EVP là gì? 6 Bước xây dựng, định vị EVP hiệu quả, thành công

EVP là gì và có vai trò ra sao? Trong thị trường lao động không ngừng phát triển hiện nay, xây dựng “vũ khí” để cạnh tranh với những nhà tuyển dụng khác là vô cùng cần thiết. Một chiến lược EVP chuyên nghiệp, mang nét đặc trưng riêng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Hãy cùng CoDX tìm hiểu những thông tin hữu ích về EVP của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

1. EVP là gì?

EVP (viết tắt của Employee Value Propositions) là định vị giá trị nhân viên. Đây là khái niệm được dùng để chỉ những đặc điểm, yếu tố nổi bật của doanh nghiệp trong việc thu hút nhân tài và thường được sử dụng trong xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding). 

Employee Value Propositions được hiểu là quá trình định vị giá trị của một nhân viên mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đó có thể là những thứ ta dễ dàng nhận thấy như: lương thưởng, chế độ phúc lợi, chương trình đào tạo,..hoặc là những yếu tố thuộc về phạm vi vĩ mô hơn như: môi trường làm việc chuyên nghiệp, kết nối nội bộ, giá trị văn hóa doanh nghiệp,…

EVP là gì
EVP là quá trình định vị giá trị của một nhân viên

>>> Có thể bạn quan tâm: Onboarding là gì? Quy trình onboarding hiệu quả cho doanh nghiệp

2. 6 bước xây dựng Employee Value Propositions (EVP) hiệu quả nhất

Quy trình xây dựng EVP là gì? Để có thể thiết lập EVP hiệu quả bạn cần phải thực hiện các 6 bước sau:

  • Bước 1: Tiếp cận và đánh giá nguồn lực
  • Bước 2: Thực hiện nghiên cứu
  • Bước 3: Đánh giá kỹ lưỡng kết quả nghiên cứu
  • Bước 4: Tiến hành xây dựng chiến lược Employee Value Propositions
  • Bước 5: Áp dụng chiến lược EVP vào thực tiễn
  • Bước 6: Đánh giá và thay đổi phù hợp 

Bước 1: Tiếp cận và đánh giá nguồn lực

Việc đánh giá tổng quan tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện chiến lược Employee Value Propositions nhanh chóng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá những chính sách, chế độ mà doanh nghiệp đang thực thi, áp dụng cho nhân viên đến thời điểm hiện tại.

Hãy khảo sát nhân viên với câu hỏi “Vì sao tôi lại làm việc cho doanh nghiệp?” với 2 nhóm: Lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình. Tiếp theo xem xét ứng viên có quan tâm đến những lợi ích này hay không? Nên bổ sung thêm lợi ích nào không?

Ví dụ:

Lợi ích hữu hình Lợi ích vô hình
  • Chính sách bảo hiểm đầy đủ.
  • Được trang bị các thiệt bị hỗ trợ công việc như laptop, điện thoại.
  • Doanh nghiệp cung cấp các tiện ích như tập gym, căn-tin, spa,…
  • Cơ hội tham gia hội thảo, sự kiện chuyên ngành trong và ngoài nước
  • Môi trường làm việc cởi mở, tự do
  • Công việc không quá áp lực
  • Công việc mang tính cạnh trang, thử thách
  • Văn hóa doanh nghiệp tích cực, thân thiện và lành mạnh.

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu là cách để hiểu rõ, hiểu sâu hơn về nhu cầu cũng như mong muốn của ứng viên. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu bằng khảo sát nhân viên dưới các hình thức khác nhau như: Form khảo sát online, tổ chức phỏng vấn nhóm hoặc sử dụng những tài liệu có sẵn. 

Hãy hỏi xem nhân viên thịc điều gì nhất ở doanh nghiệp và mong muôn cải thiện điều gi. Bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau để khảo sát ý kiến nhân viên:

  • Mức độ hài lòng của bạn khi làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu, trên thang điểm 10?
  • Bạn hài lòng nhất đối với chế độ nào mà doanh nghiệp cung cấp?
  • Chế độ nào được bạn sử dụng nhiều nhất?
  • Những chế độ mà doanh nghiệp cung cấp có đáp ứng được kỳ vọng của bạn hay không? Đánh giá trên thang điểm 10.
  • Bạn có sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân đến làm việc tại doanh nghiệp hay không? Hãy cho biết lý do.
quy trình xây dựng EVP là gì?
Nghiên cứu EVP để hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng như mong muốn của ứng viên

Bên cạnh đó, doanh nghiệp không nên bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong ngành. Bạn có thể tìm kiếm và đọc tin tức tuyển dụng của đối thủ trên các trang tuyển dụng, Website, báo,…ở các vị trí. Sau đó đánh giá những điểm nổi bật ở đối thủ và học hỏi những yếu tố hay ho.

Bước 3:  Đánh giá kỹ lưỡng kết quả nghiên cứu

Đây là bước xử lý và phân tích chuyên sâu kết quả của khảo sát và nghiên cứu. Bạn cũng có thể tiến hành đào sâu hơn về kết quả nghiên cứu thông qua thảo luận với cổ đông hoặc quản lý cấp thấp để xác nhận lại vấn đề. Thông qua phân tích này, doanh nghiệp có thể xác định các lợi ích và phúc lợi nào đóng vai trò quyết định trong việc giữ chân và thu hút nhân viên.

Một số câu hỏi mà bạn có thể đưa ra cho các cấp quản lý để đánh giá kết quả nghiên cứu:

  • Chế độ phúc lợi nào mà nhân viên của chúng ta tận dụng và yêu thích nhất?
  • Chế độ phúc lợi nào mà ứng viên tiềm năng của chúng ta mong muốn và cần nhất?
  • Đâu là lý do mà nhân viên thích làm việc tại doanh nghiệp?
  • Làm việc tại doanh nghiệp của chúng ta khác biệt như thế nào đối với những doanh nghiệp khác?
  • Làm thể nào để nhân viên luôn hài lòng?
  • Chế độ phúc lợi nào của doanh nghiệ thu hút ứng viên tốt nhất?

Bước 4: Tiến hành xây dựng chiến lược EVP

Sau khi kết thúc quá trình phân tích dữ liệu, nghiên cứu, phân tích và thảo luận, doanh nghiệp đã có đủ thông tin để tiến hành xây dựng chiến lược Employee Value Propositions.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng của EVP là gì? Theo đó, một EVP của doanh nghiệp chất lượng khi có ngôn từ rõ ràng, súc tích, gây ấn tượng đánh trúng tâm lý của ứng viên.

Ví dụ: Đến với công ty CoDX bạn sẽ nhận được gì?

  • Thu nhập không giới hạn tùy theo năng lực.
  • Được đào tạo bài bản, chuyên sâu về sản phẩm và kỹ năng chuyên môn.
  • Có cơ hội tiếp xúc và làm việc cùng các CEO, Manager tài năng.
  • Mô trường làm việc trẻ trung, năng động, sếp tâm lý, đồng nghiệp thân thiện.
  • Teambuilding, du lịch định kỳ mỗi năm.

Bước 5: Áp dụng chiến lược EVP vào thực tiễn

Khi đã hoàn thiện chiến lược EVP  thì đây cũng chính là thời điểm công bố với các ứng viên tiềm năng và nhân viên doanh nghiệp. Hãy đưa EVP của doanh nghiệp vào quá trình tuyển dụng: Đăng tải lên Website doanh nghiệp, trang Fanpage, Linkedin, các bài đăng tuyển dụng,…

Ngoài ra hãy áp dụng EVP vào quy trình tuyển dụng: Phỏng vấn, Onboarding, nhân viên chính thức. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xem xét đưa Employee Value Propositions vào nội dung, chương trình Marketing với mục đích quảng bá hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp.

Employee Value Propositions
Khi đã hoàn thiện, hãy áp dụng EVP vào quá trình tuyển dụng

Doanh nghiệp cũng thể đưa ra EVP vào quy trình Offboarding thông qua phỏng vấn thôi việc (Exit Interview) và các email giữ liên lạc. Bởi, khi nhân viên nghỉ việc với tâm thế thích cực thì họ luôn sẵn lòng giới thiệu doanh nghiệp đến các ứng viên khác và khuyến khích họ ứng tuyển.

Bước 6: Đánh giá và thay đổi phù hợp 

Hãy duy trì nếu EVP của doanh nghiệp mang lại hiệu quả thật sự với cả nhân viên nội bộ và ứng viên. Nếu không, doanh nghiệp nên xem xét lại và triển khai phương án điều chỉnh để tạo một kế hoạch EVP hoàn chỉnh, thích hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát nội bộ hằng năm để đánh giá mức độ hiệu quả mà EVP mang lại và nhận biết được những điều cần thay đổi. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được quá trình quản lý và mối quan hệ với nhân viên.

>>> Có thể bạn quan tâm: 10+ Mẫu content tuyển dụng hài hước bắt trend cực hot 2023

3. Vai trò của EVP là gì?

EVP là chìa khóa tuyển dụng, không những là phương pháp thu hút nhân tài hiệu quả mà còn là bí quyết giữ chân nhân sự cũ. Ngoài ra, EVP còn có những vai trò sau:

3.1 Truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên

Thông qua quá trình xây dựng và chia sẻ EVP, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận, thấu hiểu và biết được nhân viên mong muốn điều gì. Qua đó doanh nghiệp có thể gần gũi và xây dựng niềm tin với nhân viên. EVP chính là yếu tố chiến lược để thúc đẩy tinh thần của nhân viên để họ luôn có năng lượng tích cực và giữ được lửa trong công việc.

3.2 Giảm gánh nặng về lương

Nếu ứng viên cảm thấy Employee Value Propositions của doanh nghiệp phù hợp, có giá trị thì vấn đề về mức lương trở nên ít quan trọng hơn. Khi đó, ngay cả khi mức lương của không thuộc Top cao nhất trên thị trường nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng cạnh tranh với các nhà tuyển dụng khác trên thị trường và ứng viên sẵn sàng đầu quân cho bạn.

Vai trò của EVP là gì?
EVP có thể thỏa lấp mong muốn của ứng viên thay vì lương bổng

3.3 Thu hút ứng viên tiềm năng

Vai trò trong chiến lược tuyển dụng của EVP là gì?

Employee Value Propositions được ví như “thỏi nam châm” giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài mới. Nếu như doanh nghiệp xây dựng EVP chất lượng thì không chỉ cải thiện mức độ cam kết với nhân viên mà còn xây dựng niềm tin, động lực để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Hơn thế nữa, thay vì doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm ứng viên, thông qua việc xây dựng EVP tốt thì thương hiệu của bạn được nâng lên tầm cao mới và ứng viên sẽ chủ động tìm đến.

3.4 Giảm thiểu tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

EVP được xem là yếu tố mang tính chiến lược để đảm bảo chất lượng và số lượng đội ngũ nhân sự. Một doanh nghiệp sở hữu Employee Value Propositions mạnh sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên cũ để họ tích cực và chủ động trong công việc và là động lực đế họ đưa ra quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

EVP giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên
EVP là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

>>> Xem thêm: Các yếu tố tác động đến vòng đời nhân sự mà doanh nghiệp nên tránh

3.5 Tạo tiền đề cho kế hoạch tuyển dụng nhân sự

Cuối cùng, EVP hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tinh lọc mục tiêu tuyển dụng. Trong quá trình xây dựng EVP, doanh nghiệp bắt buộc phải tiếp cận sâu vào nhu cầu, mong muốn của nhân viên từ đó thu thập những thông tin quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch tuyển dụng, định hướng được phương thức tuyển dụng và đưa ra những quyền lợi mà ứng viên mong muốn.

4.  Lưu ý khi thực hiện chiến lược EVP

Doanh nghiệp cần lưu ý điều để xây dựng một chiến lược EVP hiệu quả? Có 3 vấn đề mà nhà quản trị cần quan tâm:

  • Khảo sát mức lương trung bình
  • Sự thấu hiểu, công nhận thành quả của nhân viên
  • Văn hóa doanh nghiệp

4.1 Khảo sát mức lương trung bình

Tiền lương tuy không phải là điều duy nhất mà ứng viên quan tâm khi tìm kiếm 1 công việc, tuy nhiên không thể phủ định, lương chính là yếu tố quan trọng trọng nhất để định giá một vị trí công việc. Thông thường, doanh nghiệp cần xem xét mức lương của nhân viên so với mặt bằng chung trên thị trường lao động hàng năm để đảm bảo mức lương phù hợp với công sức với những gì nhân viên bỏ ra.

Lưu ý khi thực hiện chiến lược EVP là gì?
Doanh nghiệp cần xem xét mức lương của nhân viên thường xuyên

4.2 Sự thấu hiểu, công nhận thành quả của nhân viên

Bên cạnh lương bổng, sự công nhận đến từ lãnh đạo cũng là một trong những điểm mà ứng viên rất quan tâm và cần được chú trọng trong EVP. Bất kỳ ai cũng có nhu cầu được công nhận năng lực và thành quả của mình, do đó doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình khen thưởng theo quý, năm để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Hãy nhìn nhận mọi cố gắng và nỗ lực của nhân viên để tạo niềm tin và năng lượng cho lực lượng nhân sự.

4.3 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp chính là cầu nối nhân viên và doanh nghiệp, là cốt lõi cho sự phát triển của tổ chức. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và không ngừng đi lên thì văn hóa là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Doanh nghiệp sở hữu văn hóa tốt sẽ khiến ứng viên hứng thú, cống hiến và tích cực làm việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại, gần gũi với Mạng xã hội nội bộ CoDX. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược EVP hiệu quả, tạo môi trường cộng tác sinh động, dễ dàng kết nối và chia sẻ mọi lúc, mọi nơi. Với CoDX-Workspace doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát và quan sát tâm lý, hành động của nhân viên. Từ đó, đánh giá thu thập kết quả và xây dựng một chiến lược EVP hoàn chỉnh. Ngoài ra, thông qua MXH nội bộ doanh nghiệp cũng có thể đánh giá mức độ hiệu quả, cách thức hoạt động của Employee Value Propositions từ đó có những thay đổi kịp thời.

PHẦN MỀM MẠNG XÃ HỘI CODX - WORKSPACE

CoDX-Workspace là giải pháp tạo tương tác trong không gian làm việc nhóm – không gian toàn tổ chức. Một môi trường cộng tác sinh động – kết nối & chia sẻ dễ dàng – mọi lúc – mọi nơi. Gia tăng tình đoàn kết, truyền thông các chủ trương chính sách doanh nghiệp một cách nhất quán. Thúc đẩy nhân viên cống hiến, am hiểu văn hóa doanh nghiệp theo mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hệ thống Mạng xã hội nội bộ của CoDX cho phép Doanh nghiệp tạo nên một không gian làm việc kỹ thuật số giúp Doanh nghiệp:

  • Xây dựng không gian làm việc gắn kết, phá bỏ mọi rào cản địa lý, không gian và thời gian khi nhân viên được chia sẻ các thông điệp.
  • Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp theo con đường tự nhiên, đơn giản bằng những thông điệp sẻ chia, tuyên dương các hành vi theo giá trị cốt lõi.
  • Xây dựng công cụ truyền thông nội bộ nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí. Nâng cao trải nghiệm nhân viên trong hành trình làm việc tại Doanh Nghiệp.


Đăng ký dùng thử CoDX - WorkSpace để được trực tiếp trải nghiệm miễn phí phần mềm 30 ngày.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hi vọng qua bài viết của CoDX, bạn đã nắm được EVP là gì và làm thế nào để xây dựng một chiến lược Employee Value Propositions hoàn chỉnh, hiệu quả. Từ đó tìm được hướng đi đúng đắn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Tạo chiến lược EVP đơn giản hơn với Mạng xã hội nội bộ CoDX, liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh nhất.

>> Tìm hiểu thêm