Trải nghiệm nhân viên là gì? Thiết kế hành trình Employee Experience hiệu quả

Ngày nay, với nhiều yếu tố cạnh tranh quyết định đến sự gắng bó của nhân viên với doanh nghiệp thì hành trình trải nghiệm là yếu tố quyết định then chốt nhất. Vậy trải nghiệm nhân viên là gì và hành trình trải nghiệm Employee Experience bao gồm các giai đoạn nào? Cùng CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Trong một cuộc khảo sát với hơn 250 tổ chức trên toàn cầu cho thấy các doanh nghiệp tạo được trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên sẽ có doanh thu trung bình cao hơn gấp 2 lần và lợi nhuận trung bình cao hơn gấp 4 lần so với doanh nghiệp không làm được điều đó.

1. Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là gì?

Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là hành trình nhân viên đã trải qua tính từ lúc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp đến khi vào làm chính thức và rời đi. Toàn bộ quá trình học hỏi, quan sát và làm việc đó sẽ góp phần tạo thành trải nghiệm của chính bản thân nhân viên.

Vì vậy, một doanh nghiệp muốn quản trị xuất sắc hành trình trải nghiệm nội bộ thì họ phải quan tâm và lắng nghe nhân viên của mình trong mỗi giai đoạn của quá trình làm việc.

Doanh nghiệp phải xác định được đâu là mối quan tâm hàng đầu của một nhân sự. Từ đó cố gắng tìm hiểu, giải quyết, phối hợp tổ chức các trải nghiệm được cá nhân hóa và có chủ đích cho từng đối tượng nhân viên.

Hành trình trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tạo nên nền tảng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy để làm tốt điều này, cần sự phối hợp của các thành viên.

Trải nghiệm nhân viên là gì
Trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tạo nên nền tảng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Employee Experience là nền tảng tạo ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc duy trì tinh thần làm trải nghiệm khách hàng, cải thiện sản phẩm và xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh đều đòi hỏi cần có sự tham gia, nỗ lực của từng cá nhân trong tổ chức. Muốn làm được điều này, sự cố gắng và phối hợp của các thành viên là vô cùng quan trọng và được quyết định bởi các tương tác giữa nhân viên với tổ chức đó trong suốt quá trình làm việc.

“Khi tiền không còn là mối quan tâm hàng đầu, tập trung vào trải nghiệm nhân sự là một những lợi thế cạnh tranh khả thi nhất mà một doanh nghiệp có thể tạo ra quyết định sự gắn bó, cống hiến và trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp” trích dẫn của Jacob Morgan – tác giả cuốn sách The Employee Experience Advantage

>>> Có thể bạn quan tâm:

2. Hành trình trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) bao gồm những giai đoạn nào?

Tuyển dụng, hội nhập, phát triển năng lực, giữ chân, rời bỏ là 5 giai đoạn trong hành trình trải nghiệm của nhân viên khi gia nhập vào doanh nghiệp

2.1 Giai đoạn 1: Tuyển dụng (Hire)

Giai đoạn tuyển dụng bao gồm toàn bộ quá trình xây dựng các bước tuyển dụng một nhân viên mới. Các yếu tố daonh nghiệp cần cân nhắc để có giai đoạn tuyển dụng thành công vao gồm: thời gian tuyển dụng, chi phí bỏ ra, chất lượng của đợt tuyển dụng và tỉ lệ thành công.
Phải xem xét kỹ nội dung đăng tin tuyển dụng có đủ hấp dẫn, nội dung thể hiện rõ ràng và thu hút được sự chú ý của các ứng viên tiềm năng hay chưa?

5 giai đoạn trong hành trình trải nghiệm nhân viên
Tuyển dụng là giai đoạn đầu tiên trong hành trình trải nghiệm của nhân viên

2.2 Giai đoạn 2: Hội nhập (Onboarding)

Khi nhân viên mới bước vào công ty cần làm quen với môi trường làm việc, quy trình vận hành cũng như hệ thống và các công cụ hỗ trợ công việc. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhân viên cần có thời gian để bắt nhịp với công việc mới và làm việc hiệu quả. Vì vậy, giai đoạn onboarding càng được chú trọng hiệu quả sẽ làm tăng sự hào hứng của nhân viên trong công việc mới. Và điều quan trọng hơn là tạo sự kết nối lâu dài giữa nhân viên và doanh nghiệp.

2.3 Giai đoạn 3: Phát triển nghề nghiệp (Development)

Mỗi nhân viên trong quá trình làm việc sẽ có tốc độ và kỹ năng khác nhau. Vì vậy, để nhân viên thực hiện tốt vai trò của mình, người quản lý phải vạch rõ lộ trình phát triển nghề nghiệp của họ. Liên tục đánh giá năng lực, hiệu quả thực hiện công việc, các kỹ năng làm việc nhóm hoặc nguyện vọng thăng tiến của họ trong tương lai. Ngoài ra, người lãnh đạo cần gợi mở, hoặc tạo cơ hội để họ phát triển kỹ năng của mình.

2.4 Giai đoạn 4: Giữ chân nhân tài (Retention)

Sau khi đã ổn định và hòa nhập với doanh nghiệp, tại bước này cần có những chiến lược để giữ chân nhân viên. Giúp nhân viên tiếp tục phát huy năng lực, thể hiện khả năng và đóng góp cho thành công của công ty. Nhân viên luôn muốn gắng bó với nơi mà nọ được tôn trọng, truyền cảm hứng, và cảm thấy được kết nối với tầm nhìn chiến lược chung của toàn doanh nghiệp.
Ngoài ra, giữ chân nhân tài cũng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế cho doanh nghiệp. Theo ước tính, chi phí bỏ ra để tuyển dụng, đào tạo thay thế một nhân viên có thể lên đến 50-60% mức lương hằng năm mà họ phải bỏ ra.

2.5 Giai đoạn 5: Rời bỏ (Exit)

Lý do để nhân viên rời khỏi doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân như: đến tuổi nghỉ hưu hay cần đổi một môi trường mới… Bất cứ nhân viên nào cũng có thể rời khỏi doanh nghiệp của bạn tại một thời điểm nào đó. Vì vậy, tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp cải thiện và phát triển hành trình trải nghiệm nhân viên của doanh nghiệp trong tương lai.

>>> Xem thêm:

3. Trải nghiệm nhân viên được tác động bởi những yếu tố nào?

Theo nhiều nghiên cứu có 3 yếu tố chính sẽ tác động đến Employee Experience quyết định mức độ hài lòng và sự gắn bó lâu dài của nhân viên mà các cấp lãnh đạo nhất định nên nắm rõ như sau:

3.1 Văn hóa doanh nghiệp tác động bởi Employee Experience

Nhân viên cần được truyền tải và tự hào về văn hóa công ty, làm cho họ cảm thấy họ là một phần của tổ chức; chịu trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ chức.

Nhân viên được điều hành bởi những người có kinh nghiệm; tạo cơ hội cho họ học hỏi và phát triển. Tất nhiên, phải có phản hồi, đánh giá và công nhận kết quả.

>> Xem ngay:

3.2 Yếu tố công nghệ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm nhân viên

Đây là điều không thể thiếu trong thời đại số. Việc ứng dụng các công cụ, phần mềm hiện đại sẽ giúp nhân viên thực hiện công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, các sai sót trong quá trình thực hiện cũng được giảm thiểu, giúp họ vui vẻ và tự tin hơn.

Yếu tố công nghệ ảnh hưởng lớn đến tính trải nghiệm của nhân sự
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng lớn đến hành trình của nhân viên tại doanh nghiệp

Các phân hệ tiện ích trong nhóm mạng xã hội doanh nghiệp của CoDX sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm nhân viên khi làm việc với các tiện ích: Mạng nội hội giao tiếp nội bộ, quản lý tài liệu, quản lý công việc, trình ký điện tử – chữ ký số, họp trực tiếp,…

>>> Dành cho bạn: Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên

3.3 Môi trường vật lý tác động đến trải nghiệm nhân viên

Đó là tất cả những gì có thể nhìn, nghe, ngửi, chạm được tại công sở chẳng hạn như: bàn ghế, máy lạnh, đèn, khu vực ăn uống… tất cả sẽ tạo nên không gian làm việc thoải mái, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.

Với quan điểm “lấy con người làm trọng tâm” thì đây là 3 yếu tố cần được đảm bảo trong bất cứ doanh nghiệp nào. Năm 2022, trong công cuộc chuyển đổi số, một hệ thống giúp nhân viên có những “cảm xúc tích cực” sẽ là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt này dễ dàng.

4. Tạo nên những “cảm xúc” tích cực cho nhân viên là chiến lược lâu dài

Trải nghiệm nhân viên tích cực rất khó có thể tạo ra trong 1 ngày, 1 tháng… mà điều đó cần một quá trình thực hiện bài bản, chiến lược lâu dài của công ty. Những nhu cầu cơ bản phải được đáp ứng ở mức tốt nhất cùng với đó, các chính sách phát triển nhân sự là hết sức cần thiết để nhân viên đạt được những kỳ vọng cao hơn.

Với tôn chỉ đặt trải nghiệm nhân viên lên hàng đầu, hệ thống Phản hồi CoDX được thiết kế với các chức năng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc lý tưởng trên nền tảng số. Hệ thống mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp tiêu chuẩn và tùy chỉnh với mục tiêu xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững, tự nhiên nhất.

Hệ thống gồm 4 phân hệ chính sau:

Phản hồi 360 độ - CoDX 360 Degree

Phương pháp thu thập và đánh giá hành vi nhân viên hiệu quả, tự động. 360 độ Degree cho phép nhân viên đề xuất đóng góp cá nhân ẩn danh giúp Doanh nghiệp xây dựng được văn hóa CHO & NHẬN phản hồi một cách hiệu quả, xác thực và đúng đắn.

Giao diện phần mềm Phản hồi 360 độ

Tính năng nổi bật

  • Thực hiện việc cho phản hồi công khai hoặc ẩn danh.
  • Nhận phản hồi và phát triển năng lực hoàn thiện.
  • Xây dựng kho dữ liệu phân tích dữ liệu đa chiều 360°, chính xác và hiệu quả.
  • Thiết kế chương trình Phản hồi 360° đa dạng & tùy biến.

Ví thưởng nhân viên CoDX E-Wallet

CoDX E-Wallet là ứng dụng khen thưởng nội bộ theo nhu cầu nhân viên với 5 hình thức: Phiếu giảm giá, Phiếu mua hàng, Thẻ hội viên, Gói dịch vụ, Quà tặng, Vé tham dự. Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế chương trình phúc lợi thu hút và giữ chân người tài.

Giao diện phần mềm Ví thưởng nhân viên

Tính năng nổi bật

  • Gửi quà tặng và chia sẻ công khai đến đồng nghiệp
  • Động viên nhân viên bằng chủ động khen thưởng linh hoạt
  • Hỗ trợ đổi quà thay cho nhân viên
  • Xây dựng môi trường gắn kết nhân viên trực thuộc
  • Phân tích, thống kê, báo cáo & cải tiến phúc lợi liên tục

Bảng thành tích CoDX - Leaderboard

CoDX - Leaderboard là công cụ thúc đẩy và động viên nhân viên phát triển các hành vi theo giá trị cốt lõi trong khung năng lực một cách tường minh, chính xác theo thời gian thực bằng Bảng điểm hành vi trong toàn tổ chức. Bảng điểm được ghi nhận dựa trên thành tích công việc, học tập, thi đua. 

Tính năng nổi bật

  • Theo dõi thành tích của thành viên đội, tổ, nhóm và đồng nghiệp.
  • Thúc đẩy phát triển hành vi theo giá trị cốt lõi từ thông tin đa chiều và tường minh.
  • Nhân viên chủ động thực hiện các hoạt động để gia tăng thành tích.

Thông điệp tuyên dương - CoDX Message

CoDX Message là công cụ hữu ích để lan tỏa các thông điệp từ những hành vi theo giá trị cốt lõi. Cho phép gửi 6 loại thông điệp: Tuyên dương, Cảm ơn, Thiệp mừng, Nhắn gửi, Góp ý, Đề xuất tạo sự gắn kết tập thể trong môi trường tổ chức.

Giao diện phần mềm Thông điệp tuyên dương

Tính năng nổi bật

  • Gửi thông điệp - Thank you card đến đồng nghiệp.
  • Thiết kế chính sách Quỹ điểm CHO - NHẬN linh hoạt, tùy biến.
  • Chia sẻ, khuyến khích cho nhân viên tự thông tin đa chiều.
  • Theo dõi, hỗ trợ nhân viên cải tiến các Đề xuất - Góp ý.
  • Tặng điểm và đổi điểm.

Hệ thống phản hồi CoDX hiện đang mở cho khách hàng sử dụng miễn phí trong vòng 30 ngày. Sau thời gian dùng thử, khách hàng chỉ phải trả 1 khoản phí nhỏ (chỉ từ 499k/tháng) để sử dụng. Tặng kèm thêm 3 phần mềm miễn phí:

  • Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp: giao tiếp và tương tác không giới hạn
  • Hồ sơ nhân viên: không giới hạn số lượng nhân viên
  • Cơ cấu tổ chức: Không giới hạn quy mô doanh nghiệp

Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: 1900 25 25 81 - Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức - Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.

Con người là nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp luôn luôn cần để phát triển từng ngày, nhất là trong thời đại công nghệ số thì cá nhân giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ là năng lượng thúc đẩy sức mạnh của cả doanh nghiệp.

>>> Tin liên quan:

Hi vọng quan bài viết trên bạn đã biết trải nghiệm nhân viên là gì? Xây dựng 5 Giai đoạn hành trình Employee Experience ngay từ bây giờ với CoDX. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn, giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc, quản trị nhân tài một cách tối ưu.