An toàn thông tin trong chuyển đổi số: Vai trò và biện pháp bảo vệ

Chuyển đổi số đang thay đổi cách hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi thế cạnh tranh, tối ưu hóa hiệu suất cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng chiến lược an toàn thông tin là cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Chuyển đổi số CoDX sẽ giới thiệu đến các doanh nghiệp 4 chiến lược quan trọng để đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số hiện nay.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin

Công tác đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số được khẳng định là nhiệm vụ cấp thiết trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Nhiều nước trên thế giới cũng đã triển khai các biện pháp an toàn thông tin trong quá trình số hóa doanh nghiệp. Do vậy, việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin là một yêu cầu và thách thức lớn không chỉ của doanh nghiệp mà ở cấp độ quốc gia.

an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Với sự gia tăng không ngừng của các hoạt động số hóa tại các doanh nghiệp, các nền tảng thu thập càng nhiều dữ liệu quan trọng, bao gồm các thông tin doanh nghiệp, tài liệu kinh doanh, thông tin nội bộ,… Nếu không có chiến lược và giải pháp đảm bảo an toàn thông tin sẽ tiềm ẩn rủi ro, gây thiệt hại cho tổ chức. 

Do vậy, việc chuẩn bị các kế hoạch, nguồn lực, kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu tại mỗi doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp cũng như các cá nhân tham gia vào tổ chức, tập trung vào lộ trình chuyển đổi số thành công.

2. Chiến lược an toàn thông tin trong chuyển đổi số hiệu quả nhất 2024

An toàn thông tin là điều kiện để quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, xây dựng lộ trình vững chắc. 

Dưới đây là một số gợi ý giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình này một cách hiệu quả:

  • Điều chỉnh thông tin phù hợp.
  • Cân bằng rủi ro bảo mật với năng suất.
  • Xây dựng văn hóa an ninh thông tin.
  • Sử dụng dịch vụ an ninh thông tin.
an toàn thông tin trong chuyển đổi số
Chiến lược an toàn thông tin trong chuyển đổi số hiệu quả nhất 2024

2.1. Điều chỉnh an toàn thông tin phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Điều chỉnh an toàn thông tin phù hợp với mục tiêu kinh doanh chính là xây dựng các chiến lược linh hoạt, đảm bảo sự phát triển trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu xây dựng các chính sách an toàn thông tin trong chuyển đổi số quá cứng nhắc, áp đặt cho các bộ phận để siết chặt an ninh sẽ gây ra một số hạn chế trong hoạt động giao thương. Doanh nghiệp cần xem xét chiến lược đảm bảo an ninh thông tin cân bằng và phù hợp. Giảm thiểu rủi ro nhưng cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới kinh doanh, gia tăng hiệu suất.

Để đảm bảo được chiến lược này, các vị trí lãnh đạo như giám đốc CNTT (CIO) hoặc giám đốc thông tin (CISO) cần đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể, các mục tiêu và mối quan tâm của các bộ phận khác trong tổ chức như kinh doanh, sản xuất,… Từ những cuộc thảo luận, ban lãnh đạo đưa ra một chiến lược an toàn thông tin chuyển đổi số phù hợp, linh hoạt.

2.2. Cân bằng rủi ro bảo mật với năng suất của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình huống khó xử khi thiết lập các biện pháp bảo mật thông tin, xác thực nhiều lớp dẫn đến quy trình xử lý công việc rườm rà, nhiều bước gây giảm thiểu hiệu suất công việc. Ví dụ, với công nghệ xác thực đa yếu tố (MFA) giúp ngăn chặn các truy cập, tấn công nguy hiểm vào hệ thống. Để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, doanh nghiệp áp dụng công nghệ SSO và công nghệ xác thực MFA 1 lần đối với các thông tin không cần mức độ bảo mật quá cao. Do vậy, tùy vào mức độ thông tin mà doanh nghiệp cần cân bằng rủi ro bảo mật với năng suất của doanh nghiệp.

2.3. Xây dựng văn hóa an ninh thông tin trong chuyển đổi số

Con ngươi chính là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự an toàn thông tin. Xây dựng văn hóa an ninh thông tin là một trong những khía cạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Theo một số báo cáo điều tra về vi phạm dữ liệu của Verizon cho thấy, các nhân viên có quyền truy cập vào dữ liệu và nguyên nhân phổ biến gây ra vi phạm an toàn thông tin.

Cụ thể, nhân viên bị tấn công qua virus, qua các truy cập cá nhân như mạng xã hội, email,…Vì vậy doanh nghiệp cần triển khai các chương trình đào tạo để mỗi nhân sự đều có nhân thức đúng về an toàn thông tin trong chuyển đổi số. Thiết lập các chính sách, quy định bảo mật thông tin rõ ràng, cụ thể, có các cơ chế xử phạt rõ ràng cho các trường hợp gây ra sự cố an toàn thông tin.

2.4. Sử dụng dịch vụ an ninh thông tin trong chuyển đổi số

Đồng hành phát triển với các hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp, có nhiều dịch vụ an ninh thông tin ra đời. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thêm các dịch vụ này để đánh giá an toàn thông tin, nhận tư vấn về quản trị, vận hành an ninh an toàn dữ liệu. 

Ngoài ra, sử dụng dịch vụ an ninh thông tin trong chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp vận hành hệ thống bảo mật doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp ngay từ lúc thiết kế hệ thống.

3. Thực trạng và thách thức đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số hiện nay

3.1 Thực trạng

Sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số ngày càng phát triển mạnh mẽ bao phủ mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này cũng đặt ra những thách thức về các mối đe dọa và nguy cơ tấn công mạng. Bảo đảm và an ninh mạng đã trở thành một nhiệm vụ không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. 

Theo công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), trong năm 2023 đã có 13,900 vụ tấn công an ninh mạng, tăng 9,5% so với 2022. Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công mạng nhất thường là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp,…

an toàn thông tin trong chuyển đổi số
Trong năm 2023 đã có 13,900 vụ tấn công an ninh mạng, tăng 9,5% so với 2022

Trước những thực trạng về tình hình an toàn thông tin mạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã có ý thức xây dựng hệ thống bảo vệ, bảo đảm an toàn thông tin cho tổ chức. Thiết lập các hệ thống bảo mật, công nghệ xác thực hiện đại cũng như đào tạo nhân viên gia tăng ý thức, cẩn trọng trong quá trình sử dụng, chia sẻ dữ liệu. 

3.2 Thách thức

Hiện tại, việc đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Một số thiết bị số sử dụng trong hệ thống doanh nghiệp số chưa được đánh giá an toàn một cách cẩn thận; Hệ thống thông tin thông tin chưa được kiểm tra độ an toàn thông tin.

Sự chủ quan, thiếu nhận thức của một số cá nhân, tổ chức trong việc đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số. Sự chủ quan trong các hoạt động chia sẻ dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm công nghệ cao xâm nhập vào hệ thống. 

Do vậy, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, cảnh giác trong mọi hoạt động công việc. Đồng thời xây dựng các biện pháp cải thiện, bảo vệ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin.

Trong thời đại chuyển đổi số, bảo mật thông tin trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt quan trọng khi số lượng dịch vụ, ứng dụng và dữ liệu số gia đang tăng lên đáng kể. Hy vọng với những thông tin về chiến lược an toàn thông tin trong chuyển đổi số mà CoDX cung cấp đã giúp doanh nghiệp nhận thức đúng về tầm quan trọng của an toàn thông tin, cũng như có các giải pháp bảo vệ phù hợp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh