Employee Engagement là gì? Cách đo lường và nâng cao gắn kết

Nguồn nhân lực là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của doanh nghiệp. Vì thế, những vấn đề liên quan đến “tài nguyên” này luôn được các nhà quản lý nhân sự đặc biệt quan tâm. Trong đó, Employee engagement là một thuật ngữ được nhắc tới và sử dụng phổ biến. Vậy, Employee engagement là gì? Phương pháp đo lường và lợi ích của nó ra sao? Hãy cùng CoDX tìm hiểu ngay bài viết bên dưới.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Tin chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Bài viết cùng chủ đề: Employee Value Propositions là gì? Những điều cần lưu ý để xây dựng thành công

1. Employee engagement là gì? Có phải mức độ hài lòng của nhân viên?

Employee engagement là sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp. Thuật ngữ này diễn tả một trạng thái cảm xúc khi nhân viên có sự nhiệt huyết, đam mê, tràn đầy năng lượng và cam kết lâu dài với công việc. 

Employee engagement là gì
Employee engagement là gì? Có phải mức độ hài lòng của nhân viên?

Một nhân viên có sự gắn kết với doanh nghiệp sẽ luôn đặt cái tâm của mình vào công việc. Họ sẽ sẵn sàng vượt qua những khó khăn và thử thách để cống hiến hết mình. Và để có được sự gắn bó, cần có sự cộng hưởng từ hai phía. Doanh nghiệp phải thấu hiểu và đáp ứng được những yêu cầu về mặt tinh thần và vật chất cho nhân viên. Từ đó, nhân viên sẽ hình thành những cảm xúc tích cực với doanh nghiệp và mong muốn gắn bó hơn.

Là một nhà quản lý nhân sự, chắc chắn trước quá trình tìm hiểu thuật ngữ Employee engagement là gì, bạn đã đôi lần nhầm tưởng thuật ngữ này chỉ mức độ hài lòng của nhân viên. Điều này không phải hiếm gặp khi hai cặp từ này thường dễ gây nhầm lẫn cho các HR và nhà quản trị.

Thuật ngữ chỉ mức độ hài lòng trong tiếng Anh là Employee Satisfaction và sự gắn bó của nhân viên là Employee Engagement. Employee Satisfaction có tính chất như một cuộc trao đổi giá trị. Nhân viên cảm thấy hài lòng khi được chi trả một mức lương xứng đáng và làm việc năng suất để có được mức lương đó. 

Nhiều nhà quản lý chỉ tập trung vào các chính sách lương thưởng, tài nguyên và công cụ làm việc nhằm cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên, khiến họ cảm thấy vui vẻ, có động lực. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ để họ cảm thấy gắn bó và cống hiến hết mình. Phần lớn trong số đó chỉ làm việc với hiệu suất đúng với những gì họ nhận được.

2. 4 cấp độ của Employee engagement là gì?

Khi tìm hiểu Employee engagement là gì, bạn sẽ phát hiện có tới 4 cấp độ khi đo lường chỉ số này như sau:

  • Cấp 1: Nhân viên không gắn bó
  • Cấp 2: Nhân viên ít gắn bó
  • Cấp 3: Nhân viên gắn bó vừa phải
  • Cấp 4: Nhân viên gắn bó cao
4 cấp độ của Employee engagement
4 cấp độ gắn bó của nhân viên gồm: nhân viên không gắn bó, nhân viên ít gắn bó, nhân viên gắn bó vừa phải, nhân viên gắn bó cao
  • Nhóm cấp độ 1: Nhân viên không gắn bó thường khi họ cảm thấy không phù hợp với doanh nghiệp. Nhóm này thường có khả năng và xác suất nghỉ việc rất cao. Họ thiếu sự gắn bó và cảm xúc tích cực với doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tinh thần làm việc không quá tốt, hiệu suất công việc không cao.
  • Nhóm cấp độ 2: Là những nhân viên ít gắn bó với doanh nghiệp. Nhân viên ở nhóm này vẫn hoàn thành công việc, tuy nhiên đa số chỉ hoàn thành tối thiểu để đạt những mục tiêu và khen thưởng doanh nghiệp đề ra.
  • Nhóm cấp độ 3: Nhân viên gắn bó vừa phải, ở cấp độ này nhân viên thường có sự yêu thích với doanh nghiệp mình đang làm việc nhưng chưa đủ gắn bó và hòa nhập với môi trường. Họ có đủ trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc tốt, tinh thần làm việc lại không quá cầu tiến và thường không có sự đột phá đặc biệt.
  • Nhóm cấp độ thứ 4: Đây là cấp độ cao nhất chỉ những nhân viên gắn bó cao. Nhóm này hầu hết là những người đã làm việc lâu dài tại doanh nghiệp. Hoặc là những người luôn cống hiến hết mình, có sự đột phá và nhiều thành tựu trong công việc. Khi có một sự gắn bó nhất định với doanh nghiệp, họ sẽ xem công việc như một phần trong cuộc sống và công ty là ngôi nhà thứ hai. Những nhân viên này sẽ phấn đấu hết mình để hoàn thành công việc tốt nhất để giúp doanh nghiệp phát triển.

3. 3 Phương pháp đo lường mức độ Employee engagement là gì?

Có lẽ khi đọc đến đây bạn đã phần nào hiểu được Employee engagement là gì và sự quan trọng của nó ra sao? Tuy nhiên làm cách nào để có thể đo lường chỉ số trên? Trước tiên, bạn cần biết mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp đang ở đâu. 

Dưới đây là 3 phương pháp đo lường Employee Engagement dễ dàng và hiệu quả.

  • Đo lường bằng chỉ số eNPS
  • Phỏng vấn nhân viên
  • Khảo sát vòng đời nhân viên
3 Phương pháp đo lường mức độ Employee engagement là gì
3 phương pháp đo lường Employee engagement là: đo lường bằng eNPS, phỏng vấn và khảo sát vòng đời nhân viên

3.1 Đo lường bằng chỉ số eNPS

eNPS là viết tắt của cụm từ Employee Net Promoter Score. Ở phương pháp này, sẽ có một câu hỏi được đặt ra với các nhân viên là: “Bạn có sẵn sàng nói rằng công ty mình là một nơi làm việc lý tưởng với người thân và bạn bè không? Hãy trả lời trên thang điểm từ 0 đến 10 (không – vô cùng sẵn lòng)”. 

Câu trả lời của nhân viên sẽ phân thành các nhóm sau:

  • Từ 0 điểm – 6 điểm: nhân viên không có sự gắn bó cao với doanh nghiệp và truyền miệng những thông tin tiêu cực về doanh nghiệp.
  • Từ 7 điểm – 8 điểm: nhân viên gắn bó vừa phải, có sự lưỡng lự giữa việc ủng hộ và phản đối công ty. Họ có khả năng rời công ty nếu có một lời đề nghị tốt hơn.
  • Từ 9 điểm – 10 điểm: nhân viên trung thành và có sự gắn bó cao với doanh nghiệp. Họ luôn cố gắng truyền tải những thông tin tích cực về doanh nghiệp.

3.2 Phỏng vấn nhân viên

Nhiều cuộc phỏng vấn được thực hiện với nhân viên và họ thường không hiểu rõ chỉ số Employee engagement là gì. Vì thế, các nhà quản lý không nên hỏi thẳng nhân viên rằng mức độ gắn bó của bạn với công ty đang ở mức bao nhiêu. Thay vào đó, bạn nên cố gắng tạo không khí thoải mái, thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe nhân viên.

Từ đó, nhân viên sẽ không cảm thấy đây là một cuộc điều tra hay phỏng vấn mà là một buổi nói chuyện để chia sẻ những khó khăn và vấn đề đang gặp phải trong công việc.

Mặt khác, bạn cũng có thể dùng ứng dụng trắc nghiệm tính cách MBTI để có thể đánh giá nhân viên một cách đầy đủ và chính xác nhất.

3.3 Khảo sát vòng đời nhân viên

Khảo sát vòng đời nhân viên giúp các nhà quản lý biết được chính xác nhân viên đang ở giai đoạn làm việc nào. Từ đó tìm ra các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ những khó khăn mà nhân viên gặp phải trong giai đoạn đó. Có 3 giai đoạn làm việc thường gặp là:

  • Gia nhập: câu hỏi đặt ra trong giai đoạn này thường là, “Họ có cảm nhận gì về môi trường và văn hóa công ty?”, “Mong muốn của họ trong tương lai là gì?”.
  • Làm việc: câu hỏi đặt ra là, “Tại sao nhân viên lựa chọn ở lại làm việc?”, “Lý do gì sẽ khiến họ rời đi?” hay “Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân nhân viên?”.
  • Rời bỏ: câu hỏi đặt ra là, “Tại sao nhân viên lại rời bỏ doanh nghiệp?” và “Điều này sẽ ảnh hưởng đến những người ở lại như thế nào?”.

Hệ thống quản lý trải nghiệm nhân viên CoDX – EXP hỗ trợ doanh nghiệp các công cụ khảo sát nhân viên, lắng nghe nhân viên trong suốt vòng đời của họ tại doanh nghiệp, từ đó cải thiện liên tục mọi trải nghiệm và gia tăng sự gắn kết. Song song đó, hệ thống giúp doanh nghiệp ghi nhận phản hồi của nhân viên liên tục, tức thời để có những hành động cải thiện trải nghiệm nhân viên kịp thời.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN CODX-EXP

thông điệp tuyên dương
ví thưởng nhân viên
ví thưởng nhân viên

CoDX - EXP tập trung khai thác những tính năng giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên, khiến mọi khoảnh khắc tại doanh nghiệp đều trở nên ý nghĩa, đẩy mạnh động lực làm việc. Với các công cụ tích hợp tính năng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực của từng đối tượng như: 

  • Phần mềm thông điệp tuyên dương CoDX - Thank you card cho phép gửi 6 loại thông điệp: Tuyên dương, cảm ơn, thiệp mừng, nhắn gửi, góp ý, đề xuất tạo sự gắn kết tập thể trong môi trường tổ chức mọi lúc - mọi nơi - mọi cấp bậc.
  • Ví thưởng nhân viên giúp doanh nghiệp xây dựng chương trình phúc lợi linh hoạt, cân bằng lương vật chất và lương cảm xúc, khen thưởng bằng sự thấu hiểu. Thông qua việc trao - tặng điểm thưởng, tích lũy và đổi quà để tăng mức độ hài lòng và trải nghiệm nhân viên.
  • Bảng xếp hạng thành tích vinh danh nhân viên có hành vi phát triển theo khung năng lực lõi từ thông điệp realtime.
  • Phần mềm khảo sát nhân viên, lắng nghe nhân viên trong suốt vòng đời của họ tại doanh nghiệp, từ đó cải thiện liên tục mọi trải nghiệm và gia tăng sự gắn kết.

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý công việc CoDX - EXP cực “hời”:

  • 90 ngày trải nghiệm hệ thống quản lý trải nghiệm nhân viên CoDX - EXP miễn phí.
  • Sử dụng miễn phí lên đến 180 ngày hệ thống không gian làm việc số với hơn 10 công cụ số khuyến khích nhân viên làm việc, giao tiếp và kết nối.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

banner exp

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

4. Giải pháp nâng cao Employee engagement trong doanh nghiệp

Cũng giống như các chiến lược kinh doanh, chiến lược nâng cao sự gắn bó của nhân viên cũng cần được chú trọng. Dưới đây là 6 giải pháp nâng cao Employee engagement trong doanh nghiệp:

  • Tổ chức chương trình định hướng và đào tạo nhân viên
  • Thiết lập mục tiêu chung
  • Công nhận những nỗ lực của nhân viên
  • Tập trung vào phát triển nhân sự
  • Không nên quản trị theo kiểu vi mô
  • Ứng dụng công nghệ vào quy trình làm việc
Giải pháp nâng cao Employee engagement trong doanh nghiệp
Chiến lược nâng cao sự gắn của nhân viên cần được chú trọng và đầu tư

4.1 Tổ chức chương trình định hướng và đào tạo nhân viên

Để cải thiện sự gắn bó của nhân viên, doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình định hướng và đào tạo. Nhờ đó, họ sẽ hiểu được giá trị mà doanh nghiệp hướng đến và nỗ lực học hỏi kỹ năng cần thiết để góp phần phát triển doanh nghiệp. 

4.2 Thiết lập mục tiêu chung

Để tránh nhân viên mất phương hướng và không nhận thức rõ vai trò của mình, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu và định hướng rõ ràng. Khi được phân công và hướng dẫn rõ ràng, nhân viên sẽ có động lực làm việc và giảm khả năng rời bỏ doanh nghiệp.

4.3 Công nhận những nỗ lực của nhân viên

Nhân viên luôn muốn được công nhận về đóng góp và cống hiến của mình đối với doanh nghiệp. Sau khi biết Employee engagement là gì, bạn cũng đã hiểu được sự quan trọng của việc gắn bó của nhân viên. Vì thế, để tăng mức độ của chỉ số này, cần công nhận và khiến nhân viên biết những thành công của họ có tầm quan trọng với doanh nghiệp như thế nào. Từ đó, sẽ khích lệ họ nỗ lực hơn và mong muốn những nỗ lực đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển. 

4.4 Tập trung vào phát triển nhân sự

Tập trung phát triển nhân sự giúp tăng sự gắn bó và hiệu suất làm việc. Đầu tư vào đào tạo và các chính sách về cơ hội thăng tiến, giữ nhân viên sẽ giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và có môi trường phát triển rõ ràng. Từ đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp.

4.5 Không nên quản trị theo kiểu vi mô

Trong nhiều trường hợp, quản trị theo kiểu vi mô có thể phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và tạo sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, cần kết hợp quản trị theo cách mở rộng hơn nhằm tránh những vấn đề có thể khiến nhân viên có những cảm nhận tiêu cực về doanh nghiệp.

  • Tầm nhìn chiến lược hẹp, không dài hạn
  • Quản trị vi mô khiến nhà quản lý vô tình bỏ qua sự quan trọng của việc tương tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
  • Thiếu cái nhìn tổng thể về mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp,…

4.6 Ứng dụng công nghệ vào quy trình làm việc

Công nghệ từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong các công tác quản lý. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thúc đẩy nhân viên làm việc tốt và gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Có thể kể đến phần mềm tiêu biểu như CoDX Collaboration, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình làm việc một cách hiệu quả. Những phân hệ trong phần mềm này bao gồm: CoDX Document, CoDX Task, CoDX Dispatch, CoDX Workflow, CoDX Process, CoDX Esign và CoDX Workspace.

5. Lợi ích của Employee engagement là gì?

Con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì thế, các nhà quản lý luôn cố gắng tìm hiểu Employee engagement là gì để đo lường và cải thiện chúng. Vậy Employee engagement có lợi ích gì?

Lợi ích của Employee engagement là gì
Xây dựng Employee engagement đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp thành công nhanh chóng và bền vững

5.1 Nâng cao năng suất làm việc

Nhân viên được động viên và có sự gắn bó với doanh nghiệp sẽ làm việc hiệu quả hơn, tập trung vào công việc và đóng góp tích cực cho tổ chức. Bởi vì khi thật sự gắn bó, họ sẽ xem doanh nghiệp là một phần trong cuộc sống và luôn muốn nó tốt hơn mỗi ngày.

5.2 Giữ chân nhân viên

Sự gắn bó và hài lòng với công việc tạo nên một mối quan hệ bền chặt và khó phá vỡ. Điều này giúp giữ chân nhân viên lâu dài, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng sự ổn định của đội ngũ.

5.3 Tăng sự hài lòng của khách hàng

Sự gắn bó với doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên luôn cố gắng và nỗ lực trong công việc của mình. Nhân viên sẽ chăm sóc khách hàng tốt hơn, mang lại trải nghiệm tốt và tăng sự hài lòng của khách hàng.

5.4 Giảm thiểu tỷ lệ vắng mặt

Nhân viên yêu thích và gắn bó với doanh nghiệp sẽ luôn hết mình vào công việc. Họ hứng thú với công việc và muốn dành thời gian vào nó, điều này giúp giảm thiểu việc nghỉ phép hoặc vắng mặt không lý do.

5.5 Nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần nhân viên

Sự cam kết và gắn bó với công việc giúp tạo ra môi trường tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần làm việc của nhân viên. Khi thật sự hòa hợp với doanh nghiệp, họ sẽ không còn cảm thấy áp lực hay bị buộc phải làm việc.

CoDX vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi Employee Engagement là gì? Phương pháp đo lường và lợi ích của nó ra sao. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải. Mặt khác, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn quan tâm về CoDX Collaboration.

>>> Bài viết cùng chủ đề: 10 Cách gắn kết nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp