Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Thực trạng, xu hướng và kế hoạch đến 2030

Ngân hàng được xem là lĩnh vực tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia với Quyết định số 810/QĐ-NHNN vào ngày 11/5/2021 “phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Vậy đâu là giải pháp giúp chuyển đổi số trong ngân hàng hiệu quả? 

Cùng chuyển đổi số CoDX tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Bạn đang đọc bài trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Chuyển đổi số trong ngân hàng là gì?

1.1 Khái niệm

Chuyển đổi số ngành ngân hàng hay còn gọi với thuật ngữ quen thuộc là Digibank, là hoạt động thay đổi cách thức tổ chức, vận hành lẫn văn hoá của ngân hàng thông qua số hóa và ứng dụng công nghệ số.

Chuyển đổi số thúc đẩy các ngân hàng số ra đời với sự thay đổi lớn về dịch vụ tài chính, kỹ thuật số, áp dụng công nghệ di động (mobile banking; internet banking), AI, RegTech, Blockchain, lập trình ứng dụng API, … nhằm giúp các giao dịch trở nên nhanh chóng, linh hoạt 24/7 với mức chi phí thấp nhất.

Để ghi lại dấu ấn các hoạt động số hóa ngân hàng cũng như làm lan tỏa tích cực cho chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngày 11/5 đã được chọn là ngày chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Chuyển đổi số ngành ngân hàng là hoạt động thay đổi cách thức tổ chức, vận hành lẫn văn hoá của ngân hàng thông qua số hóa và ứng dụng công nghệ số

1.2 Ví dụ về chuyển đổi số trong ngân hàng

Một số ví dụ về chuyển đổi số trong ngân hàng có thể dễ nhận thấy nhất:

  • Áp dụng thanh toán internet banking, Mobile Banking, ebanking: Với 2 ứng dụng này, khách hàng có thể giao dịch dễ dàng trên website hoặc các thiết bị di động có kết nối internet. Mọi hoạt động giao dịch tại các phòng giao dịch truyền thống đều có thể thực hiện online.
  • Năm 2017, Ngân hàng TPBank ra mắt mô hình Ngân hàng tự động LiveBank. Đây là mô hình giao dịch hiện đại nhất thế giới, ngay cả Mỹ cũng vừa triển khai thử nghiệm từ đầu năm này.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Ví dụ về mô hình Ngân hàng tự động LiveBank của TPBank

2. Lợi ích khi ngành ngân hàng thực hiện chuyển đổi số

2.1 Gia tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng

Với ngân hàng số, khách hàng không cần phải trực tiếp đến các quầy giao dịch để làm các thủ tục giấy tờ liên quan. Mọi hoạt động giao dịch từ chuyển tiền, thanh toán, vay, gửi tiết kiệm, nộp tiền, quản lý tài khoản đầu tư, bảo hiểm, …  đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi thông qua trực tuyến qua Internet.

Với sự thay đổi này, tạo ra sự trải nghiệm vô cùng ấn tượng và giúp gia tăng sự hài lòng tối ưu nhất cho khách hàng.

Đây chính là lý do các ngân hàng luôn chạy đua trong việc thực hiện áp dụng ebanking.

2.2 Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Mọi dữ liệu khách hàng đều được lưu trữ, xử lý, phân tích trên hệ thống công nghệ, điều này giúp các ngân hàng biết được hành vi cụ thể và mong muốn của từng khách hàng. Từ đó, tạo ra các chương trình với thông điệp cá nhân hóa hiệu quả.

2.3 Tự động hóa quy trình vận hành

Việc đưa toàn bộ dữ liệu lên hệ thống quản lý và số hóa mọi quy trình giúp tự động hóa các quy trình vốn dĩ lặp đi lặp lại thường thấy như nghiệp vụ ngân hàng, giao dịch khách hàng, vay cá nhân, tiêu dùng nhỏ lẻ trở nên thuận tiện và nhanh chóng.

2.4 Tăng cường bảo mật, hạn chế rủi ro

  • Mã hoá dữ liệu trong chuyển đổi số giúp ngân hàng tránh được việc rò rỉ thông tin, góp phần tăng tính an toàn khi thực hiện các giao dịch. 
  • Các hệ thống phát hiện gian lận giúp quản trị rủi ro, loại bỏ tối đa các sai sót khi giao dịch.
  • Hệ thống xử lý dữ liệu dựa trên microservice sẽ đảm bảo giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn nhất

3. Mục tiêu và kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng

3.1 Mục tiêu

Việc ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN được xem là dấu mốc thể hiện sự chủ động bám sát chủ trương, định hướng của Chính phủ tiên phong triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế số Việt Nam.

Tại Quyết định 810/QĐ-NHNN, ngành ngân hàng đề ra mục tiêu đến 2030:

  • Tối thiểu 70% nghiệp vụ ngân hàng thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.
  • Tối thiểu 80% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%
  • Tối thiểu 80% các giao dịch khách hàng thực hiện trên các kênh số.
  • Tối thiểu 70% về giải ngân, cho vay vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện theo hướng số hóa, tự động…
Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Quyết định 810/QĐ-NHNN, ngành ngân hàng đề ra mục tiêu đến 2030

3.2 Kế hoạch

Tại Quyết định 810 nêu rõ, quan điểm xây dựng kế hoạch sẽ bao gồm:

  • Bám sát vào chương trình chuyển đối số quốc gia do chính phủ ban hành.
  • Thực hiện cải cách và hoàn thiện các văn bản pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, các sản phẩm ngân hàng, tăng cường trải nghiệm, sự hài lòng khách hàng chính là thước đo cho tính hiệu quả của chuyển đổi số.
  • Đảm bảo an ninh, an toàn bảo mật thông tin và quyền lợi của khách hàng.
  • Học hỏi, áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của chuyển đổi số.

Các nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến 2025, định hướng 2030:

  1. Chuyển đổi nhận thức, đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
  2. Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng
  3. Phát triển hạ tầng số
  4. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại NHNN
  5. Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại TCTD
  6. Phát triển và khai thác hiệu quả dữ liệu số
  7. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
  8. Phát triển nguồn nhân lực

4. Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng

4.1 Tại Việt Nam

Đến cuối năm 2023, đầu 2024, các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện hoàn thành giai đoạn thứ nhất là số hóa thông tin và đang triển khai giai đoạn thứ hai là số hóa quy trình cùng các module ở theo mức độ từ thấp đến cao. Cụ thể,

  • Các ngân hàng đã triển khai ngân hàng số ở mức cơ bản gồm số hóa quy trình và kênh giao tiếp.
  • 100% ngân hàng thương mại đã triển khai hệ thống Core Banking, trong đó có đến 84% sử dụng phương thức kết nối Core Banking qua cơ sở dữ liệu.
  • 90,6% xử lý tự động hóa các giao dịch hệ thống Core Banking.
  • Tính đến quý II/2023, có khoảng 80 ngân hàng thương mại đã triển khai dịch vụ Internet Banking; 50 ngân hàng có dịch vụ Mobile Banking; 45 tổ chức tích hợp dịch vụ thanh toán điện tử (ví điện tử).
  • Có 57% ngân hàng đã sẵn sàng về công nghệ, kiến trúc, khả năng tổ chức phục vụ mục tiêu số hóa theo thống kê của ngân hàng nhà nước.

4.2 Trên thế giới

  • Bank of America ở Mỹ đã triển khai thành công ngân hàng số, tự động hóa hoàn toàn với Chatbot Eric để hỗ trợ trên ứng dụng di động, thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các phòng giao dịch để khách hàng chủ động tự thực giao dịch cơ bản mà không cần tới giao dịch viên.
  • Tại Citizens Bank (Mỹ) triển khai thành công Robot nhân viên bảo vệ Knightscope K5 với chức năng như quay video 360 độ, nhận diện biển số xe, hoạt động 24/7, có thể tự sạc pin, nhận diện đối tượng không được phép vào khu vực cấm, nhận diện được các tín hiệu lạ truyền tới ngân hàng…
  • Tại Trung Quốc, triển khai thành công ngân hàng tự động hóa hoàn toàn với Robot Tiểu Long (Xiao Long) để phục vụ khách hàng, ATM có thể mở tài khoản mới cho khách hàng, giao dịch ngoại hối.

5. Khó khăn chuyển đổi số trong ngân hàng hiện tại

  • Chưa có văn bản cụ thể triển khai Nghị định số 59/2022/NĐ-CP về khai thác định danh điện tử

Nghị định số 59/2022/NĐ-CP cho phép các tổ chức ngân hàng có thể khai thác thông tin, dữ liệu công dân qua hệ thống định danh, xác thực điện tử để xác minh thông tin khách hàng.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định trên nên cũng chưa đủ cơ sở, thuận lợi để ngân hàng khai thác thông tin khách hàng trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ khi thực hiện các giao dịch.

  • Tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi và phức tạp trong các hoạt động thanh toán

Ngày càng xuất hiện các vấn đề lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp thuộc chức năng quản lý của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như quản lý hàng hóa, quản lý thuế, hoạt động lữ hành, quản lý xuất nhập cảnh, thương mại điện tử, thông tin viễn thông… trong đó, hoạt động thanh toán qua ngân hàng là một khâu (cuối cùng) trong chuỗi hoạt động. 

Do đó, cần sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để xử lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán.

  • Khó khăn trong xây dựng quy định pháp lý cho hoạt động Fintech

Ngân hàng nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, xây dựng, tham gia góp ý dự thảo Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong ngành ngân hàng. 

Tuy nhiên, hoạt động thử nghiệm chính sách mới này hoàn toàn mới và chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Do đó, việc rà soát các quy định ban hành Nghị định  cần phải thận trọng và cần có sự phối hợp, thống nhất giữa các bộ, ngành liên quan trước khi trình Chính phủ chính thức ban hành.

6. Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng

Có thể thấy, chuyển đổi số trong ngân hàng là lĩnh vực cần áp dụng nhiều công nghệ mới nhất. Hầu như toàn bộ kết quả của cách mạng công nghiệp 4.0 đều được ứng dụng từ Big data, AI, Blockchain, cho đến tiền kỹ thuật số.

6.1 Tiền kỹ thuật số

Hiện có 105 quốc gia và khu vực đang trong các giai đoạn tiếp cận với tiền kỹ thuật số. Một số đang trong giai đoạn đầu để xem xét giá trị và cân nhắc việc áp dụng, bên cạnh đó, có đến 50 quốc gia đang trong giai đoạn nâng cao (thử nghiệm hoặc khởi chạy). 

Theo khảo sát của Ngân hàng BIS vào năm 2021 cho thấy 86% đang trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu, 60% đã chuyển sang thử nghiệm và 14% hiện đang tiến hành thử nghiệm.

Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng
Hiện có 105 quốc gia và khu vực đang trong các giai đoạn tiếp cận với tiền kỹ thuật số

6.2 Hệ thống thanh toán xuyên biên giới

Áp dụng hệ thống thanh toán quốc tế xuyên biên giới có thể giải quyết được 4 vấn đề hiện đang phải đối mặt là chi phí – tốc độ – tiếp cận – tính minh bạch trong hành trình chuyển đổi số.

Có hơn 60 khu vực đã áp dụng hệ thống công nghệ này, cho phép chuyển tiền trực tiếp 24/7.

Nhiều dự án thúc đẩy hệ thống này cũng đã được triển khai như: Dự án Dunbar nền tảng cho các khoản thanh toán quốc tế sử dụng nhiều tiền kỹ thuật số; Dự án Jura – thử nghiệm chuyển trực tiếp tiền số bán buôn Euro và Franc giữa các ngân hàng Pháp và Thụy Sĩ.

6.3 Metaverse

Metaverse được hiểu là không gian ảo – Nơi con người có thể khám phá mọi thứ song song với không gian thực.

Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã rục rịch mua các không gian số ảo này để xây dựng hệ thống của riêng mình. Như JP Morgan đã mua lại một không gian trong trung tâm thương mại ảo Metajuku trên Decentraland. HSBC đã có một không gian trên The Sandbox từ tháng 3/2022. Standard Chartered thông báo đã mua một không gian trên Decentraland từ 5/2022.

6.4 Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML)

AI và ML là 2 công nghệ xu hướng được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Cụ thể,

  • Áp dụng xử lý các giao dịch tài chính như giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử một cách tự động và không cần sự can thiệp của con người. Khả năng xử lý nhanh với số lượng lớn giao dịch mỗi ngày, phát hiện nhanh chóng các gian lận bất thường.
  • Dự đoán, quản lý rủi ro bằng cách phân tích thông tin khách hàng, tình hình tài chính để đánh giá khả năng thanh toán, quản lý tốt các rủi ro về tín dụng.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng
AI và ML là 2 công nghệ xu hướng được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực ngân hàng

6.5 Công nghệ Chuỗi khối (Blockchain)

Blockchain là công nghệ được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 

Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích trong việc thanh toán xuyên biên giới, cho vay tiêu dùng, … Quản lý mọi quyền riêng tư và xác minh danh tính giúp tăng cường tính bảo mật thông tin khách hàng.

7. Lạc Việt cung cấp giải pháp nền tảng giúp ngành ngân hàng chuyển đổi số hiệu quả

Có thể thấy chuyển đổi số ngành ngân hàng đang nhận được sự chú ý và ưu tiên lớn trong hành trình chuyển đổi số quốc gia. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ, nắm được các thông tin tổng quan nhất về chuyển đổi số trong ngân hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: