Thực hiện chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay được xem là cơ hội phát triển tiềm năng cho các doanh nghiệp logistics. Việc triển khai các quy trình số hóa trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang lại nhiều lợi ích lớn cho ngành này. Cùng CoDX tìm hiểu về những thách thức cũng như cơ hội bứt phá trong chuyển đổi số ngành logistics qua bài viết dưới đây.
1. Hiểu như thế nào về chuyển đổi số ngành logistics?
Chuyển đổi số ngành logistics là quá trình áp dụng những công nghệ hiện đại như: hệ thống các lệnh điều phối, hệ thống lưu trữ đám mây và công nghệ Big Data,…nhằm tối ưu hiệu quả trong sản xuất, cung ứng và vận chuyển hàng hoá.
Ngoài ra, áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quy trình vận chuyển. Đồng thời cho phép củng cố giá trị cũng như đảm bảo được tính chính xác và giảm thiểu rủi ro đáng kể.
2. Chuyển đổi số đem đến những thay đổi bứt phá gì?
Chuyển đổi số ngành logistics đem đến những thay đổi đột phá trong việc cung cấp dịch vụ. Điển hình như tự động hoá nâng cao hiệu suất, dễ dàng theo dõi tình trạng, đảm bảo tiến độ lô hàng, các hoạt động giữa các bộ phận được tối ưu hóa,…

2.1 Tự động hóa nâng cao hiệu suất
Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp giúp tự động hóa nâng cao hiệu quả, giảm thời gian phân phối và cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn. Đảm bảo các mặt hàng có thể truy xuất nguồn gốc và giảm thiểu các rủi ro tài chính khác.
Đồng thời, các ứng dụng công nghệ được sử dụng nhằm tối ưu nguồn lực. Và giải pháp khi có sự cố gây chậm trễ quá trình vận chuyển.
2.2 Dễ dàng theo dõi tình trạng, đảm bảo tiến độ lô hàng
Chuyển đổi số ngành logistics giúp các công ty dễ dàng theo dõi tình trạng và đảm bảo tiến độ của lô hàng. Các bộ phận vận chuyển có thể dựa vào dữ liệu liên quan đến kinh doanh để kiểm tra chi phí, giảm thời gian phân phối và cung cấp những trải nghiệm khác nhau cho người sử dụng.
2.3 Các hoạt động giữa các bộ phận được tối ưu hóa
Chuyển đổi số giúp tối ưu hóa hoạt động giữa các bộ phận. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin, tối ưu được chi phí hoạt động, xử lý sự cố bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
3. Thực trạng chuyển đổi số ngành logistics hiện nay
Hiện nay, thị trường logistics tại Việt Nam có trị giá khoảng 40-42 tỷ USD mỗi năm.

Thực tế thực trạng chuyển đổi số ngành logistics có thể nhận thấy qua các ví dụ điển hình như:
- Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số trong logistics.
- Tập đoàn Gemadept cũng đã vượt qua một năm đầy thử thách với mức tăng trưởng sản lượng hai con số ở cả ba miền.
- Các doanh nghiệp chuyển đổi số trong logistics khác như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics và KMTC Logistics cũng đang bước vào cuộc đua chuyển đổi số.
Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang tiến hành chuyển đổi số. Vậy đâu là những thách thức lớn đối với ngành logistics hiện nay?
4. Thách thức lớn đối với ngành logistics hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chuyển đổi số ngành logistics đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn về nguồn lực tài chính, công nghệ và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

4.1 Thách thức về nguồn lực tài chính
Để thực hiện chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tại Việt Nam, công ty cung cấp dịch vụ logistics đa số đều có quy mô nhỏ, nguồn lực tài chính còn yếu. Vì vậy, nếu tiến hành chuyển đổi số sẽ vô cùng khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước hay các tổ chức tài chính, tín dụng.
4.2 Thách thức về công nghệ
Mức độ áp dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam còn chưa cao, các doanh nghiệp chỉ vận dụng đơn lẻ chưa có tính đồng bộ. Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam cơ bản chỉ mới dừng lại ở mức số hoá lưu trữ dữ liệu điện tử (Đây là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số ngành logistics) Chưa thực sự kết nối khả năng tra cứu số liệu hay xử lý đơn hàng trên các nền tảng trực tuyến.
4.3 Thách thức về sự cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức và sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic đang gặp phải nhiều khó khăn về tài chính, thiếu nguồn lực chất lượng, công nghệ chưa phát triển,…
5. Cơ hội nào để ngành logistics chuyển đổi bứt phá?
Chuyển đổi số là cơ hội cho doanh nghiệp logistics phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nay, có rất nhiều cơ hội để chuyển đổi số ngành logistics đột phá. Ngành logistics có thể tích hợp công nghệ mới như rô bốt, Internet vạn vật (IoT) và chuỗi khối để tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển. Tăng hiệu quả, giảm chi phí và hỗ trợ doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể đầu tư vào nguồn lực con người để phục vụ khách hàng của mình một cách tốt nhất.
6. Giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics bứt phá thành công
Một trong những giải pháp quan trọng giúp ngành logistics chuyển đổi số thành công chính là tích hợp công nghệ mới như vận đơn điện tử, ứng dụng AI, công nghệ đám mây,...Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công nghệ đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong các giao dịch.

6.1 Giải pháp về áp dụng công nghệ
Có nhiều cách để áp dụng công nghệ vào chuyển đổi số ngành logistics nhằm tối ưu hóa quy trình vận tải, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Dưới đây là tổng quan về một số phương pháp cụ thể:
- Vận đơn điện tử: Vận đơn điện tử sử dụng công nghệ giúp doanh nghiệp theo dõi từng kho bãi. Lập kế hoạch hàng hóa từ điểm cấp dịch vụ cho đến khi đến cửa hàng của người dùng.
- Sử dụng AI và Machine Learning để phân tích dữ liệu ngành. AI và ML có thể giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng, trạng thái và định vị. Mục đích để điều hành các hoạt động và điều khiển công việc vận chuyển hàng hóa.
- Sử dụng công nghệ đám mây: Doanh nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ đám mây để dự đoán và giải quyết các vấn đề trước khi chúng phát sinh. Đồng thời cũng có thể dễ dàng quản lý và tra cứu dữ liệu trong quá trình tải vận chuyển hàng hóa.
- Áp dụng Blockchain: Chuỗi khối có thể giúp doanh nghiệp tăng cường độ tin cậy của giao dịch. Đảm bảo toàn bộ hiện trạng lưu trữ và tra cứu dữ liệu trong vận chuyển hàng hóa. Blockchain cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp khi xây dựng các quan hệ lâu dài và mang lại lợi ích cao hơn cho khách hàng.
6.2 Giải pháp cho hoạt động quản trị
Xây dựng văn phòng số để đồng bộ hóa tất cả các hoạt động từ hoạt động quản trị đến khâu vận hành. Những giải pháp quản lý cần thực hiện để chuyển đổi số ngành Logistics trong quản trị:
- Quản lý tài liệu, công văn và công việc
Các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ đám mây để đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng tra cứu dữ liệu. Bằng cách sử dụng công nghệ này, các quản lý vận tải có thể dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và sử dụng tài liệu vận tải.
- Quản lý đơn hàng
Các công nghệ có thể được áp dụng để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Ví dụ, đơn hàng điện tử sử dụng công nghệ giúp doanh nghiệp theo dõi từng kho bãi. Lập kế hoạch hàng hóa từ điểm cấp dịch vụ cho đến khi đến cửa hàng của người tiêu dùng. Sử dụng cùng công cụ AI và Machine Learning có thể giúp doanh nghiệp thực hiện mô hình học máy để dự đoán xu hướng, trạng thái và định vị. Từ đó điều khiển các hành động và quyết định dành cho công việc vận chuyển hàng hóa.
Trên đây là toàn bộ bức tranh tổng quan về chuyển đổi số ngành logistics. Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại công nghệ số đã đặt ra không ít thách thức cho ngành này trong thời gian sắp tới. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số, hãy liên hệ với CoDX, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan: