Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp cập nhật mới nhất

Bộ thông tin và truyền thông ban hành bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đúng định hướng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ lưỡng những thông tin từ bộ chỉ số để có chiến lược chuyển đổi số phù hợp, tối ưu thời gian và chi phí thực hiện. Cùng chuyển đổi số CoDX tìm hiểu chi tiết trong bài viết.

Bạn đang đọc bài viết trên bản tin doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Thông tin QĐ về bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp

1.1 Các quyết định ban hành liên quan

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp – DBI (Digital Business Indicators) là cơ sở để đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Với từng quy mô doanh nghiệp sẽ có bộ chỉ số riêng và xác định giai đoạn chuyển đổi số chuẩn xác.

Tính đến thời điểm hiện tại, bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số được thực hiện theo Quyết định 2158/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số.

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số
Quyết định 2158/QĐ-BTTTT

1.2 Mục tiêu

Bộ chỉ số DBI cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ đo lường chính xác, theo dõi mức độ chuyển đổi số, bên cạnh đó giúp so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số đúng hướng phù hợp với các tiêu chí định tính, tạo cơ sở, nền tảng cho kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số.

Tạo lập cơ sở dữ liệu và cập nhật thường xuyên giúp đưa ra các kế hoạch, giải pháp quản lý và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số phù hợp.

Tìm ra các doanh nghiệp có mô hình chuyển đổi số tiêu biểu từ đó làm bài học kinh nghiệm hoặc nhân rộng.

1.3 Đối tượng áp dụng

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số bao gồm 2 bộ chỉ số cụ thể, hướng đến hai thành phần:

  • Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp lớn

Bộ chỉ số DBI theo Quyết định mới nhất bao gồm 02 Bộ chỉ số thành phần:

Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích sử dụng bộ chỉ số của doanh nghiệp lớn. Bộ chỉ số của doanh nghiệp lớn giúp doanh nghiệp có góc nhìn sâu hơn, giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu lớn hơn.

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số

2. Chi tiết bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp tại QĐ 2185

2.1 Bộ chỉ số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có 7 trụ cột chính bao gồm các mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, cụ thể như sau:

Định hướng chiến lược

  • Nhận thức của lãnh đạo đối với lợi ích và xu hướng chuyển đổi số đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp. 
  • Đánh giá mức độ tích hợp giải pháp chuyển đổi số vào chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh

  • Đánh giá  mức độ áp dụng giải pháp CĐS vào tiếp thị, phân phối bán hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng. 
  • Mức độ áp dụng giải pháp phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo xu hướng kinh doanh.

Chuỗi cung ứng

  • Khả năng áp dụng chuyển đổi số với nhu cầu của khách hàng, nha cung cấp, đối tác.
  • Mức độ áp dụng giải pháp công nghệ vào quy trình kinh doanh.

Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu

  • Năng lực và khả năng tích hợp hệ thống thông tin với các hệ thống khác trong tổ chức.
  • Cập nhật các giải pháp chuyển đổi số mới trên thị trường.
  • Xây dựng quy trình, chính sách về quản trị dữ liệu.

Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng

  • Doanh nghiệp nhận thức đúng về rủi ro khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số.
  • Mức độ áp dụng giải pháp chuyển đổi số để đánh giá các rủi ro về an toàn thông tin mạng.

Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

  • Đánh giá mức độ áp dụng giải pháp công nghệ trong nghiệp vụ quản lý, tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý, nhân sự.
  • Khả năng hỗ trợ của bộ phận tài chính kế toán, pháp lý,… trong quá trình chuyển đổi số.

Con người và tổ chức

  • Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp phản hồi với các thay đổi của thực tế.
  • Năng lực của nhân sự trong doanh nghiệp chuyển đổi số.
  • Mức độ áp dụng công nghệ chuyển đổi số để kết nối các phòng ban.

bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp

Dựa vào phản hồi của các đối tượng tham gia đánh giá, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ có các cấp độ thang đo sau:

  • Cơ bản: Doanh nghiệp chưa ban hành mục tiêu cụ thể về CĐS, chưa triển khai giải pháp chuyển đổi số hoặc đã triển khai một số giải pháp cơ bản về một vài quy trình, sản phẩm, dịch vụ.
  • Đang phát triển: Đã xây dựng và ban hành mục tiêu CĐS. Một số cá nhân, bộ phận trong tổ chức đã nhận thức được vai trò của CĐS.
  • Phát triển: Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đã hình thành. Tuy nhiên việc đo lường, quản lý còn nhiều thách thức, chưa hiệu quả.
  • Nâng cao: Chuyển đổi số trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên còn gặp khó khăn khi mở rộng quy mô, triển khai còn nhiều thách thức.
  • Dẫn đầu: Doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới, dẫn đầu hoạt động chuyển đổi số trong ngành. 

2.2 Bộ chỉ số cho doanh nghiệp lớn

Đối với các doanh nghiệp lớn, bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số có các tiêu chí nâng cao, bám sát vào các hoạt động của doanh nghiệp lớn. Có 6 trụ cột cụ thể:

  • Trụ cột khách hàng: Đánh giá mức độ trưởng thành về quản trị trải nghiệm khách hàng. Căn cứ xây dựng, xác định chiến lược, tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng. Gắn kết khách hàng trên toàn bộ hành trình số, hợp nhất hành trình O2O (Online to Offline) trong toàn bộ vòng đời khách hàng.
  • Trụ cột chiến lược: Đề cập các chiến lược xây dựng và quản trị hoạt động chuyển đổi số. Bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển hệ sinh thái chiến lược, quản lý đổi mới danh mục sản phẩm, dịch vụ, xây dựng và định vị chiến lược số.
  • Trụ cột công nghệ: Đánh giá mức độ trưởng thành trong quản trị, khai thác, áp dụng nền tảng công nghệ vào hoạt động vận hành, đảm bảo an toàn môi trường số và vật lý.
  • Trụ cột vận hành: Đánh giá mức độ sẵn sàng, linh hoạt trong vận hành, áp dụng giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động vận hành, kinh doanh, sản xuất, cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
  • Trụ cột văn hóa: Đánh giá mức độ trưởng thành về văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy thay đổi văn hóa từ lãnh đạo đến cấp nhân viên. 
  • Trụ cột dữ liệu: Đánh giá mức độ trưởng thành về năng lực xây dựng, quản trị và khai thác giá trị từ dữ liệu.
bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số
Trụ cột chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn

Có 5 mức độ thang đo xếp hạng cho bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn:

  • Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số hoặc có thực hiện ở mức độ sự vụ, quy trình, phạm vi chuyển đổi số 25%.
  • Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp nhận thức sự quan trọng của chuyển đổi số. Có các hoạt động chuyển đổi số theo từng trụ cột, phạm vi chuyển đổi số từ 25 – 50%.
  • Mức 3 – Hình thành: Chuyển đổi số được triển khai ở các bộ phận và đạt được kết quả thiết thực. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp từ 50 – 75%, bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.
  • Mức 4 – Nâng cao: Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh và trải nghiệm khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi số từ 75% đến dưới 100%.
  • Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức hoàn thiện, trở thành doanh nghiệp số và hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh được thực hiện bởi nền tảng số và dữ liệu số. Tỷ lệ chuyển đổi số trên phạm vi doanh nghiệp đạt 100%.

3. Giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số theo quyết định 2158, cần áp dụng đúng nền tảng chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một hoạt động mang tính đồng bộ, liên kết không thể thực hiện rời rạc, riêng lẻ, do vậy doanh nghiệp cần có giải pháp chuyển đổi số toàn diện.

Công ty cổ phần tin học Lạc Việt là đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện. Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai từ phần mềm quản trị, hạ tầng nền tảng, dịch vụ công nghệ đến các thiết bị công nghệ thông tin.

Lạc Việt là nền tảng chuyển đổi số liên thông mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp, giúp rút ngắn lộ trình chuyển đổi số bằng hình thức “cho thuê tất cả”, từ thiết bị hạn tầng, phần mềm quản trị, vận hành… 

Vì sao nên chuyển đổi số cùng Lạc Việt?

  • Lạc Việt đi từ giải pháp lớn triển khai gần 30 năm cho 5000 DN được đóng gói xuống thành giảp pháp tinh gọn.
  • Không chỉ phần mềm, Lạc Việt cho thuê cả phần cứng - dịch vụ CNTT - dịch vụ tư vấn thuế - kế toán - tính lương.
  • Miễn phí hệ thống mạng xã hội nội bộ và mọi phần mềm đều chạy được trên thiết bị di động khi thuê.
  • Khi thuê hệ thống phần mềm quản trị sẽ không bị tính phí số lượng nhân viên quản lý với mọi quy mô.
 

 

 

Nền tảng chuyển đổi số CoDX
CoDX OKR
Phần mềm báo cáo công việc
Tính năng phần mềm CoDX Document
dịch vụ chuyển đổi số

Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  •  Website: https://lacviet.vn
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số được xem là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp thực hiện đúng hướng các nhiệm vụ chuyển đổi số. Qua đó, nhanh chóng áp dụng công nghệ vào công tác vận hành giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng, cải thiện hiệu suất hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh.