Phiếu khảo sát mức độ hài lòng, ý kiến đánh giá của nhân viên trong công ty

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là bước quan trọng trong kế hoạch quản trị nhân sự và xây dựng môi trường làm việc tốt. Bởi vì, khi đã thấu hiểu đượng sự hài lòng, tâm tư nguyện vọng của nhân viên, doanh nghiệp có thể phát huy tối đa nguồn lực, đạt được các mục tiêu dài hạn mà tổ chức đặt ra.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Banner EXP top

1. Mức độ hài lòng của nhân viên là gì?

Để biết được được nhân viên đang có những đắn đo gì hay có hài lòng. Hay muốn biết rõ sự hài lòng của nhân viên đối với công ty thông qua chính sách hiện tại của công ty hay không. Thì phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là cách để hiểu rõ tâm tư của họ. Việc này giúp doanh nghiệp đảm bảo giữ chân nhân tài, và giúp họ tập trung phát huy tối đa tiềm lực, doanh nghiệp. Nhân viên cũng giảm bớt các áp lực, họ cảm thấy được tôn trọng và làm tốt hơn trách nhiệm công việc của mình.

mức độ hài lòng của nhân viên là gì?
Khảo sát là cách để hiểu rõ tâm tư nhu cầu của nhân viên trong công việc

Nói chung, mức độ hài lòng của nhân viên là phản ảnh tích cực cảm xúc, thái độ của người lao động đến với công việc, môi trường và doanh nghiệp của họ đang công tác. Một khi nhân viên có sự hài lòng cao, có nghĩa là họ đang thật sự thích công việc hiện tại, cảm thấy tốt, và đánh giá cao môi trường đang làm việc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Truyền thông nội bộ là gì?

2. Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên có những tiêu chí nào?

Dưới đây là 6 tiêu chí trong mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên không thể thiếu:

2.1 Khảo sát về sự hài lòng với công việc

Đầu tiên, hãy kiểm tra xem nhân viên của bạn có đang hài lòng với vị trí công việc hiện tại với các câu hỏi như: họ có thực hiểu rõ về công việc và mục tiêu của công việc hay không, khối lượng công việc đang đảm đương có phù hợp không, công việc này có mang lại trải nghiệm gì thú vị hoặc gây áp lực với họ không. Bằng các câu hỏi này bạn sẽ lật mở được mức độ hài lòng của nhân viên sâu sắc hơn.

2.2 Lương bổng và phúc lợi

Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về chế độ lương và phúc lợi họ đang nhận được, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định nhân viên có hài lòng với doanh nghiệp hay không?
Các khảo sát có thể là: lương có được thực hiện đúng kỳ, đúng hạn. Các phúc lợi như trợ cấp nhà ở, đi lại, bảo hiểm… có vấn đề gì hay không. Tìm hiểu và cải thiện tốt nhất các vấn đề trên là góp phần cao nhất nâng cao trải nghiệm nhân viên và mức độ hài lòng của nhân viên.

>>> Xem thêm:

2.3 Chính sách và quy trình làm việc

Hãy trao đổi rõ ràng về chính sách và quy trình làm việc từ ngày đầu nhân viên bước vào công ty. Hãy cho họ thấy rõ lộ trình thăng tiến và sự chuyển đổi trong công việc một cách công bằng.

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên
Hãy trao đổi rõ ràng về chính sách và quy trình làm việc từ ngày đầu nhân viên bước vào công ty

Trong các trường hợp khẩn cấp thì họ nên làm việc với ai, ai là người giải quyết vấn đề của họ. Nếu không hài lòng thì họ thảo luận vấn đề với phòng ban hoặc cá nhân nào. Từ đó giúp nhân viên an tâm và thoải mái nhất trong quá trình làm việc.

>>> Xem ngay: Quy trình training nhân viên mới hiệu quả, chi tiết nhất

2.4 Mối quan hệ với đồng nghiệp

Một cách để nắm vững tình trạng mối quan hệ hiện tại của các nhân viên đồng cấp hoặc giữa cấp trên và cấp dưới là lắng nghe chia sẽ của nhân viên trong việc tạo dựng mối quan hệ nơi công sở hoặc tổ chức các hoạt động teambuilding. Điều này sẽ làm gắn kết nội bộ hơn trong doanh nghiệp.

2.5 Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên với đào tạo và phát triển

Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần phải tạo mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên. Bất cứ nhân viên nào cũng điều muốn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, công ty hãy tạo điều kiện và cơ hội để họ thử sức với tiềm năng của mình. Ngoài ra, nên thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo để nhân viên trao dồi thêm kỹ năng, giúp nhân viên thật sự cảm thấy được trọng dụng và muốn cống hiến nhiều hơn.

khảo sát mức độ hài lòng với chính sách đào tạo và phát triển
Chính sách đào tạo và phát triển là khía cạnh quan trọng cần có trong phiếu khảo sát nhân viên

2.6 Sức khỏe và an toàn lao động

Bất cứ nhân viên nào cũng muốn được làm việc trong môi trường được đảm bảo đầy đủ về trang thiết bị bảo hộ và an toàn, sức khỏe được đảm bảo khi làm việc tại công ty. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra công tác an toàn lao động tại nơi làm việc, giúp nhân viên cảm thấy an tâm trong quá trình cống hiến tại đây…

>>> Tìm hiểu thêm: 4 Tiêu chí văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cần tuân thủ

3. Cách tạo phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty

Để tạo phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, trước tiên bạn cần lựa chọn hình thức khảo sát, bố cục và các câu hỏi đánh giá nhân viên phù hợp.

3.1 Chọn hình thức khảo sát nhân viên

Có 2 hình thức tạo phiếu khảo sát ý kiến nhân viên công ty. Câu trả lời thường được dùng trong các mẫu khảo sát mức độ hài lòng của người lao động:

  • Hình thức trả lời tự do: Nhân viên được phép tự do bày tỏ những suy nghĩ, ý kiến của mình trong số chữ giới hạn nhất định. Cách trả lời này có ưu điểm giúp doanh nghiệp hiểu rõ về người lao động. Tuy nhiên, hình thức này rất khó số hóa cũng như thống kế, lập biểu đồ phân tích.
  • Hình thức trả lời theo lựa chọn: Thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi sự đơn giản trong việc tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả khảo sát. Hình thức này thường được trình bày gồm 2 dạng là yes/no và đánh giá theo thang điểm Likert.

Doanh nghiệp có thể sử dụng độc lập 2 hình thức trên hoặc khéo kéo phối hợp chúng với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Công cụ Khảo sát nhân viên trọn vòng đời trong hệ thống CoDX – EXP cho phép tổ chức lắng nhe tiếng nói của nhân viên trong suốt vòng đời của họ. Hệ thống cho phép ghi nhận phản hồi 360 độ của nhân viên ở mọi giai đoạn gắn kết, cùng hệ thống Thank you cards và các dịch vụ  hân sự số trên không gian làm việc chung. Qua đó, Doanh nghiệp có những cải tiến liên tục và phản hồi real-time để thiết kế hệ thống Employee Experience trọn vẹn nhất.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN CODX-EXP

thông điệp tuyên dương
ví thưởng nhân viên
ví thưởng nhân viên

CoDX - EXP tập trung khai thác những tính năng giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên, khiến mọi khoảnh khắc tại doanh nghiệp đều trở nên ý nghĩa, đẩy mạnh động lực làm việc. Với các công cụ tích hợp tính năng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực của từng đối tượng như: 

  • Phần mềm thông điệp tuyên dương CoDX - Thank you card cho phép gửi 6 loại thông điệp: Tuyên dương, cảm ơn, thiệp mừng, nhắn gửi, góp ý, đề xuất tạo sự gắn kết tập thể trong môi trường tổ chức mọi lúc - mọi nơi - mọi cấp bậc.
  • Ví thưởng nhân viên giúp doanh nghiệp xây dựng chương trình phúc lợi linh hoạt, cân bằng lương vật chất và lương cảm xúc, khen thưởng bằng sự thấu hiểu. Thông qua việc trao - tặng điểm thưởng, tích lũy và đổi quà để tăng mức độ hài lòng và trải nghiệm nhân viên.
  • Bảng xếp hạng thành tích vinh danh nhân viên có hành vi phát triển theo khung năng lực lõi từ thông điệp realtime.
  • Phần mềm khảo sát nhân viên, lắng nghe nhân viên trong suốt vòng đời của họ tại doanh nghiệp, từ đó cải thiện liên tục mọi trải nghiệm và gia tăng sự gắn kết.

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý công việc CoDX - EXP cực “hời”:

  • 90 ngày trải nghiệm hệ thống quản lý trải nghiệm nhân viên CoDX - EXP miễn phí.
  • Sử dụng miễn phí lên đến 180 ngày hệ thống không gian làm việc số với hơn 10 công cụ số khuyến khích nhân viên làm việc, giao tiếp và kết nối.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

banner exp

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

3.2 Bố cục của phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thường được chia thành 2 phần cơ bản:

Phần thông tin chung của phiếu khảo sát ý kiến nhân viên công ty:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Trình độ học vấn
  • Thời gian làm việc tại công ty
  • Bộ phận hoặc chức danh công việc
  • Địa điểm làm việc
phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên
Bố cục đầy đủ của phiếu khảo sát ý kiến nhân viên công ty

Phần câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Các câu hỏi khảo sát được trình bày một cách ngắn gọn, tập trung vào mục đích khảo sát, dễ dàng đánh giá.

3.3 Các câu hỏi phổ biến dùng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Dưới đây là một số câu hỏi trong phiếu khảo sát ý kiến nhân viên công ty mà bạn không nên bỏ qua:

  • Bạn có hài lòng với sự quan tâm, động viên của các cấp trên khi gặp khó khăn trong công việc lẫn cuộc sống?
  • Công ty có hiện tượng chia rẽ theo nhóm không?
  • Bạn có hài lòng với cơ sở vật chất công ty đã trang bị cho bạn không?
  • Bạn có hài lòng về việc công ty hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho công việc không?
  • Mức lương tại công ty khá cạnh tranh so với những công ty cùng lĩnh vực trên thị trường?
  • Công ty có những tiêu chí, ứng dụng phần mềm đánh giá nhân viên chuyên nghiệp để xét tăng lương rất hợp lý?
  • Bạn có yêu thích và hài lòng với công việc hiện tại không?
  • Công ty luôn có các chế độ cũng như các hình thức bảo vệ sự an toàn cho mọi nhân viên?

4. Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty

Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên có bố cục 3 phần:

  • Phần 1: Mức độ hài lòng về chính sách lương thưởng
  • Phần 2: Mức độ hài lòng về môi trường làm việc
  • Phần 3: Mức độ hài lòng về công việc

Trong đó, phần câu hỏi khảo sát được xây dựng theo thang điểm từ: Rất không hài lòng cho đến rất hài lòng.

phiếu khảo sát ý kiến nhân viên công ty
Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty

 

Download mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên công ty TẠI ĐÂY

Sau khi có dữ liệu của phần câu hỏi, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp xác định hệ số, tỷ lệ phần trăm hài lòng về các điều kiện làm việc và phương pháp xác định mức độ hài lòng, tầm quan trọng của các tiêu chí về điều kiện làm việc để đưa ra kết quả chính xác, cụ thể nhất.

>> Có thể bạn quan tâm:

5. Khảo sát mức độ hài lòng của nhân sự có vai trò gì?

Tương tự như EVP, khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản trị nguồn lực của doanh nghiệp. Đây cũng là nền tảng để doanh nghiệp biết được sự hài lòng của nhân viên đối với công ty và trong công việc. Từ những mức độ hài lòng này, doanh nghiệp sẽ đề ra các giải pháp, phương hướng phù hợp để tạo ra các bước tiến lớn dưới đây:

5.1 Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Trước đây, chúng ta dễ thấy tình trạng nhảy việc của nhân viên thường nhằm vào mục đích tăng thu nhập. Tuy nhiên, trong nhiều khảo sát gần đây, học chuyển việc với nhiều nguyên nhân hơn. Có thể là do môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, không có lộ trình phát triển, cơ câu nhân sự bất hợp lý….Những nguyên nhân này sẽ dễ làm nhân viên không hài lòng và từ bỏ doanh nghiệp. Vì vậy, tăng mức độ hài lòng của nhân viên bằng nhiều yếu tố sẽ gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều thời gian đào tạo người mới, tốn chi phí cho việc tuyển dụng người lần nữa. Do đó, viêc sử dụng phiếu khảo sát ý kiến nhân viên công ty là điều rất cần thiết. 

Banner EXP bottom

5.2 Giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc

Sự hài lòng của nhân viên đối với công ty không chỉ quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty mà còn là nền tảng trong chính sách thu hút nhân tài tạo ra nguồn lực giỏi cho Doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố ghi điểm trong mắt khách hàng, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp uy tính hơn với đối tác. Thu hút nhân tài vào làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.

Khảo sát giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc cho nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên đối với công ty giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc

Hy vọng những thông tin cũng như mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên được cung cấp trong bài giúp doanh nghiệp biết được chính xác thái độ của nhân viên như thế nào. Từ đó có được những chính sách, giải pháp phù hợp để tăng sự trải nghiệm nhân viên, thúc đẩy tinh thần và tạo động lực làm việc cho nhân viên hiệu quả.