Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) [SỐ 1970/QĐ-BTTTT]

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT xây dựng Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chỉ số nhằm giúp các doanh nghiệp xác định mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số để có lộ trình, kế hoạch và giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh và ngày càng vững mạnh. Vậy bộ chỉ số dánh giá chuyển đổi số (DTI) cho doanh nghiệp được phổ biến như thế nào? Hãy cùng CoDX tìm hiểu ngay dưới bài viết này!

Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số chính xác cho doanh nghiệp

Bộ chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp mới được ban hành gồm 6 chỉ số (pillar) bao gồm: Trải nghiệm số cho khách hàng, chiến lược, hạ tầng và công nghệ số, vận hành, chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp và dữ liệu và tài sản thông tin. Bộ chỉ số này được triển khai áp dụng cho 3 loại doanh nghiệp phân theo quy mô: nhỏ và vừa, lớn, tập đoàn/tổng công ty.

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành 6 cấp độ cụ thể tăng dần từ mức 0 đến mức 5, trong đó mức 0 là chưa chuyển đổi số, mức 1 – Khởi động, mức 2 – Bắt đầu, mức 3 – Hình thành, mức 4 – Nâng cao, mức 5 – Dẫn dắt. (Bạn có thể tham khảo thêm tại: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là gì? [10 LỢI ÍCH QUAN TRỌNG])

Ở mức cao nhất – mức 5, chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

1.1. Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 chỉ số được chia thành 6 cột, có 10 chỉ số thành phần và 60 tiêu chí. Sơ đồ cấu trúc bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được mô tả như sau:

  • Trải nghiệm số cho khách hàng

Chỉ số Hiện diện trực tuyến

Gồm 09 tiêu chí:

Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp; Tần suất hoạt động mạng xã hội của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư vào hoạt động tiếp thị số của doanh nghiệp; Tần suất sử dụng sàn thương mại điện tử để bán sản phẩm của doanh nghiệp (B2C, B2B, B2G); Tỷ lệ doanh thu mảng thương mại điện tử của doanh nghiệp hàng năm; Tỷ lệ doanh thu của mảng thương mại điện tử xuyên biên giới của doanh nghiệp hàng năm; Tần suất cập nhật danh mục sản phẩm dịch vụ trên môi trường số của doanh nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp có các cuộc giao tiếp với khách hàng thông qua các kênh số; Doanh nghiệp cung cấp công cụ/tiện ích số để khách hàng lựa chọn sản phẩm theo ý muốn.

Chỉ số Hoạt động trực tuyến

Gồm 04 tiêu chí: Tần suất tương tác nghiệp vụ với doanh nghiệp khác trên môi trường số; Tần suất tương tác nghiệp vụ với cơ quan nhà nước trên môi trường số; Tần suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến của doanh nghiệp; Mức độ doanh nghiệp mua sắm hàng hóa trực tuyến.

  • Chiến lược số

Trụ cột Chiến lược số trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 01 chỉ số thành phần và 01 tiêu chí: Doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số.

  • Hạ tầng và Công nghệ số

Hạ tầng và Công nghệ số gồm 02 chỉ số thành phần và 16 tiêu chí, cụ thể như sau:

Chỉ số Kết nối mạng

Gồm 02 tiêu chí: Kết nối tới mạng Internet băng thông rộng; Kết nối internet không dây.

Chỉ số Hạ tầng Công nghệ thông tin – truyền thông

Gồm 14 tiêu chí: Công nghệ số cơ bản (Mạng Intranet; Giải pháp lưu trữ bản ghi hồ sơ điện tử; Hóa đơn điện tử; Giải pháp chia sẻ thông tin, dữ liệu số); Công nghệ số nâng cao (Giải pháp điện toán đám mây; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm quản trị và nghiệp vụ; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm khách hàng và thị trường; Thiết bị, giải pháp IoT; Công nghệ Blockchain); Công nghệ số phục vụ sản xuất (Robot hoặc máy in 3D; Các quy trình tự động hóa; Các công nghệ nhận diện thương hiệu và sản phẩm tự động/chuyên biệt trong chuỗi cung ứng; Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các đối tác hỗ trợ thông qua các giải pháp số hóa).

  • Vận hành

Trụ cột vận hành trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 02 chỉ số thành phần và 13 tiêu chí, cụ thể như sau:

Chỉ số Chính sách Công nghệ thông tin – truyền thông

Gồm 06 tiêu chí: Chính sách bảo mật ICT; Chính sách bảo vệ dữ liệu; Chính sách bảo đảm chất lượng; Chính sách cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động; Tần suất doanh nghiệp nâng cấp hoặc cập nhật phần cứng/phần mềm: Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp vào việc cải thiện hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT.

Chỉ số Nguồn nhân lực

Gồm 07 tiêu chí: Cơ cấu tổ chức nhân sự (Bộ phận IT chuyên trách của doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến ICT, lập trình hoặc STEM; Tỷ lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh doanh của doanh nghiệp giải pháp làm việc từ xa), Kỹ năng nhân viên (Doanh nghiệp đào tạo nhân viên về lĩnh vực ICT; Doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo trực tuyến; Doanh nghiệp xây dựng kho tri thức và chuyên môn).

  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏgồm 02 chỉ số thành phần và 10 tiêu chí, cụ thể như sau:

Chỉ số Sử dụng Công nghệ thông tin – truyền thông (ICT)

Gồm 05 tiêu chí: Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh cho công việc; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng internet cho công việc; Sử dụng email tên miền Doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng cơ bản hoặc phần mềm office; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp họp trực tuyến.

Chỉ số Cơ sở hạ tầng R&D (Nghiên cứu và phát triển)

Gồm 05 tiêu chí: Bộ phận R&D của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư hàng năm cho mảng R&D của doanh nghiệp; Doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế/nhãn hiệu riêng; Đánh giá về năng lực đổi mới trong nội bộ của doanh nghiệp; Doanh nghiệp hợp tác sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá.

  • Dữ liệu và tài sản thông tin

Bao gồm Chỉ số Sử dụng và quản trị dữ liệu với 07 tiêu chí, cụ thể như sau: Doanh nghiệp có sở hữu CSDL riêng của mình; Doanh nghiệp có thu thập và sử dụng dữ liệu lớn; Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm/ứng dụng quản lý CSDL; Doanh nghiệp có phương pháp thu thập dữ liệu riêng thông qua các kênh số; Doanh nghiệp đã tạo ra/nâng cao doanh thu từ việc khai thác dữ liệu của mình; Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm hỗ trợ kinh doanh thông minh, công cụ phân tích và biểu thị dữ liệu; Công cụ quản trị tri thức; Doanh nghiệp có sử dụng công cụ/tiện ích hỗ trợ ra quyết định.

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2. Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

Đối với doanh nghiệp lớn 6 chỉ số được chia thành 6 cột, có 25 chỉ số thành phần và 139 tiêu chí. Sơ đồ cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được mô tả như sau:

  • Trải nghiệm số cho khách hàng

Thấu hiểu khách hàng từ bên ngoài

Gồm 09 tiêu chí: Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên bối cảnh và thông tin chi tiết được thu thập về khách hàng; Nội dung marketing nhắm đúng mục tiêu và và phù hợp; Các công cụ số được cung cấp để khách hàng dễ dàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng; Doanh nghiệp cung cấp điều kiện cần thiết, thuận lợi để khách hàng dễ dàng tương tác, đề xuất các mong muốn của mình; Doanh nghiệp tạo ra sự hứng khởi cho khách hàng để đưa ra các mong muốn của mình; Các tương tác khách hàng có thể được thực hiện liên thông trên các kênh số; Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng được dự báo và xử lý; Tạo tương tác xã hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp; Xây dựng cấu trúc quan hệ khách hàng để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu.

Quản lý trải nghiệm khách hàng

Quản lý trải nghiệm khách hàng trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 08 tiêu chí: Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng là rõ ràng và tất cả mọi người đều thấu hiểu; Trải nghiệm Khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ; Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng; Sự phát triển của danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng; Trải nghiệm khách hàng được tính đến trong quá trình giới thiệu cho khách hàng mới; Khách hàng có thể dễ dàng bắt đầu hành trình của mình trong một kênh/thiết bị và tiếp tục trong một kênh/thiết bị khác; Hiệu suất của hành trình khách hàng đo lường được; Hiệu suất của hành trình khách hàng có thể quản lý được

Thấu hiểu khách hàng

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có cái nhìn 360 độ về khách hàng; Có nguồn dữ liệu tin cậy cung cấp thông tin khách hàng; Kỳ vọng, sở thích và điều không thích của khách hàng được xem xét một cách tích cực.

Niềm tin của khách hàng

Gồm 05 tiêu chí: Kỳ vọng của khách hàng đối với thương hiệu được đáp ứng; Các khiếu nại nhận được được phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả; Khách hàng tin tưởng Doanh nghiệp có thể bảo mật quyền riêng tư của họ; Người dùng nhận thức được và có thể kiểm soát các thông tin cá nhân của họ được sử dụng; Hoạt động kinh doanh được tiến hành theo cách tối đa hóa sự tin tưởng của khách hàng.

  • Chiến lược số

Quản lý marketing và thương hiệu

Quản lý marketing và thương hiệu trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 04 tiêu chí; Chiến lược thương hiệu số với các nguyên tắc thương hiệu được áp dụng trong toàn Doanh nghiệp; cấu trúc quản trị thương hiệu kỹ thuật số được áp dụng để đảm bảo Doanh nghiệp tuân thủ chiến lược thương hiệu; Có quy trình để đánh giá hiệu suất thương hiệu kỹ thuật số; Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể của Doanh nghiệp.

Quản lý hệ sinh thái

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh doanh của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của nó trong đó; Doanh nghiệp thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình; Doanh nghiệp lựa chọn các hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.

Bảo trợ tài chính

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp được cấp kinh phí cho các dự án chuyển đổi; KPI hỗ trợ chiến lược chuyển đổi được thiết lập để đánh giá các quyết định đầu tư; Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên hiệu suất trước đây.

Trí tuệ thị trường

Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp đánh giá xu hướng thị trường để định hướng chiến lược số của mình: Các Doanh nghiệp phân tích nhu cầu khách hàng để định hướng chiến lược số của mình; Các Doanh nghiệp phân tích bối cảnh cạnh tranh để định hướng chiến lược số của mình.

Quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 03 tiêu chí: Có danh mục đầu tư sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp với chiến lược của Doanh nghiệp; có lộ trình đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ số; Có quá trình để đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ.

Quản lý chiến lược

Gồm 08 tiêu chí: Chiến lược kinh doanh có tầm nhìn rõ ràng; Chiến lược kinh doanh được đồng phát triển giữa nhóm kinh doanh và nhóm Công nghệ; Thực hành đo lường hiệu suất cho các mục tiêu chiến lược; Doanh nghiệp có chiến lược quản lý rủi ro; Doanh nghiệp thực hiện lộ trình chuyển đổi; Lãnh đạo Doanh nghiệp tích cực truyền đạt chiến lược chuyển đổi số để đẩy mạnh việc áp dụng; Có hoạt động quản trị việc thực thi mô hình chuyển đổi số; Doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích việc áp dụng các phương pháp hay nhất.

  • Hạ tầng và Công nghệ số

Quản trị công nghệ

Gồm 05 tiêu chí: Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám sát việc triển khai công nghệ; Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn ngành của doanh nghiệp; Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động đối với môi trường từ các hoạt động công nghệ; Doanh nghiệp quan tâm đến việc ảnh hưởng kinh tế khi sử dụng năng lượng; Doanh nghiệp quan tâm áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.

Kiến trúc công nghệ và ứng dụng

Gồm 07 tiêu chí: Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh; Thiết kế kiến trúc theo hướng dịch vụ; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp Nguồn mở: Các ứng dụng có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây; Doanh nghiệp sử dụng API mở để tích hợp; Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt.

Chỉ số an toàn và bảo mật

Chỉ số an toàn và bảo mật trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 04 tiêu chí: Các yếu tố an toàn bảo mật luôn được áp dụng khí thiết kế và triển khai các thành phần; Theo dõi các thành phần để xác định hoạt động có hại và vi phạm chính sách kèm theo các biện pháp hạn chế chúng; Bảo vệ hệ thống của tổ chức khỏi bị tổn hại; Công nghệ được áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp.

Ứng dụng và nền tảng

Gồm 04 tiêu chí: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng bởi doanh nghiệp: Sử dụng khả năng của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu; Doanh nghiệp có công cụ/tiện ích phát triển ứng dụng; Có bộ công cụ sẵn sàng để tạo điều kiện cho việc tự động hóa các tác vụ.

Kết nối và tính toán

Gồm 09 tiêu chí: Có áp dụng ảo hóa; Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết nối không dây; Sử dụng Giao thức Internet để kết nối; Sử dụng công nghệ loT để hỗ trợ nhu cầu kinh doanh; Quản lý cơ sở hạ tầng để hoàn thành chiến lược kinh doanh; Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng đám mây; Áp dụng nguyên tắc thiết kế của điện toán biên/mới nhằm hỗ trợ nhu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp tự động hóa các quy trình của mình.

  • Vận hành

Quản trị vận hành

Gồm 04 tiêu chí: Mô hình hoạt động phù hợp với chiến lược, giải pháp chuyển đổi số; Quản lý rủi ro được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày; Hoạt động tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như các tiêu chuẩn sẵn có; Các hoạt động an ninh bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

Thiết kế và đổi mới dịch vụ

Thiết kế và đổi mới dịch vụ trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 06 tiêu chí: Các yêu cầu nghiệp vụ được hiểu và chuyển thành thiết kế kiến trúc và dịch vụ; Tư duy Thiết kế được sử dụng để thấu hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan; Phương pháp Agile (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt) được áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm; Tối ưu hóa quy trình vận hành; Sáng tạo, đổi mới cải tiến các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới; Xây dựng quy trình làm việc (tiếp cận) hiệu quả cho các đối tác.

Triển khai/Chuyển đổi dịch vụ

Gồm 04 tiêu chí: Trách nhiệm đối với quản lý thay đổi hoạt động được thông qua; Quản lý phát hành được thông qua nhờ một phương thức tiếp cận chung; Áp dụng các nguyên tắc DevOps; Dòng công việc Cl/CD (Tích hợp liên tục/Phân phối liên tục) được vận hành.

Vận hành dịch vụ

Gồm 08 tiêu chí: Có sự đảm bảo các dịch vụ hoạt động ở đúng với mức hiệu suất đã thỏa thuận; Doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ; Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời đối với các thay đổi; Đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng theo đúng thời gian; Bộ phận giám sát hoạt động cung cấp góc nhìn về hiệu suất dịch vụ ; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để đảm bảo doanh thu; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để ngăn ngừa gian lận; Phát triển từ hoạt động kế thừa/sẵn có, tích hợp vào hoạt động tổng thể.

  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Giá trị Doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 06 tiêu chí: Hành vi lãnh đạo phù hợp với chiến lược số của doanh nghiệp và hoàn cảnh hiện tại; Nhân viên nhận thức được sự ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp; Nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược số; Một nền văn hóa ‘cú ngã an toàn’ tồn tại (thất bại nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp); Doanh nghiệp có khả năng để hỗ trợ cộng tác ảo; Doanh nghiệp chấp nhận sự hòa nhập.

Quản lý tài năng

Gồm 08 tiêu chí: Đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc phân phối/triển khai chiến lược số; Doanh nghiệp hiểu được năng lực của lực lượng lao động của mình; Doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần có để thực thi chiến lược số; Doanh nghiệp sở hữu các kỹ năng cần có để đạt được các mục tiêu của chiến lược số; Doanh nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài; Phát triển tài năng được coi là hoạt động liên tục nhằm cung cấp các cơ hội bình đẳng; Học tập sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang mang lại giá trị kinh doanh; Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự tham gia của nhân viên.

Hỗ trợ nơi làm việc

Gồm 08 tiêu chí: Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động; Môi trường làm việc hỗ trợ cho cho việc đổi mới; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ nâng cao hiệu suất; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ đổi mới; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới; Tri thức được nắm bắt một cách hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp; Tri thức được chia sẻ hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp .

  • Dữ liệu và tài sản thông tin

Quản trị dữ liệu

Quản trị dữ liệu trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 07 tiêu chí: Xác định và sử dụng siêu dữ liệu để tối đa hóa giá trị kinh doanh của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một cái nhìn thống nhất toàn diện về bối cảnh kinh doanh, gắn thẻ, mối quan hệ, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng nó; Chịu trách nhiệm về tài sản dữ liệu, cung cấp cho người dùng được ủy quyền dữ liệu chất lượng cao; Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu tổng thể để đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng đối với doanh nghiệp luôn sẵn sàng và nhất quán; Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép; Doanh nghiệp đã và đang xác định rõ ràng các chính sách dữ liệu với các quy tắc và quy trình về quyền sở hữu; Thiết lập tầm nhìn dài hạn với các mục tiêu đã đặt ra và các mục tiêu kinh doanh có thể đánh giá được; Xác định vai trò tổ chức của cá nhân để quản lý dữ liệu.

Kỹ thuật dữ liệu

Gồm 07 tiêu chí: Dữ liệu được Doanh nghiệp sử dụng được xác định, phân loại và mô hình hóa theo mô hình meta; Doanh nghiệp có khả năng lưu trữ và xóa bất kỳ dữ liệu nào đang sở hữu; Đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết luôn có thể truy cập được; Quản lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa; Thu thập dữ liệu mà Doanh nghiệp cần; Tính toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo; Trình bày dữ liệu theo cách phù hợp với mục đích.

Hiện thực hóa giá trị dữ liệu

Hiện thực hóa giá trị dữ liệu trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn gồm 03 tiêu chí: Các quyết định của Doanh nghiệp đều dựa trên dữ liệu; Trích xuất kiến thức và thông tin chi tiết từ dữ liệu sử dụng các khả năng từ các quy trình, thuật toán và hệ thống; Tạo ra các lợi ích kinh tế có thể đo lường được từ dữ liệu.

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

1.3. Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty

Chi tiết cấu trúc của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty tương tự như cấu trúc của chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty sẽ theo cấu trúc 6 trụ cột nêu tại nội dung phần (1.2. Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn). 

Việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty được tổng hợp trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thành viên (gồm công ty mẹ và các công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, … của tập đoàn/tổng công ty).

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty
Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty

2. Chỉ số thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

2.1. Chỉ số thang điểm đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

TT Chỉ số Số lượng tiêu chí Thang điểm tối đa
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Đánh giá tổng thể 60 64 128 192 256 320
1 Trải nghiệm số cho khách hàng 13 13 26 39 52 65
2 Chiến lược số 1 5 10 15 20 25
3 Hạ tầng và Công nghệ số 16 16 32 48 64 80
4 Vận hành 13 13 26 39 52 65
5 Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp 10 10 20 30 40 50
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 7 7 14 21 28 35

Tùy theo kết quả đánh giá (điểm tổng đạt được của tất cả các tiêu chí) doanh nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số theo nguyên tắc sau:

  • Đánh giá từng trụ cột

Căn cứ vào kết quả đánh giá điểm tổng đạt được của các tiêu chí trong trụ cột, đối chiếu với thang điểm đánh giá trong Bảng 1 để xếp loại Trụ cột đó đang ở mức nào trong 5 mức: Mức 1 – Khởi động; Mức 2 – Bắt đầu; Mức 3 – Hình thành: Mức 4 – Nâng cao; Mức 5 – Dẫn dắt.

Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số
0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động
1 Từ trên 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Ví dụ: Doanh nghiệp có tổng điểm của trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng là 39 điểm thì sẽ được đánh giá: “trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng của doanh nghiệp đạt mức 3 – đã hình thành”.

Ngoài 5 mức chuyển đổi số này, sẽ có một mức nữa là mức 0 – mức chưa khởi động chuyển đổi số. Đây là mức đánh giá đối với doanh nghiệp mà hầu như chưa có động thái gì cho chuyển đổi số.

  • Đánh giá tổng thể

– Mức 0 – Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 20 điểm;

– Mức 1- Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 20 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;

– Mức 2 – Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 64 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;

– Mức 3 – Hình thành: Điểm tối đa trên 128 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;

– Mức 4 – Nâng cao: Điểm tối đa trên 192 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 4;

– Mức 5 – Dẫn dắt: Điểm tối đa từ trên 256 cả 6 trụ cột đều đạt mức 5.

Để đảm bảo tính toàn diện, khách quan, việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bao gồm các hình thức: do doanh nghiệp tự đánh giá; do tổ chức hoặc chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá; do Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chức năng được Bộ Thông tin và Truyền thông ủy quyền đánh giá.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu liên quan đến các tiêu chí trong trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ để các chuyên gia, tổ chức tư vấn hoặc đơn vị chức năng thực hiện đánh giá.

thang điểm đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thang điểm đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2. Chỉ số thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

TT Chỉ số Số lượng tiêu chí Thang điểm tối đa
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Đánh giá tổng thể 139 139 278 417 556 695
1 Trải nghiệm số cho khách hàng 25 25 50 75 100 125
2 Chiến lược số 24 24 48 72 96 120
3 Hạ tầng và Công nghệ số 29 29 58 87 116 145
4 Vận hành 22 22 44 66 88 110
5 Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp 22 22 44 66 88 110
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 17 17 34 51 68 85

Tùy theo kết quả đánh giá (điểm tổng đạt được của tất cả các tiêu chí) doanh nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số theo nguyên tắc sau:

  • Đánh giá từng trụ cột

Căn cứ vào kết quả đánh giá điểm tổng đạt được của các tiêu chí trong trụ cột, đối chiếu với thang điểm đánh giá trong Bảng 1 để xếp loại Trụ cột đó đang ở mức nào trong 5 mức: Mức 1 – Khởi động; Mức 2 – Bắt đầu; Mức 3 – Hình thành: Mức 4 – Nâng cao; Mức 5 – Dẫn dắt.

Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số
0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động
1 Từ trên 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Ví dụ: Doanh nghiệp lớn có tổng điểm của trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng là 350 điểm thì sẽ được đánh giá: “trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng của doanh nghiệp đạt mức 3 – đã hình thành”.

Ngoài 5 mức chuyển đổi số này, sẽ có một mức nữa là mức 0 – mức chưa khởi động chuyển đổi số. Đây là mức đánh giá đối với doanh nghiệp mà hầu như chưa có động thái gì cho chuyển đổi số.

  • Đánh giá tổng thể

– Mức 0 – Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 điểm;

– Mức 1 – Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 40 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;

– Mức 2 – Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 139, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;

– Mức 3 – Hình thành: Điểm tối đa trên điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;

– Mức 4 – Nâng cao: Điểm tối đa từ trên 417 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn;

– Mức 5 – Dẫn dắt: Điểm tối đa từ trên 556 điểm và tất cả 6 trụ cột đạt mức 5.

Tải mẫu chi tiết tiêu chí và điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp lớn (Nguồn: Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Để đảm bảo tính toàn diện, khách quan, việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ bao gồm các hình thức: do doanh nghiệp tự đánh giá; do tổ chức hoặc chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá; do Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chức năng được Bộ Thông tin và Truyền thông ủy quyền đánh giá.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu liên quan đến các tiêu chí trong trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn để các chuyên gia, tổ chức tư vấn hoặc đơn vị chức năng thực hiện đánh giá.

Xem thêm: Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến 2030 và Quyết định 749 TT-CP

 thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

2.3. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty

Để tính thang điểm đo lường chỉ số chuyển đổi số của tập đoàn/ tổng công ty thường sẽ có 2 hình thức đánh giá như sau:

1. Phương pháp đánh giá tổng thể

Bước 1: Thực hiện đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số theo bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp lớn cho từng đơn vị thành viên

Các đơn vị thành viên được đánh giá bao gồm công ty mẹ, công ty con cấp 1, cấp 2 (bao gồm cả đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc), đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện,…; không bao gồm các công ty liên kết.

Đối với đơn vị công ty mẹ và công ty con có công ty con cấp dưới trực thuộc: áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.

Đối với đơn vị là công ty con không có công ty con cấp dưới trực thuộc thì tùy theo quy mô đơn vị để áp dụng:

  • Nếu thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa thì áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Nếu thuộc doanh nghiệp lớn thì áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số tổng thể của từng đơn vị (hoặc mức độ chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị) sẽ được gán điểm chuyển đổi số Mđv tương ứng cho đơn vị thành viên đó theo nguyên tắc:

  • Mức 0: Mđv = 0 điểm
  • Mức 1: Mđv = 1 điểm
  • Mức 2: Mđv = 2 điểm
  • Mức 3: Mđv = 3 điểm
  • Mức 4: Mđv = 4 điểm
  • Mức 5: Mđv = 5 điểm

Bước 2: Xác định trọng số của từng đơn vị (Wđv) theo tỷ lệ % nhân sự

[Wdv] = Số lượng nhân sự (có HĐLĐ) của đơn vị


Tổng nhân sự (có HĐLĐ) của cả tập đoàn, tổng công ty

Bước 3: Xác định điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty (Đth)

[Đth] n∑1(Mdv+Wdv)

Trong đó:

  • n: là số đơn vị thành viên trong tập đoàn/tổng công ty
  • Đth : là Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/ tổng công ty
  • Mđv : Là Điểm Mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên
  • Wđv: Là trọng số của đơn vị thành viên theo Tỷ lệ % nhân sự của đơn vị trên tổng số nhân sự của tập đoàn/tổng công ty

Bước 4: Xác định mức độ chuyển đổi số theo bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty

  • Mức 0 (Chưa khởi động chuyển đổi số): Đth nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 điểm; hoặc trên 0,5 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn.
  • Mức 1 (Khởi động): (i) Đth từ trên 0,5 đến dưới 1 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 1 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 1 điểm đến dưới 2 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 2:
  • Mức 2 (Bắt đầu): (i) Đth từ trên 1,5 đến dưới 2 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 2 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 2 điểm đến dưới 3 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 3;
  • Mức 3 (Hình thành): (i) Đth từ trên 2,5 đến dưới 3 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 3 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 3 điểm đến dưới 4 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 4;
  • Mức 4 (Nâng cao): (i) Đth từ trên 3,5 điểm dưới 4 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 4 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 4 điểm đến dưới 5 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 5:
  • Mức 5 (Dẫn dắt): (i) Đth từ trên 4,5 đến dưới 5 điểm và Mức độ chuyển đổi số của công ty mẹ đạt mức 5; hoặc (ii) Đth đạt 5 điểm;

2. Phương pháp đánh giá theo từng trụ cột

Việc xác định Mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của tập đoàn/tổng công ty tương tự như đánh giá tổng thể theo các bước từ 1 đến 4 trên đây, trong đó:

  • Thay giá trị điểm mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên (Mđv) bằng giá trị điểm mức độ chuyển đổi số trụ cột tương ứng của đơn vị thành viên (Mtcđv).
  • Thay giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty (Đth) bằng giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số theo trụ cột của tập đoàn/tổng công ty (Đtcth).

Để đảm bảo tính toàn diện, khách quan, việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ bao gồm các hình thức: do doanh nghiệp tự đánh giá; do tổ chức hoặc chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá; do Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chức năng được Bộ Thông tin và Truyền thông ủy quyền đánh giá.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu liên quan đến các tiêu chí trong bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp tập đoàn/ tổng công ty để các chuyên gia, tổ chức tư vấn hoặc đơn vị chức năng thực hiện đánh giá.

3. Xác định các cấp độ của bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số 

Theo đó, bộ chỉ số chuyển đổi số được chia thành 3 cấp độ: Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; Chỉ số chuyển đổi cấp bộ; Chỉ số chuyển đổi quốc gia.

  • Chỉ số chuyển đổi số của tỉnh

Chỉ số này được xây dựng theo ba trụ cột chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Mỗi trụ cột bao gồm 7 chỉ số chính: Chỉ số đánh giá sự thay đổi được cảm nhận, Chỉ số xây dựng thể chế, Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng và nền tảng kỹ thuật số, Chỉ số thông tin và dữ liệu số, Chỉ số hoạt động chuyển đổi số, Chỉ số đào tạo an ninh mạng trong chuyển đổi số và Chỉ số đánh giá phát triển nguồn nhân lực.

Mỗi chỉ số chính có các chỉ số phụ khác nhau và trong mỗi chỉ số phụ là các tiêu chí (sự chuyển đổi quan niệm, kiến ​​tạo thể chế, hạ tầng và nền tảng số, thông tin và dữ liệu số, xã hội vận hành, an ninh mạng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số).

  • Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ

Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ không được đánh giá riêng lẻ theo các trụ cột như cấp tỉnh mà đánh giá tổng thể chỉ số chuyển đổi số cấp bộ để đảm bảo các tiêu chí đánh giá là tương đồng và phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận. trụ cột khác nhau.

Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, giống như chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, cũng bao gồm 7 chỉ số chính, mỗi chỉ số lại có các chỉ số phụ khác nhau và mỗi chỉ số thành phần đều có tiêu chuẩn (đánh giá qua số lượng báo cáo – Điều tra xã hội học, sắc thái không gian mạng thông tin, phỏng vấn chuyên gia).

  • Chỉ số chuyển đổi số quốc gia

Chỉ số được xây dựng dựa trên ba trụ cột: Chính phủ số, Nền kinh tế số và Xã hội số. Chỉ số này cũng bao gồm 7 chỉ số chính như chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, mỗi chỉ số đều có các chỉ số phụ.

Theo kết quả đánh giá chuyển đổi trình diễn cấp tỉnh, cấp bộ, các chỉ số cấu thành, tiêu chuẩn của chỉ số chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

cấp độ của bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số
Xác định các cấp độ của bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số

Việc đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp theo bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số trước hết được thực hiện bởi từng đơn vị thành viên. Theo loại hình và quy mô, từng đơn vị thành viên được đánh giá bằng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp lớn/tổng công ty/tập đoàn hoặc chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin trên từ Công ty chuyển đổi số CoDX để áp dụng đúng các chỉ số so với tiêu chuẩn của Bộ Thông Tin và Truyền Thông. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh