

Tối ưu các dịch vụ, hoạt động, trải nghiệm du lịch. 

Mục đích là tạo ra các mô hình kinh doanh linh hoạt hơn, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cải thiện quản lý tài nguyên và tính bền vững trong du lịch.

Chuyển đổi số ngành công thương

Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa các quy trình sản xuất công nghiệp và thương mại, quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động kinh doanh. 

Mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.

Chuyển đổi số ngành BHXH

Nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hóa vận hành và nâng cao chất lượng dịch vụ do tổ chức cung cấp. 

Mục tiêu là tăng hiệu quả hành chính, giảm thời gian xử lý đơn đăng ký, cải thiện sự tương tác với người tham gia và tạo ra một hệ thống bảo hiểm hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ

Tối ưu hóa hoạt động bán lẻ. 

Mục đích là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cung cấp sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn.

6. CoDX cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp toàn diện

Giải pháp chuyển đổi số CoDX đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi này. Dưới đây là thông tin chi tiết về sản phẩm:

Lạc Việt là nền tảng chuyển đổi số liên thông mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp, giúp rút ngắn lộ trình chuyển đổi số bằng hình thức “cho thuê tất cả”, từ thiết bị hạn tầng, phần mềm quản trị, vận hành… 

Vì sao nên chuyển đổi số cùng Lạc Việt?

  • Lạc Việt đi từ giải pháp lớn triển khai gần 30 năm cho 5000 DN được đóng gói xuống thành giảp pháp tinh gọn.
  • Không chỉ phần mềm, Lạc Việt cho thuê cả phần cứng - dịch vụ CNTT - dịch vụ tư vấn thuế - kế toán - tính lương.
  • Miễn phí hệ thống mạng xã hội nội bộ và mọi phần mềm đều chạy được trên thiết bị di động khi thuê.
  • Khi thuê hệ thống phần mềm quản trị sẽ không bị tính phí số lượng nhân viên quản lý với mọi quy mô.
 

 

 

Nền tảng chuyển đổi số CoDX
CoDX OKR
Phần mềm báo cáo công việc
Tính năng phần mềm CoDX Document
dịch vụ chuyển đổi số

Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  •  Website: https://lacviet.vn
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

CoDX hy vọng với những thông tin chia sẻ về vấn đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở bài viết trên, sẽ giúp công ty bạn có thêm nhiều hướng tiếp cận với xu hướng kinh tế mới trong thời đại công nghệ 5.0.