Chuyển đổi số ngành xây dựng: Khó khăn và kế hoạch giải pháp đến 2030

Xây dựng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm được nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số ngành xây dựng là một quy trình tất yếu mà những người làm trong lĩnh vực này cần phải thực hiện. Vậy ngành xây dựng cần thực hiện chuyển đổi số hóa như thế nào? Cùng Chuyển đổi số CoDX phân tích, tìm hiểu chỉ ra những mục tiêu, giải pháp chi tiết trong bài viết này.

Bạn đang đọc bài viết trên tin chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?

Chuyển đổi số trong ngành xây dựng là quá trình triển khai các công cụ, phần mềm công nghệ số trong các hoạt động trong công việc thuộc lĩnh vực xây dựng để tăng cường tính hiệu quả, năng suất, an toàn hơn.

Các đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số trong ngành xây dựng bao gồm: Cơ sở dữ liệu số (CSDL) gồm tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá phục vụ quản lý quốc gia của Bộ Xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng; hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, thẩm định; xây lắp; nghiệm thu thiết kế); phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; nhà ở, cao ốc văn phòng và thị trường bất động sản.

Khái niệm chuyển đổi số ngành xây dựng
Khái niệm chuyển đổi số trong ngành xây dựng

2. Chuyển đổi số ngành xây dựng mang lại lợi ích gì?

Số vốn đầu tư cho ngành xây dựng giao động từ 40 – 50 tỷ mỗi năm, vì vậy chuyển đổi số trong ngành xây dựng góp phần rất lớn để tạo ra giá trị thặng dư, tối ưu năng suất cho sản phẩm và dịch vụ. Các lợi ích to lớn khi ngành xây dựng thực hiện số hóa, bao gồm:

chuyển đổi số ngành xây dựng
Lợi ích chuyển đổi số trong ngành xây dựng

2.1. Gia tăng năng suất

Sử dụng các thành tựu công nghệ vào việc lên kế hoạch xây dựng, thực hiện các bản vẽ, tính toán chi phí, kiểm soát công việc… giúp nhân sự phối hợp công việc dễ dàng hơn, các giai đoạn được diễn ra trơn tru và nhanh chóng.

2.2. Nâng cao chất lượng quản lý

Thực hiện giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp người đứng đầu quản lý con người hay các từng bộ phận hiệu quả hơn, kiểm soát được tình trạng máy móc, vật tư, tài chính… của mỗi dự án. Qua đó, các nhà quản lý sẽ có những điều chỉnh phù hợp, phân bổ nguồn lực đúng nơi đưa dự án đi đúng tiến độ.

2.3. Tiết kiệm chi phí vận hành

Khi có những chuyển đổi phù hợp trong quá trình số hóa ngành xây dựng, mọi công việc sẽ được thực hiện tự động, giảm thiểu nhân sự… từ đó tối ưu được chi phí vận hành.

2.4. Cải thiện hợp tác

Chuyển đổi số kỹ thuật còn là quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu trên một hoặc nhiều nền tảng nhất định. Đối với nhà thầu, nhà cung cấp, cấp chính quyền khi cùng nắm được các hoạt động đang diễn ra nhờ nền tảng công nghệ, sẽ giúp sự hợp tác giữa các bên thuận lợi hơn và cùng đưa ra những quyết định nhất quán.

3. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

Theo khảo khảo sát của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) và Hội thảo Công bố Báo cáo thường nương chuyển đổi số doanh nghiệp 2022, hiện chỉ có 2,2% doanh nghiệp làm chủ công nghệ, 6,2% doanh nghiệp hoàn thành bước xác định mục tiêu chuyển đổi số trong ngành xây dựng.

Quá trình chuyển đổi số của ngành Xây dựng vẫn đang ở giai đoạn tạo lập dữ liệu số, hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ huy điều hành, hướng đến cung cấp dịch vụ công tiện ích cho người dân. Việc ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy phát triển chính phủ số, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số vẫn chưa có tính đột phá. Việc kết nối và chia sẻ tài nguyên dữ liệu số kiến ​​trúc với cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp liên quan khác đang tiến triển chậm.

4. Những khó khăn khi chuyển đổi số ngành xây dựng

Hiện nay, tình hình chuyển đổi số của ngành xây dựng vẫn còn gặp nhiều rào cản, khó khăn để bắt kịp xu hướng trong thời đại mới bao gồm:

  1. Khả năng bắt nhịp chậm
  2. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng
  3. Nền tảng công nghệ còn hạn chế
  4. Lựa chọn phần mềm không phù hợp
chuyển đổi số ngành xây dựng
Khó khăn khi chuyển đổi số ngành xây dựng

4.1. Khả năng bắt nhịp chậm

Sau những biến động về tình hình xã hội, kinh tế những năm gần đây nhiều doanh nghiệp rơi vào thế bị động khi phải hoạt động từ xa, thậm chí nhiều kế hoạch phải thay đổi hướng, lộ trình thay đổi bởi nhiều lý do. Hành vi khách hàng thay đổi sau đại dịch là một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến ngành xây dựng. 

Bên cạnh đó, vấn đề tìm kiếm nguồn khách hàng cũng gặp nhiều thách thức. Việc chưa tận dụng tài nguyên dữ liệu, khả năng quản lý cùng lúc nhiều dự án khiến các nhà thầu còn bối rối, gây ra nhiều vấn đề phát sinh. Có thể thấy khả năng bắt nhịp chậm sau những biến động của xã hội, cũng như chưa nắm bắt các cơ hội đã tạo nên rào cản để các doanh nghiệp xây dựng phát triển.

4.2. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng

Con người và công nghệ là hai yếu tố quyết định đến quá trình chuyển đổi số trong ngành xây dựng. Hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng vẫn đang trong quá trình đào tạo chuyên sâu và bổ sung. Chính vì vậy, những nhân sự có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn vẫn còn hạn chế chưa thể đáp ứng được tất cả các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực này. 

Cuộc đua chuyển đổi số thời kỳ 4.0 đã bắt đầu trên thế giới đã hơn một thập kỷ, thế nhưng tại Việt Nam thuật ngữ này vẫn là một khái niệm mới. Việc nhân sự chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số cũng làm quá trình này diễn ra chậm hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn nhanh chóng bức phá trong thời kỳ này, ngoài áp dụng công nghệ, kỹ thuật cần có những thay đổi về mặt tư duy, chiến lược hợp lý.

4.3. Nền tảng công nghệ còn hạn chế

Phát triển nền tảng công nghệ là bài toán khó của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay, trong quá trình chuyển đổi số. Nếu đã có được đội ngũ nhân sự có trình độ tốt, nhưng nền tảng công nghệ, máy móc, thiết bị không đáp ứng được các yêu cầu thì kết quả cũng khó được như mục tiêu. Vậy nên, doanh nghiệp xây dựng nên chú trọng đầu tư về các giải pháp kỹ thuật, trang bị máy móc, công nghệ hiện đại để quá trình chuyển đổi số diễn ra toàn diện về mọi mặt.

4.4. Lựa chọn phần mềm không phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp công nghệ nhưng không phải giải pháp nào cũng phù hợp với doanh nghiệp. Giao diện phức tạp, công nghệ sử dụng quá tiên tiến, chưa đủ chi tiết về hạ tầng hay đơn vị triển khai đào tạo nên phần lớn CBNV (Cán bộ nhân viên) gặp khó khăn trong quá trình sử dụng. Điều này cũng sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn: Thực hiện chuyển đổi số ở đâu, ai sẽ thực hiện, thực hiện như thế nào và như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

5. Kế hoạch và quyết định chuyển đổi số của Bộ Xây dựng

5.1 Các quyết định chuyển đổi số ngành xây dựng của Bộ xây dựng

  • Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 06/4/2022 đề xuất những nội dung quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành Xây dựng, hướng tới phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
  • Ngày 31/7/2020, Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 1004/QĐ-BXD phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

5.2 Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến 2030

Theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng, kế hoạch chuyển đổi số cần được thực hiện một cách tổng thể, có lộ trình phù hợp, tiến tới chuyển đổi toàn diện và đồng bộ trên mọi lĩnh vực. Kế hoạch chuyển đổi số của ngành xây dựng gồm 6 mục tiêu rất cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số của Bộ Xây dựng.
  • Thứ hai là hoàn thành việc xây dựng và vận hành chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng, thực hiện chính phủ số vào năm 2025.
  • Thứ ba là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số phục vụ công tác quản lý quốc gia của Bộ Xây dựng. Xây dựng và địa phương (ví dụ: văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tiêu chuẩn, quy chuẩn; quy chuẩn, giá xây dựng; nhà ở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đồ án quy hoạch; cá nhân, tổ chức đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; phòng thí nghiệm nghiệp vụ xây dựng; kinh tế kỹ thuật) thực hiện các dự án).
  • Thứ tư là phối hợp với các địa phương (trọng tâm là Hà Nội và TP.HCM) thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực cụ thể như: quản lý quy hoạch xây dựng; quản lý cấp phép xây dựng; quản lý hoạt động xây dựng.
  • Thứ năm là ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy chuyển đổi số trong một số lĩnh vực cụ thể như: ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng; ứng dụng BIM trong hoạt động đầu tư xây dựng; công nghệ số (DT), trí tuệ nhân tạo (AI) , Internet vạn vật (IoT) trong ứng dụng quản lý vận hành tòa nhà, hệ thống hạ tầng đô thị, doanh nghiệp xây dựng, xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Thứ sáu, nguồn nhân lực ngành xây dựng phải thích ứng với yêu cầu chuyển đổi số.

Trong kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng được triển khai cấp sở có 6 nhóm lĩnh vực được đặc biệt tập trung triển khai:

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa các thủ tục hành chính, dữ liệu, đơn giá… phục vụ quản lý Nhà nước, cũng như các cơ sở quản lý xây dựng cấp địa phương.
  • Thực hiện chính phủ điện tử ngành xây dựng
  • Các hoạt động xây dựng từ công tác tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định, thi công, thi công xây lắp, nghiệm thu công trình.
  • Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Phát triển, quy hoạch đô thị hướng đến chính quyền đô thị thông minh, quy hoạch đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
  • Quản lý chặt chẽ nhà ở, công sở và thị trường bất động sản. 
Giải pháp chuyển đổi số trong xây dựng
Kế hoạch và quyết định chuyển đổi số của Bộ Xây dựng

6. Chuyển đổi số ngành xây dựng thành công với Lạc Việt

Bắt kịp xu hướng số hóa, nhiều doanh nghiệp công nghệ cho ra mắt các giải pháp giúp quá trình chuyển đổi số trong ngành xây dựng diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải giải pháp nào cũng phù hợp với mỗi doanh nghiệp. Tùy vào quy mô lớn, nhỏ của doanh nghiệp mà nên chọn các nền tảng đáp ứng được nhu cầu. 

Doanh nghiệp nên chọn những nền tảng tối ưu về mặt giao diện, dễ dàng quản lý các quy trình, thủ tục; sắp xếp logic, khoa học các công việc giữa các dự án; quản lý kho tài liệu tiện lợi, bảo mật. Lạc Việt là một trong những đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số với các giải pháp công nghệ tối ưu hiện nay, đáp ứng mọi yêu cầu cho quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng, giúp gia tăng năng suất cũng như nâng cao khả năng quản lý của các doanh nghiệp. 

  • Việc thanh toán, tạm ứng, cung ứng vật tư… và thậm chí cả đấu thầu và các thủ tục cần sự phê duyệt dài dòng, phê duyệt nhiều sở ban ngành không còn là vấn đề doanh nghiệp bận tâm. Chỉ cần ngồi trước màn hình, tạo một biểu mẫu đăng ký và quá trình này sẽ tự động được gửi đến các cơ quan chức năng và quay lại nếu có sự cố. Nhân viên hoàn toàn có thể chủ động giám sát lộ trình này, giúp quá trình xử lý nhanh hơn và giải quyết các điểm nóng mà không cần thăm dò thủ công nhiều.
  • Thông qua hệ thống quản lý công việc cá nhân, quy trình, bất kỳ ai cũng có thể giao việc cho người khác. Các nhà quản lý có toàn quyền kiểm soát ai làm gì, trong bao lâu và tiến độ như thế nào. Hệ thống bảng biểu với nhiều định dạng như Kanban, biểu đồ Gantt, bảng biểu, lịch… được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong đánh giá và thể hiện sự minh bạch trong quản lý. Giờ đây, ngay cả khi không có mặt tại văn phòng, lãnh đạo hoàn toàn có thể theo dõi tiến độ công việc của nhân viên thông qua màn hình máy tính, điện thoại di động và đọc các báo cáo trực quan sinh động.

Chuyển đổi số ngành xây dựng là một chặng đường dài cần có sự hợp lực giữa nhiều yếu tố bao gồm con người và kỹ thuật. Để đạt được kết quả chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả ngành xây dựng cần có những giải pháp, nền tảng hỗ trợ hợp lý. Hy vọng qua bài viết này, CoDX đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích, góp phần nhận thức rõ hơn về công cuộc chuyển đổi số hiện nay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: