Văn hóa ứng xử là gì? Vai trò quan trọng trong môi trường công cộng

Văn hóa ứng xử là thước đo đánh giá đạo đức, tư duy, tính cách của một cá nhân và phản ánh văn hóa của một tập thể, xã hội. Đây cũng là yếu tố giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, hòa thuận và đoàn kết trong bất kỳ môi trường nào.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Xem ngay những vai trò của quy tắc ứng xử trong học đường, xã hội, gia đình và công sở chuẩn qua bài viết dưới đây của CoDX nhé!

1. Văn hóa ứng xử là gì? Thực trạng hiện nay của giới trẻ

1.1 Khái niệm

Văn hóa ứng xử tập hợp các quy tắc, giá trị, thói quen và nghi lễ của một tập thể được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, cách thức giải quyết vấn đề,…của họ họ với nhau và với người khác.

văn hóa ứng xử là gì?
Chuẩn mựcứng xử được phản ánh qua lời nói, cử chỉ, hành vi, cách thức giải quyết vấn đề,…của cá nhân

Chuẩn mực ứng xử là cách thức để mọi người đánh giá nhân cách của một cá nhân. Đây cũng là giá trị cốt lõi để giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp.  

1.2 Thực trạng văn hóa ứng xử ở giới trẻ hiện nay

Văn hóa của mỗi cá nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn xã hội. Với sự phát triển của công nghệ đã mang đến cho người trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z cơ hội tiếp nhận những thông tin đến từ các nguồn văn hóa khác nhau. Qua đó học hỏi được sự tiến bộ, hiện đại và mới mẻ hơn.

Mặt khác, cũng chính với sự đổi mới đó, nhiều bạn trẻ lại bị tác động xấu đến cách ứng xử bởi lối sống gấp gáp, xô bồ, tự do. Một trong số những hành vi đáng phê phán đó là: cáu kỉnh, khó chịu, bất lịch sự, thiếu tôn trọng những mối quan hệ xung quanh, trong công việc,…

Đặc biệt, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram,…chính là nơi lan truyền những sai trái về chuẩn mực nhanh nhất. Chính bởi vì là lừa tuổi  “non trẻ” nên họ dễ dàng bị xuôi theo những thói xấu, do đó chúng ta cần định hình văn hóa cư xử càng sớm càng tốt.

>>> Tin liên quan: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Lợi ích, cách xây dựng THÀNH CÔNG

2. Vai trò của văn hóa ứng xử tại các môi trường khác nhau

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong môi trường công sở, cách thức ứng xử còn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong các mối quan hệ gia đình, học đường và cả xã hội.

Dưới đây là vai trò của văn hóa ứng xử trong 4 môi trường khác nhau: 

2.1 Vai trò của văn hóa ứng xử trong học đường

Văn hóa cư xử đúng đắn góp phần tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, giúp học sinh và giáo viên cảm thấy được tôn trọng. Bên cạnh đó, văn hóa cư xử còn giúp học sinh phát triển toàn vẹn các kỹ năng xã hội. 

văn hóa ứng xử trong môi trường học đường
Ứng xử đúng đắn góp phần tạo ra một môi trường học tập lành mạnh

Cụ thể những vai trò đó là:

  • Tạo ra một môi trường học tập chuyên nghiệp, giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.
  • Tạo sự tôn trọng lẫn nhau của học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên.
  • Giúp học sinh phát triện những kỹ năng xã hội như giao tiếp, làm việc nhóm, giúp đỡ, đồng cảm và thấu hiếu với người khác.
  • Giải quyết các xung đột giữa học sinh một cách văn mình, đúng mực. Từ đó tạo môi trường học tập lành mạnh, trong sáng.
  • Cách ứng xử văn minh còn giúp tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh khi học sinh và giáo viên đều cảm nhận được sự tin tưởng lẫn nhau.

2.2 Vai trò của văn hóa ứng xử ngoài xã hội

Đối với xã hội, văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sống lành mạnh, hòa bình và văn minh.

Cụ thể những vai trò đó là:

  • Tạo mối quan hệ tốt đẹp: xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu và đồng cảm với những người khác, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.
  • Tạo sự hòa thuận, tình đoàn kết: văn hóa giúp xây dựng mối quan hệ hòa bình, gắn kết giữa các cá thể trong xã hội, xây dựng một môi trường sống an toàn, hạnh phúc và tiến bộ.
  • Tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương: Một xã hội thường tồn tại nhiều nền văn hóa đến từ các vùng miền, địa phương khác nhau. Chính văn hóa cư xử sẽ giúp chúng ta thấu hiểu, tôn trọng những giá trị văn hóa đó, góp phần tạo mối quan hệ tốt với những người khác.
  • Giải quyết các vấn đề xã hội: Chính văn hóa sẽ giúp chúng ta cách quyết các vấn đề xã hội từ ít quan trọng đến rất quan trọng như: phân biệt giới tính, chủng tộc, bạo lực, tệ nạn xã hội, khủng hoảng tài chính,…

2.3 Vai trò của văn hóa ứng xử trong gia đình

Văn hóa ứng xử trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các giá trị đạo đức, chuẩn mực và thói quen tốt, cũng như cách cư xử đúng đắn và tốt đẹp cho con cái. Điều này đồng thời giúp trẻ em học cách tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh.

văn hóa ứng xử trong gia đình
Cách cư xử đúng đắn và tốt đẹp của cha mẹ, ông bà sẽ là tấm gương cho con cái

Hơn thế nữa, cách cư xử còn là yếu tố định hình cho những “mầm non” về giá trị đạo đức và ý thức cộng đồng. Những giá trị này sẽ được truyền đạt từ các bậc trưởng bối trong nhà như ông bà, cha mẹ đến con cái và trở thành nền tảng cho việc hình

2.4 Vai trò của văn hóa ứng xử trong công sở

Chuẩn mực ứng xử đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong môi trường công sở, không chỉ để tạo sự kết nối giữa các nhân viên mà còn để xây dựng hình ảnh uy tín của công ty. Thực tế đây chính là một tấm gương phản chiếu rõ nét về văn hóa của doanh nghiệp.

Cụ thể những vai trò văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp đó là:

  • Một môi trường làm việc thoải mái và ứng xử đúng mực tạo ra tình yêu thương và sự quý trọng lẫn nhau.
  • Tạo ra một bầu không khí chuyên nghiệp, góp phần củng cố sự đoàn kết của tập thể.
  • Xây dựng môi trường làm việc tôn trọng lẫn nha, hạn chế phát sinh những xung đột không cần thiết.
  • Văn hóa cư xử cũng giúp nhân viên biết cách tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương, từ đó tạp dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đông nghiệp, đối tác và khách hàng.
  • Là kim chỉ nam giúp các nhân viên giải quyết các xung đột và khó khăn trong công việc một cách khéo léo, chuẩn mực.
  • Đây cũng là cơ sở đến nhân viên và cấp quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp hình thành mối quan hệ hữu nghị và thuận tiên hơn trong sự phát triển của tổ chức.

3. Các văn hóa ứng xử cần có tại môi trường công sở

Một môi trường làm việc công sở lành mạnh, chuẩn mực thì cần có những văn hóa ứng xử sau:

3.1 Hòa đồng với mọi người

Công sở giống như một thế giới thu nhỏ tập hợp nhiều cá thể với các tính cách khác nhau. Do đó, việc luôn có thái độ hòa đồng với tất cả mọi người sẽ giúp mối quan hệ đồng nghiệp trở nên gắn kết hơn.

Cụ thể hơn, hãy hòa đồng và giúp đỡ mọi người mộ cách nhiệt tình là cách ứng xử tinh tế khi đi làm.

3.2 Tác phong làm việc chuyên nghiệp

Tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng là một nét đẹp trong cách ứng xử tại nơi công sở.

văn hóa ứng xử
Hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp

Để trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn cần đi làm đúng giờ, luôn hoàn thành công việc đúng deadline, tham dự đầy đủ các cuộc họp, sự kiện bắt buộc, tuân theo kỷ luật của công ty,….

3.3 Giữ hòa khí, hòa nhã với mọi người

Một doanh nghiệp có văn hóa ứng xử tốt là khi tất cả cá nhân luôn chủ động giữ hòa khí trong các mối quan hệ.

Theo đó, hãy rèn luyện cho nhân viên cách cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, ý thức hoàn thành tốt công việc được giao và luôn trao đổi với mọi người một cách hòa nhã. Điều này sẽ giúp môi trường làm việc trở nên cởi mở và thoải mái hơn.

3.4 Luôn lạc quan, tích cực

Đôi lúc, nhân viên cũng sẽ gặp những chuyện buồn và vấn đề trong cuộc sống cũng như công việc. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần động viên, khuyến khích nhân viên có cái nhìn lạc quan, tích cực hơn để không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Ai cũng có gánh nặng trong cuộc sống, nhưng đừng để những tiêu cực ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

4. Cách khắc phục tình trạng ứng xử thiếu văn hóa

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng cư xử trái với chuẩn mực văn hóa cộng động xảy ra rất nhiều, đặc biệt ở giới trẻ.

Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao cách thức ứng xử là kết hợp giáo dục giữa cộng đồng và doanh nghiệp:

4.1 Trong cộng đồng

  • Tăng cường giáo dục, huấn luyện cho các cá nhân về các văn hóa ứng xử chuẩn mực như tôn trọng, đạo đức, trách nhiệm, kiên nhẫn,…
  • Định hình văn hóa văn minh, đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh ngay từ đầu.
  • Mạnh mẽ lên tiếng phê phán, xử lý các hành vi thiếu đạo đức.
quy tắc ứng xử
Mạnh mẽ lên tiếng phê phán, xử lý các hành vi ứng xử thiếu văn hóa

4.2 Trong doanh nghiệp

  • Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, cổ vũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm, tích cực, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
  • Áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt đối với các hành vi quy phạm văn hóa của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng và yêu cầu nhân viên tuân theo.

Văn hóa ứng xử là một thước đo phản ánh mức độ văn minh của cộng đồng, chuyên nghiệp của một tổ chức. Mong rằng với bài viết của CoDX, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về quy tắc ứng xử trong gia đình, học đường, xã hội và doanh nghiệp. Theo dõi trang tin CoDX thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay ho và bổ ích nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh