Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công của tổ chức. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện rõ qua hiệu suất làm việc của nhân viên và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng CoDX tìm hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh 4.0 nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. 8 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức
Trong xu thế xã hội ngày nay, văn hóa doanh nghiệp có sự kết nối chặt chẽ với con người và đóng vai trò thúc đẩy sự đi lên của cá nhân. Do đó, chúng ta cần đề cao vai trò, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
Dưới đây là 8 vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức:
- Nâng cao vị thế cạnh tranh
- Tạo bản sắc riêng tăng khả năng nhận diện thương hiệu
- Nâng cao khả năng thích ứng với thị trường
- Thu hút nhân tài
- Xây dựng giá trị tinh thần cho doanh nghiệp
- Chìa khóa cho sự phát triển trường tồn
- Định hình mục tiêu của hoạt động kinh doanh
- Nền tảng cho nhân viên sáng tạo, đổi mới
1.1 Nâng cao vị thế cạnh tranh
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp các đơn vị, tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và tạo sự khác biệt với đối thủ. Đây là chìa khóa nâng cao tiềm lực đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng công việc và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng nhất.
Một doanh nghiệp nhìn nhận được rõ ràng tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa phù hợp sẽ là “vũ khí” cạnh tranh vô cùng tốt.
1.2 Tạo bản sắc riêng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu
Nền tảng của một thương hiệu không chỉ đơn giản là những sản phẩm, quy trình sản xuất, sự kiện ra mắt hay hội thảo. Mà nó còn bao gồm cả giá trị, tôn chỉ và phương pháp làm việc của doanh nghiệp. Có thấy rằng vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng nền tảng thương hiệu của một tổ chức là cực kỳ quan trọng.
Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là căn cứ giúp khách hàng, đối tác phân biệt doanh nghiệp của bạn và hàng ngàn doanh nghiệp ngoài kia. Thỉnh thoảng trong một vài trường hợp người ta có thể nhớ đến văn hóa của bạn còn nhiều hơn là sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Ví dụ thực tế về các doanh nghiệp nâng cao độ nhân diện thương hiệu thông qua văn hóa:
- Trong văn hóa doanh nghiệp của google họ cho phép nhân viên dành khoảng 20% thời gian làm việc để phát triển ý tưởng độc đáo, mới lạ.
- Còn đối với Zappos có chính sách miễn phí giao hàng, trả hàng trong thời gian lên đến 1 năm và khuyến khích nhân viên tương tác với khách hàng trên tinh thần “WOW”.
- Trong khi đó, văn hóa làm việc của SpaceX khắc nghiệt, nhân viên thường xuyên làm việc quá giờ, tuy nhiên điều này đến từ năng lực tự động lực của nhân viên và niềm đam mê với công việc của họ. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp SpaceX.
1.3 Nâng cao khả năng thích ứng với thị trường
Qua những sự biến đổi của thị trường kinh tế đặc biệt trong đại dịch Covid, ta có thể nhận thấy những doanh nghiệp lớn với định hình văn hóa doanh nghiệp rõ ràng như Samsung Việt Nam, Viettel, Vinamilk, Vingroup vẫn có thể duy trì và thậm chí là “ăn nên làm ra”.
Điều này chứng minh rằng chức năng của văn hóa doanh nghiệp mang đến là vô cùng lớn. Việc doanh nghiệp có văn hóa mạnh mẽ thì có khả năng thích ứng tốt hơn trước những biến đổi liên tục từ môi trường bên ngoài.
1.4 Thu hút và giữ chân nhân tài
Nhân tài là một tài sản quý giá trong mọi ngành nghề và lĩnh vực, đó là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Việc có được nhân lực tốt trong tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong dài hạn.
Để thu hút được nhân tài, vai trò của văn hóa doanh nghiệp cũng được đề cao. Một văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt ứng viên. Ngược lại, văn hóa doanh nghiệp tiêu cực sẽ khiến nhân viên cảm thấy bất mãn và không hài lòng, dẫn đến khả năng cao họ sẽ tìm kiếm cơ hội làm việc ở nơi khác. Qua đó, có thể thấy rằng văn hóa tác động không nhỏ đến doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào
Theo một nghiên cứu của Gallup, đến 38% nhân viên có ý định rời bỏ công việc hiện tại khi họ cảm thấy không hài lòng với văn hóa công ty. Do đó, việc sở hữu văn hóa doanh nghiệp tích cực không chỉ giúp công ty thu hút được nhân tài mà còn giữ chân được nhân viên tốt và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1.5 Xây dựng giá trị tinh thần cho doanh nghiệp
Môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện cũng là một giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp tốt. Một môi trường làm việc thoải mái, công bằng, có sự quan tâm đến từ lãnh đạo sẽ là động lực khiến cho nhân viên cống hiến hết mình vì mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không chú trọng đến giá trị tinh thần của nhân viên thì đã thất bại trong việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.
1.6 Chìa khóa cho sự phát triển trường tồn
Văn hóa được coi là một tài sản của doanh nghiệp và nó có tác động trực tiếp đến sự trường tồn của doanh nghiệp. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động kinh doanh đó là: giảm xung đột, điều phối và kiểm soát phòng ban, tạo động lực làm việc cho nhân viên, tạo lợi thế cạnh tranh,…
1.7 Định hình mục tiêu của hoạt động kinh doanh
Văn hóa công ty đóng vai trò định hướng rõ ràng cho toàn bộ tổ chức, đảm bảo mọi quyết định kinh doanh hay hành của các thành viên đều phù hợp với giá trị và mục tiêu kinh doanh chung. Yếu tố này mang lại sự nhất quán trong các quyết định cũng như chương trình đào tạo nhân sự, giúp họ hiểu được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và có những đóng góp phù hợp.
Một doanh nghiệp sở hữu văn hóa mạnh mẽ chắc chắn sẽ thu hút được sự ủng hộ và trở thành thương hiệu đáng tin cậy. Song song đó, văn hóa doanh nghiệp đảm bảo rằng mục tiêu kinh doanh và giá trị xã hội luôn được cân nhắc, thực hiện cùng nhau.
1.8 Nền tảng cho nhân viên sáng tạo, đổi mới
Khơi gợi sự sáng tạo và đổi mới của nhân viên cũng là một chức năng của văn hóa doanh nghiệp. Khi một tổ chức chủ trương xây dựng môi trường cho phép các cá nhân tự do thể hiện ý tưởng, không lo sợ thất bại và được công nhận thì họ có thể đưa ra những sáng kiến, giải pháp giá trị hơn.
Bên cạnh đó, một văn hóa tổ chức cởi mở, đón nhận những ý tưởng mới sẽ thích nghi nhanh chóng với sự biến đổi trong thị trường. Đồng thời, sáng tạo liên tục là yêu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và tăng tính cạnh tranh. Từ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
2. Cải thiện vai trò của văn hóa doanh nghiệp với giải pháp CoDX – Workplace
Làm việc trên máy tính là một văn hóa làm việc không thể thiếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. Tuy nhiên với cách làm việc này đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kết nối với nhân viên. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khác biệt với phần mềm CoDX – WorkSpace.
Mạng xã hội nội bộ chính là giải pháp hữu hiệu trong việc tạo không gian làm việc nhóm, tổ chức và cải thiện vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Với CoDX – WorkSpace, doanh nghiệp có thể tương tác sinh động, kết nối và chia sẻ khoảnh khắc mọi lúc, mọi nơi hoàn toàn miễn phí.
Một số tính năng chính của CoDX – WorkSpace:
- Thiết lập Cơ cấu tổ chức để truyền thông Quy mô tổ chức đến nhân viên
- Quản lý truyền thông nội bộ thông qua hệ thống
- Tổ chức hệ thống Bài viết chia sẻ tạo tương tác
PHẦN MỀM MẠNG XÃ HỘI CODX - WORKSPACE
CoDX-Workspace là giải pháp tạo tương tác trong không gian làm việc nhóm – không gian toàn tổ chức. Một môi trường cộng tác sinh động – kết nối & chia sẻ dễ dàng – mọi lúc – mọi nơi. Gia tăng tình đoàn kết, truyền thông các chủ trương chính sách doanh nghiệp một cách nhất quán. Thúc đẩy nhân viên cống hiến, am hiểu văn hóa doanh nghiệp theo mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hệ thống Mạng xã hội nội bộ của CoDX cho phép Doanh nghiệp tạo nên một không gian làm việc kỹ thuật số giúp Doanh nghiệp:
Đăng ký dùng thử CoDX - WorkSpace để được trực tiếp trải nghiệm miễn phí phần mềm 30 ngày.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Đối với nhân viên, họ có thể chia sẻ cảm xúc, bài viết, hình ảnh, file tài liệu, kiến thức, kinh nghiệm, sở thích… mọi lúc mọi nơi trong phạm vi MXH nội bộ của công ty. Đây cũng chính phương thức nhân viên có thể bày tỏ cảm xúc, ý kiến của bản thân và kéo gần khoảng cách giữa đồng nghiệp – đồng nghiệp, nhân viên – lãnh đạo.
Không thể phủ nhận vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng và định vị thương hiệu cũng như quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói văn hóa chính là cột sống của một doanh nghiệp, đặc biệt là văn hóa nội bộ. Cải thiện trải nghiệm nhân viên với phần mềm Mạng xã hội nội bộ CoDX mà không tốn bất kỳ chi phí nào.
Bài viết liên quan: