Balanced scorecard là gì? Thước đo và Cách áp dụng BSC hiệu quả

Balanced scorecard đã trở thành một trong những công cụ quản lý chiến lược phổ biến và hiệu quả nhất trong kinh doanh hiện tại. Từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các tập đoàn đa quốc gia, tất cả đều đang áp dụng phương pháp này để định hình và theo dõi chiến lược của mình. Vậy Balanced scorecard là gì? Mời bạn cùng CoDX đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về mô hình BSC và cách xây dựng chiến lược hiệu quả với phương pháp này.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. BSC – Balanced scorecard là gì?

Balanced Scorecard (BSC) là một công cụ quản trị chiến lược ưu việt, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, triển khai, theo dõi và đo lường tiến độ đạt được các mục tiêu chiến lược.

BSC không chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính, mà còn quan tâm đến ba yếu tố quan trọng khác: 

  • Khách hàng.
  • Quy trình nội bộ.
  • Học tập và phát triển.

2. Thước đo của mô hình Balanced scorecard

Mối quan hệ giữa các thước đo trong BSC rất quan trọng và mang tính toàn diện, đóng vai trò then chốt trong việc định hình chiến lược và đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. 

BSC bao gồm bốn loại thước đo chính, bao quát cả các yếu tố tài chính và phi tài chính:

  • Thước đo tài chính.
  • Thước đo khách hàng.
  • Thước đo quy trình nội bộ.
  • Thước đo học tập & phát triển.

Mối quan hệ giữa các thước đo này tác động với nhau sâu sắc. Các mục tiêu phi tài chính như hài lòng khách hàng, hiệu quả quy trình và phát triển nhân viên góp phần cải thiện các chỉ số tài chính. Một cải thiện trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ, ví dụ, có thể dẫn đến tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Thước đo của mô hình Balanced scorecard là gì?
Mối quan hệ giữa các thước đo tác động mật thiết với nhau trong kinh doanh

2.1. Thước đo tài chính trong Balanced scorecard

Thước đo tài chính trong BSC tập trung đo lường các yếu tố như:

  • Chi phí cố định.
  • Chi phí khấu hao.
  • Lợi nhuận. 
  • Các chỉ số tài chính khác. 

Tuy nhiên, việc đo lường các chỉ số này thường tốn nhiều thời gian và công sức. Thậm chí, thước đo tài chính có thể trở thành sự xác nhận muộn cho hiệu quả hoạt động trước đó của doanh nghiệp.

Nghĩa là, khi các kết quả tài chính được đo lường, doanh nghiệp mới có thể đánh giá chính xác hiệu suất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc chờ đợi đến khi có kết quả tài chính cuối cùng có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội sửa đổi và cải thiện trong quá trình kinh doanh.

Do đó, BSC đề xuất sử dụng các thước đo phi tài chính song song với thước đo tài chính để tạo ra cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

2.2. Thước đo khách hàng trong Balanced scorecard

Sự thành công của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào mức độ hài lòng của khách hàng. Hài lòng khách hàng đảm bảo họ sẽ tiếp tục ủng hộ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao.

Điều quan trọng khi sử dụng Balanced Scorecard là đo lường cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng.

Có một số câu hỏi quan trọng có thể được áp dụng để hoàn thiện đánh giá trong Balanced Scorecard như sau:

  • Chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đã đúng chưa?
  • Cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào?
  • Tỷ lệ phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm là như thế nào? Phản hồi tích cực và tiêu cực chiếm bao nhiêu phần trăm?
  • Họ có sự so sánh giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh như thế nào?

2.3 Thước đo hoạt động nội bộ trong Balanced scorecard (BSC)

Trong BSC, quy trình nội bộ được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện công việc, từ đó rút ra bài học và đề ra các phương án cải thiện giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Đánh giá này căn cứ vào nhiều tiêu chí nhỏ, ví dụ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, tỷ lệ % người lao động gắn bó tăng, và % thời gian xử lý công việc.

Việc đo lường và theo dõi quy trình nội bộ giúp doanh nghiệp nhận biết các điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động của mình. Từ đó, doanh nghiệp có cơ hội cải thiện hiệu quả quy trình làm việc, nâng cao năng suất lao động, và tối ưu hóa công việc. 

BSC nhấn mạnh rằng đánh giá không chỉ dừng lại ở mức độ tài chính mà còn đặc biệt chú trọng vào mức độ tổ chức hoạt động nội bộ. Đảm bảo sự cân bằng và phát triển toàn diện cho doanh nghiệp, nhờ đó đạt được hiệu quả chiến lược và đồng thời góp phần định hình thành công dài lâu.

2.4. Thước đo học tập và phát triển trong BSC

Học hỏi và phát triển là yếu tố quan trọng trong Balanced Scorecard, dù không có con số cụ thể để đo lường. Tuy nhiên, chúng đóng vai trò to lớn trong thành công của doanh nghiệp. Để cải thiện năng suất và tạo giá trị, bạn cần tập trung vào chính sách và công cụ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của nhân viên.

Thước đo học tập và phát triển trong Balanced Scorecard là gì
4 mô hình các thước đo quan trọng của BSC

3. Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng mô hình Balanced scorecard hiệu quả 

Mô hình Balanced Scorecard (BSC) là một công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng quản lý chiến lược, giúp doanh nghiệp đo lường và định hướng thành công theo mọi mặt. Để áp dụng BSC hiệu quả, doanh nghiệp có thể tuân thủ các bước sau:

3.1. Bước 1: Kiểm soát các dữ liệu trong mô hình Balanced scorecard

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đối mặt với vấn đề quá tải dữ liệu. Bước đầu tiên cần làm là xác định rõ chiến lược và đưa nó vào nền tảng tập trung. Từ đó, có thể xác định tập hợp các thước đo cho những người liên quan và theo dõi hoạt động của họ.

Quy trình kiểm soát dữ liệu có thể thực hiện như sau:

  • Giới hạn số lượng các biện pháp BSC để dễ quản lý hơn, tập trung vào 10 – 15 chiến lược chính.
  • Chuẩn bị trước các câu hỏi về các yếu tố, mục tiêu trước cuộc họp diễn ra để giải thích và khắc phục vấn đề.
  • Gửi tài liệu và trả lời các câu hỏi trước 1-2 ngày trước cuộc họp, nhắc nhở mọi người cần phải đọc và hiểu nó trước khi tham gia cuộc họp.
  • Đưa ra các quyết định để đánh giá chiến lược cuộc họp, ghi chép lại những quyết định và yêu cầu mọi người thực hiện những quyết định đó.
  • Theo dõi các mục hành động và các dấu mốc quan trọng của dự án để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của chiến lược.

3.2. Bước 2: Đo lường và đánh giá được các yếu tố mục tiêu trong BSC

Để đo lường và đánh giá mục tiêu một cách chính xác, bạn có thể sử dụng hệ thống ký hiệu với các màu sắc khác nhau để đánh dấu các yếu tố mục tiêu. Ví dụ:

  • Màu đỏ: Biểu thị thước đo mục tiêu cần được hỗ trợ hoặc cần phân bổ thêm nguồn lực bên ngoài để đưa mọi thứ vào đúng quỹ đạo.
  • Màu hổ phách (hoặc màu vàng): Biểu thị thước đo hoặc mục tiêu đang tiến theo hướng chính xác hoặc có khả năng tự điều chỉnh.
  • Màu xanh lá cây: Biểu thị cho việc mọi thứ đang tiến hành đúng hướng, và các mục tiêu đã được đạt tới.

3.3. Bước 3: Đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu dựa vào KPI 

KPI (Hay Key Performance Indicator) là công cụ quản lý hiệu suất hiệu quả, giúp giao trách nhiệm cho nhân viên và đánh giá xem họ đã thực hiện theo chiến lược hay chưa. 

Để đạt hiệu quả cao, nên kết hợp cả BSC và phần mềm đánh giá KPI. Điều này cho phép đặt các KPI phù hợp với từng yếu tố mục tiêu của doanh nghiệp, giúp kiểm soát công việc và điều chỉnh một cách hợp lý.

3.4. Bước 4: Kết nối các yếu tố mục tiêu trong mô hình Balanced scorecard lại với nhau

Với kế hoạch và chiến lược đã đề ra, bạn nên sử dụng BSC để đo lường và gắn mục tiêu vào chúng để đạt hiệu quả cao hơn. Giao cho nhân viên các nhiệm vụ kèm theo KPI đạt được giúp tăng cường hiệu quả thực hiện chiến lược. 

Cuối cùng, kết nối các mục tiêu với nhau bằng mũi tên giúp thể hiện sự nguyên nhân – kết quả và đo lường chính xác nhất.

Hướng dẫn  áp dụng mô hình Balanced scorecard
Hướng dẫn chi tiết các bước áp dụng mô hình

4. Lợi ích của mô hình Balanced scorecard là gì?

Với các mô hình hiện đại, Balanced Scorecard đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu mà mô hình BSC mang lại:

  • Lập kế hoạch chiến lược hiệu quả: BSC giúp xây dựng hệ thống các mối quan hệ giữa nhân quả và mục tiêu, giúp doanh nghiệp phát triển một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.
  • Cải thiện truyền thông doanh nghiệp: Kế hoạch truyền thông bên ngoài và nội bộ được tối ưu thông qua BSC, giúp nhân viên và đối tác hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược.
  • Kết nối chặt chẽ các dự án khác nhau: BSC giúp xây dựng và quản lý các dự án nhỏ một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp định hướng và triển khai các bước phát triển một cách có mục tiêu và hiệu quả.
  • Cải thiện hiệu suất báo cáo: Thông tin từ BSC có thể được sử dụng làm báo cáo tổng quan, giúp các vấn đề chính được thể hiện rõ ràng, gọn gàng và tập trung vào các mục tiêu quan trọng.
Lợi ích của mô hình Balanced scorecard là gì?
Một số lợi ích của mô hình BSC

Như vậy, CoDX đã giúp bạn trả lời câu hỏi Balanced scorecard là gì và những lợi ích quan trọng của nó. BSC là hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá kết quả hoạt động đa khía cạnh. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cải tiến và đột phá, từ đó đạt được thành công và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh