Chuyển đổi số ngành F&B: Thực trạng, giải pháp tối ưu chi phí

Chuyển đổi số ngành F&B là một bước đi tất yếu để thích nghi nhanh chóng với thời đại mới. Các doanh nghiệp F&B đang không ngừng tìm kiếm và ứng dụng rộng rãi những công cụ số vào hoạt động kinh doanh của mình. Hãy cùng CoD theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề chuyển đổi số của ngành F&B nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Tổng quan ngành F&B

F&B là viết tắt của “Food and Beverage” dịch ra là thực phẩm và đồ uống. Ngành F&B cũng xuất phát từ khái niệm F&B ở trên, chính là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.

1.1 Quy mô ngành F&B

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022 của iPos, quy mô doanh thu của ngành F&B vào năm 2022 đạt gần 610 nghìn tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 39%. Cơ cấu doanh thu của dịch vụ F&B trên cả nước trong năm 2022 có sự phân hóa rất mạnh mẽ. Tới 95% doanh số của ngành đến từ dịch vụ ăn uống đơn lẻ (như nhà hàng, quán ăn), còn lại 5% doanh thu đến từ các chuỗi dịch vụ ăn uống.

Báo cáo của iPos cũng chỉ ra rằng, doanh thu đến từ các cửa hàng cà phê/bar đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành với 44,30%. Xếp sau lần lượt là doanh thu đến từ dịch vụ nhà hàng full-service (nhà hàng ăn uống tại chỗ có nhân viên phục vụ) với 27,80% và doanh thu đến từ nhà hàng limited-service (nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh bán mang về) với 23,06%. Phần còn lại đến từ các gian hàng trên đường phố/ki-ốt.

1.2 Tiềm năng ngành F&B

Theo công ty nghiên cứu thị trường BMI, Việt Nam chính là một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Một thống kê năm 2021, riêng ngành F&B đã đóng góp tới 15,8% vào tổng GDP quốc gia. Theo một báo cáo của D’Corp, Việt Nam hiện có hơn 540.000 cửa hàng bán đồ ăn và thức uống. Trong đó, khoảng cửa hàng 278.424 cửa hàng có quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn. 

Nhiều hoạt động kinh doanh ẩm thực tại nước ta diễn ra rất sôi động. Mức chi tiêu trung bình của người dân dành cho ngành dịch vụ ăn uống rơi vào khoảng 361 USD/tháng. Mức chi tiêu này cao hơn nhiều quốc gia khác trong cùng khu vực Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia,…

Đặc biệt, ngành F&B Việt Nam được các chuyên gia dự báo rằng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. Ngày càng có thêm nhiều nhà hàng, quán ăn được mở ra để đáp ứng được nhu cầu ăn uống ngày càng lớn của khách hàng. 

Chuyển đổi số ngành F&B
Rất dễ thấy được rằng tiềm năng của ngành F&B tại Việt Nam là vô cùng lớn

Có thể nói, giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp là xu hướng của thời đại ngày nay và ngành F&B không thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng của xu hướng này. Đặc biệt là sau đại dịch, hành vi mua sắm và cách chi tiêu của người tiêu dùng có những thay đổi nhanh chóng. Điều này đã tạo điều kiện cho ngành thương mại điện tử phát triển chóng mặt. Đồng thời thị trường ngành F&B cũng bị thúc đẩy phải thay đổi, ứng dụng các công cụ số để bắt kịp với thời đại.

2. Chuyển đổi số ngành F&B là gì?

Chuyển đối số ngành F&B có thể hiểu một cách đơn giản đó là một mô hình kinh doanh áp dụng các giải pháp số. Mục đích của việc này là nhằm thay đổi cách thức vận hành kinh doanh truyền thống. Đặc biệt, sự chuyển đối số của các doanh nghiệp F&B không phải là sự thay đổi rời rạc mà là sự chuyển đổi toàn diện.

Hiện nay, ngành dịch vụ ăn uống F&B bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển đổi số. Điển hình là sự thay đổi từ mô hình chỉ bán lẻ trực tiếp tại chỗ chuyển sang mô hình kết hợp giữa offline và online, hoặc hoàn toàn online. Với thay đổi này, doanh nghiệp có thể vừa tiết kiệm được chi phí, lại vừa đáp ứng được nhu cầu của lượng khách hàng lớn hơn. Từ đó đem lại doanh thu và trải nghiệm tốt hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống trước kia.

3. Lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số cho ngành F&B

Khi thực hiện chuyển đổi số cho ngành F&B, những lợi ích có thể nhận được như:

3.1 Nâng cao an toàn thực phẩm

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, các doanh nghiệp có thể giám sát quá trình chế biến và bảo quản sản phẩm cũng như những dữ liệu khác nhau về an toàn thực phẩm. Từ đó có thể đảm bảo việc quản lý các thực phẩm tươi sống, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng hàng đầu.

3.2 Tăng hiệu quả quản lý vận hành

Thông qua quá trình chuyển đổi số ngành F&B, doanh nghiệp có thể thực hiện việc quản trị tập trung một cách trực quan và hiệu quả hơn. Đồng thời, chi phí vận hành cũng sẽ giảm đáng kể, hoạt động bán hàng được đơn giản hóa,…

3.3 Cải thiện hiệu suất phục vụ

Khi sử dụng các thiết bị như Self Service Kiosk hay camera nhận diện khuôn mặt,… có thể thực hiện việc nhận biết, thống kê và dự đoán hoạt động của khách hàng. Từ đó cải thiện hiệu suất phục vụ tại cửa hàng một cách rõ rệt.

3.4 Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Khi ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại chẳng hạn như camera nhận diện khuôn mặt, ngay khi khách hàng bước vào cửa hàng, thông tin của khách hàng sẽ được lập tức ghi nhận, truy xuất và gửi cho nhân viên bán hàng. Từ đó giúp nhân viên bán hàng nắm được tình hình của khách để phục vụ một cách chu đáo nhất, giúp khách hàng có được sự vui vẻ và thoải mái khi sử dụng dịch vụ tại cửa hàng.3.

4. Nhiều doanh nghiệp F&B chuyển đổi số thất bại, nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều doanh nghiệp F&B sẵn sàng chi trả hàng trăm triệu mỗi năm để áp dụng mô hình chuyển đổi số. Tuy nhiên, có tới hơn 80% doanh nghiệp F&B nước ta lại đang chuyển đổi số thất bại. Sự thất bại này có thể là vì những nguyên nhân như sau:

4.1 Mơ hồ và chưa hiểu rõ về chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành F&B dường như là một xu thế bắt buộc không có ngoại lệ. Có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chuyển đổi số là gì cũng như vì sao phải chuyển đổi số. Đây chính là một phần nguyên nhân khiến việc chuyển đổi số gặp thất bại.

Thực chất chuyển đối số trong ngành F&B có thể hiểu đơn giản là thay đổi sang một mô hình kinh doanh mới, trong đó có tích hợp các giải pháp số. Sự chuyển đổi này nhằm làm thay đổi cách thức vận hành, sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp F&B. 

Chuyển đổi số cần phải có mục tiêu cốt lõi được xác định rõ ràng thì mới thành công. Chẳng hạn như cần tự động hóa quy trình đặt món, quản lý hoạt động kinh doanh của cửa hàng từ xa, tối giảm chi phí nhân sự tại cửa hàng hay giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng F&B,… 

Doanh nghiệp cần phải xác định ra mục tiêu chuyển đổi số của mình. Từ đó linh động đi tìm giải pháp cho từng mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chuyển đổi số càng rõ ràng thì doanh nghiệp F&B càng có thể chuyển mình nhanh hơn trong cuộc cách mạng chuyển đổi số này.

4.2 Áp dụng mô hình chuyển đổi số không phù hợp 

Hiện nay có hàng trăm các giải pháp số khác nhau áp dụng cho các loại mô hình doanh nghiệp khác nhau. Nếu áp dụng mô hình chuyển đổi số không phù hợp, thất bại là điều dễ hiểu. Bởi như vậy sẽ làm cho quy trình vận hành của doanh nghiệp trở nên rắc rối hơn. Có rất nhiều doanh nghiệp đã phải tiêu tốn một khoản chi phí lớn ban đầu cho công cuộc chuyển đổi số nhưng thất bại, sau đó phải ngậm ngùi đầu tư thay thế bằng một giải pháp khác.

Chính vì vậy, điều đầu tiên khi lựa chọn giải pháp số đó là cần nhìn nhận doanh nghiệp mình đang hoạt động trong lĩnh vực nào, quy trình chuyển đổi số nào sẽ phù hợp nhất với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình.

4.3 Chi phí chuyển đổi số hạn chế

Chuyển đổi số ngành F&B sẽ đem lại cho doanh nghiệp F&B nhiều lợi ích về lâu dài. Tuy nhiên, để chuyển đổi số hoàn toàn, doanh nghiệp sẽ phải tốn khoản chi phí lớn. Rào cản về mặt tài chính này đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp thất bại trên hành trình chuyển đổi số.

Giải pháp chuyển đổi số tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài chính không dư giả đó là sử dụng kết hợp nhiều giải pháp số khác nhau để thay đổi từng quy trình và từng bộ phận, cho đến khi chuyển đổi toàn diện. Như vậy, doanh nghiệp F&B sẽ không phải mất quá nhiều chi phí để thực hiện chuyển đổi số ngay lúc ban đầu.

5. Lộ trình chuyển đổi số ngành F&B

Để chuyển đổi số thành công, bạn có thể tham khảo lọ trình chuyển đỏi theo từng giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1

Sẵn sàng chuyển đổi số với mục tiêu hoạt động hợp lý và nguồn lực tối ưu. Các giải pháp áp dụng là:

  • Nghiệp vụ bán hàng: Phần mềm bán hàng, mua hàng online, đặt bàn tự động, thanh toán online, quản lý bếp, quản lý vận chuyển, thiết bị thông báo.
  • Nghiệp vụ quản lý: Quản lý từ xa, quản lý kho.

Giai đoạn 2

Tăng trưởng trong kinh tế số với mục tiêu hoạt động tối ưu và kết nối hệ sinh thái. Các giải pháp áp dụng là:

  • Nghiệp vụ bán hàng: Tự động đặt món và thanh toán, quản lý thiết bị nhà bếp kết nối internet, quản lý thẻ thành viên. 
  • Nghiệp vụ quản lý: Phân tích số liệu kinh doanh và phân tích hành vi khách hàng.

Giai đoạn 3

Vượt bậc bằng áp dụng giải pháp số với mục tiêu mang đến dịch vụ sáng tạo và nghiệp vụ thông minh. Các giải pháp áp dụng là:

  • Nghiệp vụ bán hàng: Robot lễ tân, phục vụ, bếp; hệ thống dự đoán đặt bàn được vận hành bởi Trí tuệ nhân tạo (AI); bếp trên mây (Cloud kitchen); trợ lý ảo/chatbot.
  • Nghiệp vụ quản lý: Dự báo tình hình kinh doanh.
Lộ trình chuyển đổi số ngành F&B
Chuyển đổi số theo lộ trình dành cho các doanh nghiệp F&B

6. Hệ thống giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho ngành F&B

Là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong dịch vụ chuyển đổi số, CoDX sẽ giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số một cách toàn diện. CoDX sẽ hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, đáp ứng mọi nhu cầu theo lộ trình triển khai. Hệ thống Quản lý Doanh nghiệp toàn diện CoDX mang đến những công cụ hỗ trợ chuyển đổi số như:

6.1 Quản trị tài chính

CoDX for Business Accounting sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tài chính hiệu quả, tối ưu và kiểm soát chi phí. CoDX sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nghiệp vụ quản trị tài chính và kế toán cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và lĩnh vực. Hệ thống có thể tự động tích hợp phần mềm bán hàng, chứng từ mua hàng, hóa đơn điện tử và chữ ký điện tử để truy xuất nhanh thông tin. Bên cạnh đó, những thông tin, dữ liệu hóa đơn, chứng từ, bảng kê hay báo cáo chi – thu,… đều cực kỳ chính xác.

6.2 Quản trị khách hàng

Sử dụng CoDX for Customer Management để quản trị khách hàng và trải nghiệm khách hàng toàn diện. CoDX sẽ giúp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng thông qua việc quản lý các chiến dịch tiếp thị số như email Marketing, SMS marketing hay social marketing,… 

Bên cạnh đó, CoDX còn hỗ trợ phân tích dữ liệu khách hàng tiềm năng, tính toán cơ hội bán hàng và tối ưu quá trình bán hàng để chốt cơ hội nhanh chóng. Hơn nữa, sử dụng giải pháp chuyển đổi số ngành F&B của CoDX, doanh nghiệp còn có thể giữ chân lâu dài khi khách hàng sẽ được chăm sóc tự động thông qua dịch vụ tổng đài, hỏi đáp tự động, hay khảo sát mức độ hài lòng,…

6.3 Quản trị sản xuất

CoDX for Manufacturing giúp quản trị sản xuất một cách toàn diện, an toàn, đúng hạn và đúng chất lượng. Giải pháp quản trị sản xuất của CoDX sẽ giúp doanh nghiệp quản lý số mọi hoạt động sản xuất mà không cần phải thay đổi bất kỳ quy trình quản lý nào, phù hợp với yêu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp. Hệ thống sẽ triển khai trực tuyến đa nền tảng, qua đó giúp lãnh đạo điều hành mọi công việc mọi lúc, mọi nơi.

Với CoDX, hành trình chuyển đổi số sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Đặc biệt, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho giải pháp chuyển đổi số CoDX sẽ cực kỳ thấp mà hiệu quả đạt được lại cao, chuyển đổi từng nghiệp vụ theo lộ trình. 

Giải pháp chuyển đổi số cho ngành F&B
Giải pháp chuyển đổi số ngành F&B của CoDX đã hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp

Với những thông tin đã được chia sẻ ở trên, chắc hẳn các doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số ngành F&B. Hãy để CoDX đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên hành trình chuyển đổi số toàn diện. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: