[7 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH] Của Shopee BÙNG NỔ DOANH SỐ

Shopee – một cái tên “sinh sau đẻ muộn” trong cuộc đua thương mại điện tử, nhưng cho đến thời điểm hiện tại hãng đã trở thành một đối thủ “đáng gờm” và nhanh chóng dẫn đầu thị trường Đông Nam Á.

Thế nhưng, một điều mà chắc chắn không ai phủ nhận được đó chính là trong tất cả thì cái tên Shopee luôn là thương hiệu phổ biến nhất. Vậy nhiều bạn chắc hẳn sẽ phải tò mò những chiến lược kinh doanh của Shopee đã làm như thế nào để giúp thương hiệu này đạt được sự thành công đầy ngoạn mục đó. Hãy cùng CoDX giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin tức doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Giới thiệu vài nét về sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee được ra đời với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng có được những trải nghiệm mua sắm dễ dàng và tiện lợi nhất. Đồng thời những cá nhân, tổ chức, đơn vị có thể quảng bá sản phẩm, ngành hàng và thương hiệu của mình một cách nhanh chóng đến khách hàng.

Hiện tại, Shopee đã phát triển rộng rãi với nhiều tính năng, nền tảng đa dạng và phong phú. Với mục đích để Shopee có thể định hướng được tệp khách hàng chính xác hơn, từ đó đáp ứng nhu cầu tốt hơn và giúp tăng doanh số hiệu quả.

1. Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế hóa

Trong 7 chiến lược kinh doanh của Shopee thì đây có thể được xem là chiến lược nổi bật nhất, giúp thương hiệu đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ ở thời điểm hiện tại và nó cũng được áp dụng tại thị trường Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế hóa của Shopee đẩy mạnh vào 4 vấn đề chính như:

  • Chiến lược xuất khẩu.
  • Chiến lược tiêu chuẩn hóa.
  • Chiến lược đa nội địa hóa.
  • Chiến lược xuyên quốc gia.

Cụ thể, trước khi thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào, thương hiệu sẽ dựa vào định tính sản phẩm (dịch vụ) và đặc điểm nổi bật của thị trường. Thay vì vẫn dập khuôn theo một mô hình kinh doanh thì việc “nhập gia tùy tục” sẽ giúp Shopee có thể đưa ra chiến lược kinh doanh quốc tế sao cho đáp ứng nhu cầu từng địa phương. Tại thị trường Việt Nam, Shopee đã phát triển thêm những dịch vụ và tính năng cần thiết phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Trong những hoạt động truyền thông, Shopee sử dụng hình ảnh của người có sức ảnh hưởng để thu hút sự chú ý của thị trường đó.

2. Chiến lược kinh doanh của Shopee thâm nhập thị trường

  • Tập trung vào nền tảng di động

Trong một nghiên cứu của Temasek và Google, thời gian sử dụng Internet trên các ứng dụng di động tại Đông Nam Á xếp hạng cao nhất trên khu vụ, lên đến 3.6 giờ/ngày/người dùng. Hơn thế nữa, người tiêu dùng có xu hướng chi nhiều tiền hơn và trung thành cho mỗi đơn đặt hàng so với người dùng website.

Chiến lược kinh doanh của Shopee thâm nhập thị trường
Shopee xác định rõ nền tảng di động là “đấu trường” chính

Nắm bắt lợi thế này, chiến lược kinh doanh của Shopee là xác định nền tảng di động trở thành thị trường chính của họ. Thương hiệu thu hút người dùng của mình bằng việc đầu tư phát triển ứng dụng dành riêng cho từng quốc gia. Đây là một phần trong chiến lược nội địa hóa từng thị trường mà Shopee đang triển khai. Mặt khác, Shopee cũng đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi nhằm khuyến khích khách hàng tải ứng dụng di động của họ, như một chiến lược mua hàng trị giá 0 đồng cho người dùng mới tham gia.

Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử Shopee còn phát triển và tối ưu hóa website với đa dạng ngôn ngữ khác nhau. Giao diện được thiết lập căn cứ vào thói quen sử dụng của người dùng, giúp quá trình trải nghiệm của người dùng được tốt nhất. Việc đặt cược chiến lược kinh doanh của mình vào thiết bị di động đã giúp Shopee thành công khi có tới 90% giao dịch được thực hiện trên nền tảng này.

  • Tuỳ biến ứng dụng nội địa hoá

Chiến lược kinh doanh của Shopee đã rất khéo léo khi mỗi lần tấn công vào bất kỳ thị trường nào, Shopee lại tùy biến ứng dụng của họ phù hợp với quốc gia đó. Thay vì sử dụng chung một ứng dụng, Shopee sẽ tạo ra điểm đặc biệt phù hợp với từng thị trường khác nhau như Malaysia, Indonesia, Singapore,… hay Việt Nam,…

Ví dụ: Tại thị trường Indonesia, thương hiệu đã tạo ra các danh mục riêng gồm những mặt hàng, dịch vụ phù hợp với tệp người dùng hồi giáo này. Trong khi đó tại Việt Nam và Thái Lan, người có sức ảnh hưởng lại được quan tâm hơn. Vì vậy, Shopee đã thiết lập một loạt gian hàng online để bán các sản phẩm do những người này quản lý.

  • Tích hợp các công cụ gia tăng trải nghiệm

Chiến lược kinh doanh của Shopee cũng phát triển ứng dụng của mình theo phương châm “mua sắm cũng là giải trí” phù hợp với xu hướng hiện đại. Thương hiệu từ một nền tảng mua – bán thuần túy đã phát triển thêm nhiều tiện ích giải trí trực tuyến, phát trực tiếp (livestream),… Khách hàng có thể vừa mua sắm. vừa được giải trí, dễ dàng tương tác với người bán hơn.

Chiến lược gia tăng trải nghiệm người dùng của Shopee
Shopee phát triển nền tảng livestream gia tăng trải nghiệm người dùng

Thương hiệu tập trung xây dựng mô hình C2C chỉ hình thức kinh doanh giữa cá thể với cá thể. Theo đó, người bán và người mua đều là những cá nhân sử dụng nhiều cách khác nhau trên Internet chứ không phải doanh nghiệp. Điều này đã khiến nền tảng Shopee Mall ra đời, cho phép khách hàng dễ dàng mua sản phẩm từ những thương hiệu chính hãng với các ưu đãi không kém gì ở các trung tâm mua sắm lớn. Hình thức này trước đây chủ yếu hoạt động trên nền tảng Facebook và Instagram.

  • Tích hợp ví điện tử:

Chiến lược kinh doanh của Shopee nhanh chóng gia nhập đường đua tích hợp ví điện tử trong ứng dụng, thương hiệu muốn đẩy mạnh thị trường thanh toán online ngay trong ứng dụng của mình. Đến nay, Shopee cho phép tích cực hơn 20 ví điện tử gồm: Airpay, Momo, Zalo Pay,… và đang trở thành xu hướng rất thịnh hành tại thị trường Việt Nam.

3. Chiến lược USP – Đa dạng về chất lượng và giá cả

Chiến lược kinh doanh của Shopee về USP – đa dạng về chất lượng và giá cả đã giúp thương hiệu thành công hơn cả. Shopee đã áp dụng chiến lược USP “Rẻ vô địch” để thu hút sự tò mò của người dùng và nhanh chóng tiếp cận với những khách hàng ngoài thành phố và khu đô thị phát triển. Qua đó, lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành gia tăng đáng kể. Thương hiệu đã thâm nhập vào thị trường rộng nhất, thay vì thu hẹp phạm vi của mình cho chiến lược USP về giá và chất lượng.

Chiếc lược kinh doanh của Shopee "Rẻ vô địch"
Chiến lược “Rẻ vô địch” giúp Shopee thu hút thêm nhiều người dùng

4. Chiến lược kinh doanh của Shopee nâng cao trải nghiệm người dùng

Thương hiệu đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu để cho ra các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu cần thiết đối với người dùng của họ. Thế nhưng, điều này vẫn sẽ không làm thay đổi bản chất của USP. Chẳng hạn như việc tập trung vào nâng cao trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động, đảm bảo vận chuyển và tích hợp thanh toán bằng ví điện tử,…

Thông qua việc tìm hiểu thị trường và thói quen của khách hàng, thương hiệu đã mang tới những trải nghiệm tốt nhất. Đặc biệt, Shopee còn xây dựng và phát triển một cộng đồng dành riêng cho người dùng của họ, cho phép khách hàng có thể kết nối, tương tác cùng nhau một cách dễ dàng. Với những chức năng rất hữu ích như Shopee Game, Shopee Live, Shopee Live Chat,… Cùng với việc củng cố hệ sinh thái cho những đối tác của mình, giúp thương hiệu không ngừng phát triển và mở rộng phạm vi kinh doanh cho mình. 

5. Chiến lược lấy mô hình C2C làm nền móng thúc đẩy B2C

Ở những năm đầu kinh doanh, Shopee đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới mua bán giữa các cá nhân với cá nhân. Theo Báo cáo Tài chính cho thấy, thương hiệu dành tới 90% ngân sách Marketing cho các hoạt động khuyến mãi, flash sale, miễn phí vận chuyển và voucher giảm giá cho người bán và người mua, nhằm thu hút người dùng đến từ các nền tảng khác nhau.

Mô hình C2C tại thời điểm đó làm nền móng xây dựng nên một mạng lưới khổng lồ, kết nối người bán và người mua mà không phải lo ngại về vấn đề hàng tồn kho. Ngược lại, thương hiệu còn tạo được hiệu ứng Marketing truyền miệng khi sở hữu “chợ” hàng hóa đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc người mua chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua hàng trực tuyến gia tăng chóng mặt.

Từ nền tảng này, chiến lược kinh doanh của Shopee là đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp mô hình B2C, đối thủ trực tiếp với “Amazon của Đông Nam Á” – Lazada tại thời điểm đó.

6. Chiến lược marketing hiện đại

Đối với hoạt động Marketing hiện đại, Shopee đã tập trung vào quá trình nghiên cứu từng thị trường đối với từng quốc gia. Từ đó thúc đẩy chiến lược thị trường hóa để đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất. Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ điều này tại Việt Nam, thương hiệu đã sử dụng Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng) cũng như sản xuất các TVC quảng cáo bắt trend. Những yếu tố này đã tạo nên hiệu ứng lan truyền đầy hiệu quả cho thương hiệu khi Shopee tăng được số lượng người dùng truy cập, tải ứng dụng di động và mang về nguồn doanh thu khổng lồ cho mình.

Chiến dịch Marketing thành công của Shopee
Shopee với những chiến dịch Marketing thành công đáng học hỏi

7. Chiến lược kinh doanh của Shopee về miễn phí vận chuyển

Xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hóa bài bản chính là phần còn lại trong 7 chiến lược kinh doanh của thương hiệu. Đồng thời nhấn mạnh yếu tố “Freeship” (miễn phí vận chuyển) trong cách hoạt động quảng bá của mình, thương hiệu dành tặng người mua số lượng mã miễn phí vận chuyển nhất định trong một tháng, kích thích hành vi mua sắm, điều này đã đánh trúng tâm lý của người dùng khi mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, các dịch vụ vận chuyển của Shopee cũng đóng góp vai trò đặc biệt chứng minh vị thế của Shopee trên thị trường.

Chiến lược kinh doanh của Shopee về miễn phí vận chuyển
Shopee tung ra hàng loạt mã miễn phí vận chuyển kích thích mua sắm

Với những chiến lược kinh doanh của Shopee mà Công ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX đã chia sẻ qua bài viết trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về thành tựu của sàn thương mại điện tử này đạt được. Sự thành thành công này xứng đáng để các đối thủ khác học hỏi. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều case study của những thương hiệu nổi tiếng khác nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh