Vòng đời nhân viên: 7 Giai đoạn và 4 yếu tố tác động đến nhân sự

Để tận dụng tiềm năng của nhân sự phát triển doanh nghiệp các nhà quản lý, lãnh đạo cần phải thấu hiểu vòng đời nhân viên và tác động của nó đến hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp như thế nào. CoDX sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các giai đoạn vòng đời nhân sự qua bài viết sau.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Banner EXP top

1. Khái quát về vòng đời nhân viên là gì?

Trong lĩnh vực quản trị nhân sự, vòng đời nhân viên là một khái niệm quan trọng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ quá trình làm việc của nhân viên trong tổ chức.

1.1 Vòng đời nhân viên là gì?

Vòng đời nhân viên (Employee Life Cycle -ELC) là quá trình phát triển, quản lý và tương tác của một nhân viên với tổ chức từ lúc còn là ứng viên đến lúc rời khỏi công ty.

Vòng đời của nhân viên gồm nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm tuyển dụng, giới thiệu công ty, đào tạo, phát triển nghề nghiệp, quản lý hiệu suất, thăng tiến nghề nghiệp, giữ chân nhân viên và chấm dứt hợp đồng. Việc theo dõi, quản lý vòng đời nhân viên giúp cho doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sự phát triển của nhân viên và giảm thiểu những rủi ro trong quản lý nhân sự.

Trên đây là khái niệm cơ bản về Employee Life Cycle là gì hay còn gọi là vòng đời nhân viên. 

1.2 Vòng đời nhân sự, tại sao cần được chú trọng?

Doanh nghiệp nên chú trọng vào vòng đời nhân sự vì nó mang lại nhiều lợi ích như:

  • Nó cung cấp một trải nghiệm làm việc tích cực, thú vị cho nhân viên, giúp thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp có một quy trình tuyển dụng và giữ chân hiệu quả, họ sẽ giảm được các chi phí cho việc tuyển mới và đào tạo sau này. Đây là một trong những yếu tố cần được chú trọng trong vòng đời của nhân viên.
  • Vòng đời nhân viên cung cấp một quy trình rõ ràng, được quản lý chặt chẽ để phát triển năng lực của từng cá nhân, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp.
  • Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực giúp nhân viên cảm thấy họ được quan tâm và đóng góp hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Bằng cách tập trung vào vòng đời nhân sự, doanh nghiệp có thể quản lý tài nguyên con người của mình một cách tốt nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Status tuyển dụng hài hước bắt trend cực hot 2023

2. 07 Giai đoạn vòng đời nhân viên trong doanh nghiệp

Việc hiểu và quản lý tốt 07 giai đoạn phát triển trong vòng đời nhân viên giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả làm việc, thu hút nhân tài, và giữ chân nhân sự giỏi, đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:

Giai đoạn vòng đời nhân viên
7 Giai đoạn vòng đời nhân viên trong doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Thu hút (Attraction) – Mở đầu vòng đời nhân viên

Giai đoạn sơ khai của vòng đời nhân sự bao gồm quá trình thu hút sự chú ý và quan tâm của ứng viên trước khi họ nộp đơn vào doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, thương hiệu nhà tuyển dụng và EVP được coi là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút được những ứng viên tiềm năng và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, phải thật chú trọng vào vòng đời của nhân viên ở giai đoạn này nhé!

Giai đoạn 2: Tuyển dụng (Recruitment)

Sau khi nhận được danh sách ứng tuyển, quản lý nhân sự sẽ tiến hành phỏng vấn và chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Quá trình phỏng vấn sẽ được thực hiện qua một hoặc nhiều vòng, tùy thuộc vào quy mô yêu cầu công việc của từng doanh nghiệp.

Trong giai đoạn vòng đời nhân viên này, ứng viên có thể tham gia phỏng vấn ở nhiều công ty khác nhau để tìm kiếm sự phù hợp với mong muốn của mình, bao gồm: các chế độ lương thưởng, chính sách phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp và vị trí địa lý. Do đó, để thu hút ứng viên tốt, các doanh nghiệp cần phải cung cấp những chính sách đãi ngộ và phúc lợi nổi bật, độc đáo chỉ riêng doanh nghiệp mình mới có. Để khẳng định vị thế vì sao ứng viên chọn doanh nghiệp mình mà không phải doanh nghiệp khác.

Giai đoạn 3: Hội nhập (Onboarding) – Quan trọng trong vòng đời nhân viên

Trong vòng đời của nhân viên, quy trình onboarding được gọi là giai đoạn hội nhập và bắt đầu khi nhân viên làm việc chính thức ngày đầu tiên tại công ty. Trong giai đoạn này, các hoạt động đào tạo, hướng dẫn sẽ được tiến hành để giúp nhân viên làm quen với công việc và môi trường làm việc, cũng như hoàn thành các thủ tục hành chính. Việc thực hiện bước đào tạo hội nhập này một cách tốt sẽ giúp nhân viên hiểu rõ công việc, những kỳ vọng từ công ty cũng như dễ dàng hòa nhập vào tập thể.

Các giai đoạn của vòng đời nhân viên
Trong vòng đời nhân viên, Onboarding là được xem là giai đoạn quan trọng

>>> Xem thêm:

Giai đoạn 4: Phát triển nghề nghiệp (Career Development)

Sau khi hoàn thành giai đoạn hội nhập, nhân viên sẽ bắt đầu phát huy năng lực và mang lại giá trị cho công ty. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào L&D (Learning & Development) để giúp nhân viên nâng cao khả năng chuyên môn và bổ sung những kỹ năng cần thiết. Từ đó, nhân viên có thể định hướng dài hạn trong sự nghiệp của mình tại doanh nghiệp.

Giai đoạn 5: Giữ chân nhân tài (Retention)

Trong giai đoạn vòng đời nhân viên này, sau khi nhân viên đã trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình, doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách thưởng và phúc lợi hấp dẫn để khuyến khích nhân viên tiếp tục phát triển tại công ty. Đồng thời, cần tạo ra môi trường làm việc thân thiện, có tính cạnh tranh để nhân viên có động lực, phấn đấu hơn nâng cao giá trị của mình. Nếu doanh nghiệp làm tốt việc này, họ có thể giữ chân nhân viên, tăng cường hiệu quả làm việc, đảm bảo sự ổn định của công ty.

Giai đoạn 6: Nghỉ việc (Separation)

Giai đoạn Separation là giai đoạn cuối trong vòng đời nhân viên là rời khỏi công ty, bao gồm các hình thức như: nghỉ hưu, nghỉ việc có lý do chính đáng và nghỉ không lương. Tuy không phải là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm việc, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Khi một nhân viên rời đi, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác động của việc này đến tập thể và công ty.

Để cải thiện quá trình Separation, doanh nghiệp có thể hỏi ý kiến phản hồi từ nhân viên về trải nghiệm của họ tại công ty. Việc thu thập phản hồi và đóng góp từ nhân viên có thể giúp công ty cải thiện môi trường làm việc và phát triển chương trình đào tạo cho những nhà quản lý trong tương lai.

Giai đoạn 7: Cựu nhân viên (Alumni)

Đây là vòng đời nhân viên cuối cùng. Sau khi một nhân viên rời công ty, họ có thể tiếp tục đóng góp cho công ty bằng nhiều cách khác nhau. Họ có thể trở lại làm việc hoặc giới thiệu ứng viên cho công ty.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc nhân viên nghỉ việc có thể ảnh hưởng đến danh tiếng công ty. Để giảm thiểu khả năng nhân viên gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng công ty, thì doanh nghiệp nên thực hiện tốt giai đoạn Separation.

Ngoài việc thu thập phản hồi và tiếp nhận đóng góp ý kiến từ nhân viên, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các chế độ và quy trình nghỉ việc. Điều này giúp cho nhân viên rời đi một cách trơn tru và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.

Banner EXP between

3. [04] Yếu tố quan trọng tác động đến vòng đời nhân sự

Có nhiều yếu tố tác động đến vòng đời nhân sự trong một doanh nghiệp.

Trong đó, môi trường làm việc, chính sách đào tạo, khen thưởng – phúc lợi hay áp lực tài chính là 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất

Yếu tố tác động đến vòng đời nhân sự
Những yếu tố nào trong doanh nghiệp tác động đến vòng đời nhân viên

3.1 Vòng đời nhân viên chịu tác động bởi môi trường làm việc

Môi trường làm việc có tác động rất lớn đến vòng đời nhân sự. Nếu môi trường làm việc tốt, nhân viên sẽ có động lực và khát khao phát triển bản thân cũng như đóng góp cho công ty. Tuy nhiên, nếu môi trường làm việc không tốt, nhân viên có thể bị mất động lực, Stress, thậm chí nghỉ việc. Do đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hỗ trợ nhân viên, khuyến khích động viên để giữ chân nhân sự và đảm bảo sự phát triển của công ty.

3.2 Chính sách đào tạo phát triển của doanh nghiệp

Trong vòng đời nhân viên, đào tạo và định hướng phát triển sự nghiệp là yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên duy trì một môi trường làm việc tích cực. Nó cũng giúp tạo ra những cơ hội phát triển sự nghiệp trong công ty giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

Yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời của nhân viên
Môi trường làm việc tích cực, tạo ra cơ hội phát triển là nhân tố tác động lớn đến vòng đời nhân viên tại doanh nghiệp.

3.3 Vòng đời nhân viên chịu tác động bởi chính sách khen thưởng phúc lợi

Việc được đánh giá tốt, nhận được khen thưởng kịp thời cũng mang lại cảm giác được quan tâm và coi trọng cho nhân viên. Cũng giúp cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và công ty. Ngoài ra, những nỗ lực và thành tích của nhân viên được công nhận có thể mở ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Nhờ đó, họ sẽ gắn bó và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp, giúp gia tăng vòng đời nhân viên trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu việc đánh giá khen thưởng và công nhận không được thực hiện công bằng và minh bạch, có thể dẫn đến sự bất mãn giảm động lực của nhân viên. Điều này tác động tiêu cực đến vòng đời của nhân viên, bao gồm sự giảm năng suất, cảm giác thiếu động lực và sự mất niềm tin vào công ty.

3.4 Yếu tố áp lực tài chính tác động đến vòng đời nhân sự

Áp lực tài chính có thể tác động lớn đến vòng đời nhân sự. Những tình huống như tái cơ cấu lại bộ máy công ty, cắt giảm ngân sách hay suy thoái kinh tế có thể dẫn đến việc giảm nguồn lực. Nhân viên có thể bị sa thải hoặc không có cơ hội thăng tiến, dẫn đến mất niềm tin vào công việc và doanh nghiệp. 

Áp lực tài chính cũng có thể dẫn đến sự bất ổn trong môi trường làm việc, dẫn đến Stress ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. Để giảm thiểu tác động của áp lực tài chính, doanh nghiệp cần phải quản lý tài chính tốt, đưa ra kế hoạch dự phòng và thúc đẩy năng suất lao động. Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ nhân viên, xây dựng một môi trường làm việc ổn định, chuyên nghiệp để giữ chân nhân viên có tay nghề và kinh nghiệm. Nhờ đó sẽ giúp vòng đời nhân sự được ổn định. 

4. Quản trị vòng đời nhân viên hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

Khoảng 2 năm trở lại đây, nhất là sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số trở thành nhu cầu thiết yếu với mọi mặt phát triển kinh tế của xã hội. Đối với nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, công nghệ đã trở thành khía cạnh quan trọng trong quản trị vòng đời nhân viên tại doanh nghiệp hiện nay.

4.1 Áp dụng công nghệ vào tuyển dụng

Theo nghiên cứu, ngành nhân sự không nằm trong các ngành nghề bị thay thế bởi robot. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của công nghệ như máy móc, phần mềm sẽ góp phần hoàn thiện quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Giúp cho việc lưu trữ và sàng lọc thông tin ứng viên dễ dàng hơn.

Nhờ có hệ thống phần mềm lưu trữ, nhà tuyển dụng có thể xây dựng hệ thống quản trị phù hợp cho doanh nghiệp mình. Dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn ứng viên phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp. Chiến lượt tuyển dụng kết hợp công nghệ là xu hướng sinh lợi nhuận lâu dài trong tương lai.

Vòng đời nhân viên
Áp dụng công nghệ vào tuyển dụng giúp cho việc lưu trữ và sàng lọc thông tin ứng viên dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Cùng CoDX – Ví Thưởng Nhân Viên thiết kế “Lương cảm xúc”

4.2 Đào tạo & phát triển nguồn lực tăng vòng đời của nhân viên 

Nhờ mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng toàn cầu mà mọi người trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn một cách dễ dàng. Qua đó, quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng đạt được nhiều kết quả vượt trội.

Ứng dụng HR Tech, AI vào quy trình chấm công, tính lương hoặc quản trị nguồn lực nội bộ cũng mang lại liệu quả nhất định. Bởi, với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ hiện đại các quy trình trở nên chuyên nghiệp hơn, thông minh hơn, tránh sai sót, giúp con người chủ động tự giác hơn.

Kèm theo đó là các chương trình đánh giá, phân tích năng lực nhân viên xuyên suốt, giúp nhà quản trị có lộ trình phát triển nguồn lực tối ưu, giúp nhân viên đi đúng hướng trong lộ trình phát triển sự nghiệp, thăng tiến trong công việc. Công nghệ AI cũng là công cụ hiệu quả giúp xác định bộ từ điển năng lực và áp dụng vào phát triển yếu tố con người.

Tuy nhiên, công nghệ không thể thay thế hoàn toàn con người. Các yếu tố chi phối về mặt cảm xúc, linh hoạt… thì con người vẫn chiếm vai trò quan trọng.

4.3 Hoạch định chiến lược & phát triển vòng đời nhân viên 

Trong quản trị vòng đời nhân viên, doanh nghiệp phải hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cụ thể. Với đặc thù ngành nghề nhân sự, với lượng thông tin lưu trữ khổng lồ, máy tính trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp lên chiến lược quản trị nhân lực hiệu quả.

Việc loại bỏ yếu tố thiếu minh bạch để đưa hệ thống vào quỹ đạo, chu trình đã được đề ra sẽ diễn ra rất hiệu quả. Nói cách khác, con người chỉ chịu trách nhiệm lên ý tưởng và giám sát chất lượng đầu ra. Quy trình vận hành sẽ được máy móc xử lý theo lập trình và thiết kế có sẵn. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và ngân sách hiệu quả cho quá trình tổng hợp thông tin, tìm hiểu thị trường để lên các kế hoạch quản lý nhân sự.

4.4 Kết nối và xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh, công bằng

Các mạng xã hội nội bộ là cầu nối giữa nhân viên và doanh nghiệp, cải thiện mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau. CoDX – Workspace là công cụ giúp nhân viên chủ động nhận thông tin – tương tác – sẻ chia trên một không gian chung, gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. Đây cũng là kênh để tổ chức lắng nghe tiếng nói của nhân viên trong suốt vòng đời của họ. Từ đó có những cải tiến liên tục và phản hồi real-time để nâng cao EX.

PHẦN MỀM MẠNG XÃ HỘI CODX - WORKSPACE

CoDX-Workspace là giải pháp tạo tương tác trong không gian làm việc nhóm – không gian toàn tổ chức. Một môi trường cộng tác sinh động – kết nối & chia sẻ dễ dàng – mọi lúc – mọi nơi. Gia tăng tình đoàn kết, truyền thông các chủ trương chính sách doanh nghiệp một cách nhất quán. Thúc đẩy nhân viên cống hiến, am hiểu văn hóa doanh nghiệp theo mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hệ thống Mạng xã hội nội bộ của CoDX cho phép Doanh nghiệp tạo nên một không gian làm việc kỹ thuật số giúp Doanh nghiệp:

  • Xây dựng không gian làm việc gắn kết, phá bỏ mọi rào cản địa lý, không gian và thời gian khi nhân viên được chia sẻ các thông điệp.
  • Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp theo con đường tự nhiên, đơn giản bằng những thông điệp sẻ chia, tuyên dương các hành vi theo giá trị cốt lõi.
  • Xây dựng công cụ truyền thông nội bộ nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí. Nâng cao trải nghiệm nhân viên trong hành trình làm việc tại Doanh Nghiệp.


Đăng ký dùng thử CoDX - WorkSpace để được trực tiếp trải nghiệm miễn phí phần mềm 30 ngày.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ngoài ra, thương hiệu nhà tuyển dụng cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp gần hơn đến với người lao động. Các công chuyện truyền bá thương hiệu trên thị trường sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài. Giảm được chi phí marketing tuyển dụng và xây dựng môi trường doanh nghiệp thân thiện trong mắt người lao động.

Vòng đời nhân viên
Để quản trị vòng đời nhân viên hiệu quả việc kết nối và xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh, công bằng là một yếu tố quan trọng

Đối với các doanh nghiệp lớn, đông nhân viên, việc đánh giá từng nhân viên đôi khi khó được trọn vẹn. Ngoài ra, việc đánh giá còn phụ thuộc vào tính cảm quan của con người, khó đảm bảo tính công bằng. Vì thế, việc áp dụng công nghệ sẽ cụ thể hóa năng lực nhân viên bằng các tiêu chí đánh giá nhất định. Giúp cho việc xếp hạng, phân chia phúc lợi được công bằng hơn theo nỗ lực của từng nhân viên. Doanh nghiệp có thể cân bằng trong ngân sách cho các chế độ phúc lợi hơn.

4.5 Kết hợp công nghệ với quản trị vòng đời nhân viên

Ngày nay, công nghệ áp dụng vào mọi quy trình quản trị vòng đời nhân viên trong quản lý như sự. Mỗi quy trình quản trị khác nhau, công nghệ sẽ thể hiện các thế mạnh trên phương diện khác nhau:

  • Trong tuyển dụng: trí tuệ nhân tạo giúp lưu trữ, sàn lọc thông tin ứng viên, lựa chọn ứng viên phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp
  • Mạng xã hội nội bộ cải thiện môi trường làm việc, giúp kết nối giữa doanh nghiệp và nhân viên gần hơn.
  • Giảm chi phí đầu tư trang thiết bị, áp lực ngân sách trong đào tạo
  • Tối ưu hóa đào tạo và phát triển năng lực nhân sự

Vòng đời nhân viên không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. Việc quản lý và tối ưu hóa vòng đời nhân sự là yếu tố không thể thiếu trong quản lý nhân sự của doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

>> Xem thêm: