Design Thinking là gì? Đặc điểm, quy trình xây dựng hiệu quả

Design thinking là một giải pháp sử dụng tu duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Đây là mô hình được rất nhiều tập đoàn lớn như Pepsi, Apple Google áp dụng để phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự của mình. Vậy Design thinking là gì? Quy trình Design Thinking gồm những bước nào? Cùng CoDX tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Design Thinking là gì?

Design thinking hay tư duy thiết kế là một quy trình sáng tạo giải quyết vấn đề dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về người dùng, khách hàng và thị trường. Phương pháp này có thể giải quyết tất cả những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai.

Design Thinking là gì
Design thinking là một giải pháp sử dụng tu duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề

Mục tiêu của design thinking là tạo ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu, mong muốn và hành vi của người dùng, đồng thời cân nhắc các yếu tố kỹ thuật, kinh doanh và xã hội. Đây là một kỹ năng quan trọng cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong thời đại số hóa.

2. 5 Bước xây dựng quy trình Design thinking

Những tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Google, Samsung đã nhanh chóng áp dụng phương pháp Design thinking để giải quyết những vấn đề khó nhằn trong kinh doanh.

Quy trình 5 bước Design thinking được xây dựng như sau:

design thinking là gì
5 bước quy trình xây dựng Design thinking

Bước 1: Empathize (Đồng cảm, thấu hiểu)

Như đã tìm hiểu ở phần nội dung Design thinking là gì, phương thức hoạt động của phương pháp này chính là tìm kiếm vấn đề và giải pháp từ tư duy của người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Do đó, người lãnh đạo cần tìm hiểu rõ hơn về thị trường ngành thông qua các số liệu nghiên cứu, việc quan và trải nghiệm thực tế ở vị trí của khách hàng.

Qua đó, doanh nghiệp có thể thấy hiểu được những khó khăn và động lực tiềm ẩn của khách hàng trước từng vấn đề. Dần dần, sự đồng cảm sẽ được hình thành và đây cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng 5 bước Design thinking

Bước 2: Define (Xác định vấn đề)

Các dữ liệu và thông tin được thu thập ở bước 1 sẽ được tổng hợp và liên kết lại với nhau để phân tích. Đây cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp xác định được trọng tâm của vấn đề. Để việc phân tích trở nên khách quan hơn, doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề với việc lấy con người làm trong tâm.

design thinking là gì
Xác định trọng tâm của vấn đề

Ví dụ về design thinking, thay vì xác định vấn đề theo mong muốn nhu cầu của doanh nghiệp như “cần tăng 10% thị phần sản phẩm thực phẩm ở phân khúc trẻ em” thì tốt nhất nên định nghĩa vấn đề thành “trẻ em cần những thức ăn nào để có thể phát triển toàn diện”.

Bước 3: Ideate (Sáng tạo)

Bước thứ 3 của Design thinking là gì? Theo đó, ở bước này thì tư duy của bạn cần sẵn sàng để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Từ những thông tin đã tổng hợp, doanh nghiệp có thể bắt đầu “think outside the box” để khám phá ra những giải pháp sáng tạo và mới mẻ nhất.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn tạo ra những idea hay ho như Brainstorm, Brain Write, Worst Possible Idea, Scamper… Doanh nghiệp nên tạo điều kiện để nhân viên có thể thoải mái tư duy và tạo ra nhiều ý tưởng nhất có thể. Sau cùng, hãy nghiên cứu và kiểm tra tính khả thi của các ý tưởng đó để tìm ra cách phù hợp nhất.

Bước 4: Prototype (Xây dựng bản mẫu)

Đây sẽ là giai đoạn doanh nghiệp hữu hình hóa các ý tưởng sáng tạo bằng các mô hình hay sản phẩm mẫu. Ví dụ về Design Thinking, các sản phẩm mẫu có thể là: demo phần mềm (nếu làm về lĩnh vực software), demo khóa học (nếu làm về lĩnh vực training và coaching),…

Qua việc nghiên cứu, chạy thử và phát triển dựa trên trải nghiệm thực tế của người dung mà bạn có thể lại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Nhờ vào việc xây dựng bản mẫu, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề của sản phẩm từ đó có những cải tiến hiệu quả.

quy trình design thinking
Hữu hình hóa các ý tưởng sáng tạo bằng các mô hình hay sản phẩm mẫu

Bước 5: Test (Kiểm tra, thử nghiệm)

Kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm là bước cuối cùng trong quá trình Design thinking, thông thường bước này sẽ được lặp đi lặp lại. Có thể nói, trong suốt giai đoạn này doanh nghiệp cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ khách hàng để tiếp tục cải tiến sản phẩm.

Chính các phản hồi từ khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện giải pháp. Do đó, chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và luôn có những sự thay đổi phù hợp để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

3. Đặc điểm của Design Thinking là gì?

Đây là một phương pháp tư duy phổ biến trên thế giới và được rất nhiều tập đoàn danh tiếng sử dụng. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng chúng hiệu quả thì trước tiên bạn nên hiểu từng tận được đặc điểm của Design thinking.

3.1 5 bước Design Thinking không tuân theo thứ tự cụ thể

Có một sự thật là 5 bước quy trình Design thinking không phải lúc nào cũng diễn ra tuần tự. Chúng không phải tuân theo bất kỳ quy định cụ thể nào và cũng có thể xảy ra song song và lặp lại.

Do đó, bạn không áp dụng gò bó các giai đoạn như một quá trình phân cấp hoặc từng bước. Thay vào đó, doanh nghiệp sử dụng và kết hợp các bước một cách linh hoạt theo tình huống của vấn đề.

3.2 Design thinking có thể giải quyết những vấn đề chưa được xác định

Mô hình Design thinking có thể mạnh trong việc giải quyết những vấn đề chưa được xác định rõ ràng. Bằng cách “đóng khung” lại vấn đề theo cách lấy con người làm trung tâm, tạo là nhiều ý tưởng sáng tạo và thường xuyên đưa sản phẩm vào thử nghiệm, tạo mẫu thì mọi vấn đề đề đều có được xác định nhanh chóng.

4. Lợi ích của Design Thinking là gì?

  • Tập trung vào các vấn đề trọng tâm

Nhờ vào mô hình tư duy sáng tạo, bạn có thể tập trung vào việc tạo lập giá trị và giải quyết những vấn đề quan trọng thay vì tốn thời gian vào những thứ không cần thiết. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhìn nhận được cốt lõi của vấn đề thay vì triệu chứng của chứng.

  • Tận dụng tư duy nhóm

Kết quả làm việc nhóm sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu có sự giúp đỡ của mô hình Design thinking. Các thành viên trong nhóm có thể mang lại nhiều ý kiến hơn, thúc đẩy sự sáng tạo, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tập thể. Từ những góc nhìn đa dạng đó doanh nghiệp có thể thu thập những giải pháp sáng tạo và mới mẻ hơn.

5 bước design thinking
Góc nhìn đa dạng của nhóm giúp doanh nghiệp có thể thu thập những giải pháp sáng tạo và mới mẻ hơn
  • Đẩy mạnh tinh thần sáng tạo

Khi thực hiện quá trình tư duy sáng tạo sẽ không tồn tại bất kỳ ranh giới hay sự phê phán nào giữa sếp – nhân viên và giữa đồng nghiệp với nhau. Tất cả đều làm việc vì mục đích đi tìm ý tưởng để giải quyết vấn đề. Chính vì thế, design thinking là một giải pháp thúc đẩy tinh thần sáng tạo của toàn thể đội ngũ doanh nghiệp hữu hiệu nhất.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được Design thinking là gì. Đây sẽ là một phương pháp tư duy sáng tạo giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn tồn tại trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ. Theo dõi CoDX để cập nhật những thông tin quản trị doanh nghiệp mới nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

>> Xem thêm bài viết: