4 Mô hình văn hóa doanh nghiệp – Ưu, nhược điểm và cách lựa chọn phù hợp

Văn hóa doanh nghiệp là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ công ty hay tổ chức nào. Hay nói cách khác, đây chính là tập hợp những quy tắc, quy định, tinh thần và giá trị của doanh nghiệp đó. Vậy, hiện nay có những mô hình văn hóa doanh nghiệp nào? Cùng CoDX theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có lời giải thỏa đáng nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. 4 Mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến rộng rãi  hiện nay

Việc xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, tạo nhiều động lực cho nhân viên. Ngoài ra, nó còn tăng cường tính cạnh tranh thúc đẩy quá trình kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả. 

Dưới đây là 4 mô hình văn hóa tổ chức phổ biến nhất hiện nay: 

  • Mô hình văn hóa gia đình. 
  • Mô hình văn hóa sáng tạo. 
  • Mô hình văn hóa thị trường.
  • Mô hình văn hóa phân cấp. 

1.1 Mô hình văn hóa Gia đình – Clan Culture

Văn hóa gia đình (Clan Culture) là mô hình thiên về con người và thứ bậc. Đây là mô hình văn hóa khá phổ biến trong những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay gia đình sở hữu và không có sự phân cấp. Thông thường, mô hình này sẽ tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ gắn bó giữa toàn thể nhân viên để hướng đến mục tiêu chung. 

mô hình văn hóa doanh nghiệp
Mô hình văn hóa gia đình tạo được sự gắn kết thành viên thông qua nhiều yếu tố khác nhau. 
  • Ưu điểm: Văn hóa gia đình là mô hình tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân thông qua sự trung thành và văn hóa. Thành công của doanh nghiệp được xác định khi giải quyết tốt những nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh phúc. 
  • Nhược điểm: Đối với những doanh nghiệp càng lớn, duy trì loại hình văn hóa này sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Đối tượng phù hợp: Mô hình văn hóa doanh nghiệp này phù hợp với những công ty có xu hướng đưa môi trường công ty trở thành khép kín, chú trọng vào nền văn hóa bản địa. 
  • Ví dụ về doanh nghiệp lựa chọn mô hình văn hóa gia đình:
    • Trên thực tế bạn có thể thấy, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp tại Hàn Quốc lựa chọn mô hình này. Họ đã vận dụng một cách khéo léo các hình thức quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sống nhân sự, trợ cấp đặc biệt đối với các hoạt động như: học tập, hiếu hỷ. 
    • Đa số những doanh nghiệp Nhật Bản cũng xây dựng theo mô hình văn hóa gia đình,  họ cung cấp các dịch vụ giá rẻ cho nhân viên, tạo điều kiện về chỗ ở, sinh hoạt…

1.2 Mô hình văn hóa Sáng tạo – Adhocracy Culture

Theo đó, mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture) thiên về những điều sáng tạo và đổi mới. Những điều đó gắn liền với các mục tiêu dài hạn và rõ ràng trong tương lai. Mỗi người lãnh đạo thực hiện định hướng với tư duy tiến bộ. Mô hình này mang đến cơ hội làm việc tự do, nhân viên thoải mái phát huy năng lực của mình. 

mô hình văn hóa doanh nghiệp
Mô hình văn hóa sáng tạo phù hợp với những doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự trẻ, năng động. 
  • Ưu điểm: Trong 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp, đây là mô hình được đánh giá sẽ phổ biến rộng rãi trong tương lai. Cùng với đó là nâng cao kiến thức của nhân viên – không bị ràng buộc bởi quy trình cứng nhắc. 
  • Nhược điểm: Nếu thiếu đi kế hoạch truyền thông nội bộ hay chế độ tốt, mô hình nãy có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ. 
  • Đối tượng phù hợp: Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, marketing.
  • Ví dụ về mô hình văn hóa sáng tạo: 
    • Ngoài những dự án của công ty, Google đã khuyến khích nhân viên dành thời gian để thử nghiệm những sáng kiến riêng. Nhân viên có thể thỏa sức làm việc không giới hạn về ý tưởng và phát minh ra bất kỳ điều gì mới. 
    • Apple cũng có thể coi ví dụ điển hình cho mô hình văn hóa này, tại công ty cá nhân không bị ràng buộc bởi những quy định mà được tự do phát triển bản thân. 

1.3 Mô hình văn hóa Thị trường – Market Culture

Đối với mô hình văn hóa thị trường (Market Culture), ưu tiên chính là kết quả kinh doanh, đặc biệt là lợi nhuận. Do vậy, các doanh nghiệp áp dụng mô hình này sẽ tập trung vào khách hàng, thị trường và mục tiêu cốt lõi chính là đem lại những giá trị thiết thực. 

mô hình văn hóa doanh nghiệp
Những doanh nghiệp làm việc theo dự án có thể chọn mô hình văn hóa thị trường. 
  • Ưu điểm: Mô hình văn hóa thị trường tạo nên sự bình đẳng, khuyến khích nhân viên làm việc chủ động, tự giác và tích cực học hỏi để phát triển kỹ năng. 
  • Nhược điểm: Tất cả thành viên sẽ có sự gắn kết khi bắt đầu gia nhập dự án. Tuy nhiên, mối quan hệ có thể tách rời sau khi kết thúc dự án đó. 
  • Đối tượng phù hợp: Những doanh nghiệp có đội ngũ làm việc theo nhóm hay các dự án mang tính tạm thời. 
  • Ví dụ về mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường:

Amazon là ví dụ điển hình cho doanh nghiệp áp dụng mô hình văn hóa thị trường. Sự thành công của tập đoàn này đến từ việc họ kiên định theo đuổi những giá trị cốt lõi được đặt ra ngay từ đầu. Cùng với đó là sự nỗ lực của toàn thể nhân viên để hướng đến mục tiêu chung và đạt được những kết quả như kỳ vọng. 

1.4 Mô hình văn hóa Phân cấp (Hierarchy Culture)

Văn hóa phân cấp là mô hình được thể hiện rõ qua việc áp dụng quy trình làm việc vào quá trình hoạt động cũng như định hướng của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, nhằm mục tiêu hướng đến sự ổn định lâu dài. Bởi trên thực tế, mọi công việc đều được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống thứ bậc. Có thể thấy, nhân viên có trách nhiệm tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên. 

Mô hình văn hóa Phân cấp
Đơn vị nhà nước, bệnh viện…thường lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp. 
  • Ưu điểm: Doanh nghiệp áp dụng mô hình văn hóa phân cấp sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động với quy trình làm việc thống nhất. Đồng thời, nó hướng đến sự ổn định, phát triển với nhiều mục tiêu dài hạn. 
  • Nhược điểm: Mô hình này hạn chế khả năng sáng tạo của nhân sự. Những thay đổi trong công việc sẽ cần rất nhiều thời gian bởi phải thông qua cấp quản lý, lãnh đạo với các thủ tục phức tạp. 
  • Đối tượng phù hợp: Hierarchy Culture được dùng phổ biến tại các cơ quan nhà nước, bệnh viện, nhà máy…
  • Ví dụ về mô hình phân cấp: Các doanh nghiệp ở Đức thường áp dụng mô hình này, họ tuân theo những nguyên tắc kinh doanh chung, làm việc theo sự vận hành có tổ chức từ trên xuống dưới. Người Đức không thích những điều bất ngờ, các thay đổi đột xuất trong thương vụ kinh doanh thường không được chào đón. 

2. Cách xác định mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp

Như vậy, có thể thấy hiện nay có 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp chọn được mô hình phù hợp nhất, cùng theo dõi nhé! 

mô hình văn hóa tổ chức
Doanh nghiệp cần dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để lựa chọn mô hình văn hóa phù hợp.

2.1 Xác định rõ giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. 

Đầu tiên, mỗi doanh nghiệp cần có giá trị cốt lõi của riêng. Để xác định được điều này, bạn cần đặt câu hỏi “Nhắc đến doanh nghiệp của bạn, công chúng nhớ đến điều gì?”. 

Mọi hoạt động của doanh nghiệp cần thể hiện được nét đặc trưng đó như: năng động trẻ trung, sáng tạo và phương châm kinh doanh: phát triển bền vững, chú trọng vào những trải nghiệm của khách hàng. Những giá trị cốt lõi nói trên cũng tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác. 

2.2 Thiết lập mục tiêu cụ thể

Những mục tiêu xung quanh mô hình văn hóa doanh nghiệp liên quan đến sự đa dạng, hòa nhập và giá trị được chia sẻ. Theo đó, nhà lãnh đạo cần hiểu rõ vì sao mình xây dựng doanh nghiệp này và mong muốn đạt được điều gì. Chính văn hóa doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ mục tiêu đó. Bên cạnh đó, mục tiêu phải là thông điệp tích cực để truyền cảm hứng cho toàn thể nhân viên. 

2.3 Thu hút nhân viên tham gia vào quy trình lựa chọn mô hình

Thực tế, văn hóa doanh nghiệp là một thách thức để theo dõi hiệu quả của doanh nghiệp đó. Muốn cải thiện cần có sự tham gia của toàn thể nhân sự. Doanh nghiệp cần thu thập phản hồi của nhân viên để nhận được những phản hồi khách quan nhất. Trên cơ sở đó, nhà lãnh đạo có thể lựa chọn mô hình  phù hợp nhất. 

Qua những chia sẻ trên có thể thấy, 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay không tách rời nhau mà có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Việc xây dựng một mô hình văn hóa phù hợp sẽ phát huy năng lực sáng tạo, khả năng làm việc của nhân viên. CoDX tự hào là đơn vị đồng hành đưa đến những giải pháp về quản lý nhân sự hiệu quả của mọi doanh nghiệp hiện nay. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: