Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn kèm Form mẫu chi tiết

Sau phỏng vấn, doanh nghiệp cần đưa ra những đánh giá chi tiết về ứng viên nhằm đưa ra các quyết định tuyển dụng tiếp theo. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong quá trình đánh giá này. Cùng tìm hiểu cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn và các form chi tiết miễn phí qua bài viết của CoDX dưới đây! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin tức doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1. Tầm quan trọng của việc đánh giá ứng viên sau phỏng vấn?

Mỗi vòng tuyển dụng có vai trò quan trọng riêng. Với vòng phỏng vấn, việc gặp mặt và trao đổi trực tiếp với ứng viên về trình độ hiểu biết, năng lực, kỹ năng và mong muốn của họ cần được xem xét, đánh giá tỉ mỉ.

Việc đánh giá ứng viên sau phỏng vấn đem lại nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp, cụ thể như: 

  • Tránh mắc phải thiếu sót khi không tìm được ứng viên phù hợp 
  • Hiểu rõ ứng viên để dễ dàng đạt các thỏa thuận lương thưởng
  • Thêm cơ sở xây dựng lộ trình đào tạo nhân sự trong tương lai.
  • Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đặc biệt khi tuyển các vị trí cấp cao 

2. Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn đúng chuẩn nhất 

Để đánh giá một ứng viên có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không, doanh nghiệp cần dựa trên 3 yếu tố cốt lõi. 

  • Đánh giá ứng viên dựa trên năng lực
  • Đánh giá ứng viên qua thái độ
  • Đánh giá tố chất của ứng viên

2.1 Đánh giá ứng viên dựa trên năng lực 

Năng lực của một người được suy xét dựa trên nhiều yếu tố. Trong môi trường công sở, những tiêu chí sau rất cần thiết trong đánh giá năng lực:

  • Kinh nghiệm làm việc 
  • Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ 
  • Kỹ năng công việc
  • Khả năng thích nghi học hỏi 

Đầu tiên, kinh nghiệm làm việc là tiêu chí cần được ưu tiên hàng đầu trong quá trình tuyển dụng.

Với người có kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể hạn chế chi phí đào tạo hơn các ứng viên khác. Tuy nhiên tùy vào từng vị trí với khối lượng công việc cụ thể, doanh nghiệp có thể yêu cầu số năm kinh nghiệm khác nhau. Nhà tuyển dụng nên căn cứ vào tính chất của công việc, yêu cầu của lãnh đạo và khoảng lương cứng có thể đáp ứng để lựa chọn Talent pool với kinh nghiệm phù hợp nhất. 

Thứ hai, đánh giá kiến thức chuyên môn là một trong những cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thiết yếu.

Dù ở vị trí nào, nhân sự đều cần lượng kiến thức nhất định để xử lý công việc. Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể lồng ghép các câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đánh giá lượng kiến thức của ứng viên. Đặc biệt, với các ngành nghề như IT, kế toán, kỹ thuật viên,… yếu tố về kiến thức chuyên môn càng cần được xem xét kỹ càng. 

Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Kiến thức chuyên môn là nền tảng làm việc của mỗi nhân sự

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng cũng là yếu tố bắt buộc trong đánh giá ứng viên.

Một nhân sự có kiến thức tốt nhưng kỹ năng hạn chế sẽ có thể giảm hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Một số kỹ năng ứng với từng bộ phận nhà tuyển dụng có thể tham khảo: 

  • Nhân viên Marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, thuyết trình, thiết kế, đàm phán 
  • Nhân viên Sales: Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết phục 
  • Nhân viên Kế toán: Kỹ năng phân tích số liệu, xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo

Cuối cùng, khả năng thích nghi cũng là một tiêu chí trong đánh giá năng lực ứng viên. Việc ứng viên có thể hòa đồng, thích nghi trong môi trường mới rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể xem xét dựa trên các biểu hiện của ứng viên hay thông qua một số câu hỏi tình huống. 

2.2 Đánh giá ứng viên qua thái độ

Thái độ là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá ứng viên. Một nhân viên tốt cần là người có thái độ tốt.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 tiêu chí sau: 

  • Khả năng lắng nghe: Một trong những cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chính là xem khả năng lắng nghe của họ. Người biết lắng nghe sẽ tiếp thu nhanh để hoàn thiện bản thân. Doanh nghiệp có thể nhận thấy rõ khả năng lắng nghe qua thái độ và các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn. 
  • Tinh thần làm việc: Tinh thần làm việc là chìa khóa quan trọng quyết định hiệu suất làm việc. Đồng thời, đây còn là sợi dây gắn kết nội bộ doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi thêm các câu hỏi hay tình huống nhằm đánh giá tiêu chí này. Một số nhân sự còn đánh giá mức độ hoàn thành công việc để xem xét về thái độ làm việc của ứng viên thông qua các câu hỏi về công ty cũ.

2.3 Đánh giá tố chất của ứng viên

Tố chất là yếu tố được ưu tiên trong quá trình đánh giá ứng viên. Đặc biệt với các vị trí như quản lý, nhân viên sáng tạo nội dung, chăm sóc khách hàng, tố chất càng trở nên quan trọng. Đó chính là khả năng lãnh đạo, sự linh hoạt, khôn khéo, khả năng sáng tạo, đổi mới không ngừng,… 

Đánh giá hiệu quả phỏng vấn chuẩn xác với Applicant Tracking System

3. 5 Form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chuyên nghiệp

Dưới đây là 5 form đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chuẩn nhất, từ mẫu thông dụng đến các mẫu đánh giá của từng phòng ban, các cấp quản lý, mà CoDX đã tổng hợp. 

3.1 Form mẫu đánh giá ứng viên tiêu chuẩn

Doanh nghiệp có thể thực hiện đánh giá ứng viên theo mẫu tiêu chuẩn với các tiêu chí bắt buộc như: năng lực, thái độ và tố chất. Ở mỗi tiêu chí, nhà tuyển dụng đánh giá nhân viên và ứng viên theo hình thức cộng điểm hoặc ghi lại các nhận xét chi tiết. 

Form mẫu đánh giá ứng viên tiêu chuẩn
Mẫu tiêu chuẩn đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

3.2 Bảng đánh giá ứng viên theo thang điểm

Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn phổ biến là xây dựng các bảng đánh giá nhân viên theo thang điểm. Với mỗi tiêu chí đề ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn tính điểm từ 1 đến 10. Điểm tổng hợp từ các nhà tuyển dụng tham gia buổi phỏng vấn sẽ là yếu tố khách quan và công bằng để lựa chọn ứng viên phù hợp. 

Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Đánh giá theo điểm giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lựa chọn ứng viên hơn

Mẫu đánh giá liên quan:

3.3 Mẫu đánh giá ứng viên các phòng ban

Mẫu 1: Form mẫu đánh giá ứng viên nhân sự

Các kiến thức về chuyên môn như Luật Lao động, Bảo hiểm lao động,… và các kỹ năng đánh giá nhân lực, đào tạo phát triển nhân viên là những tiêu chí cần thiết trong đánh giá ứng viên phòng nhân sự. 

Mẫu đánh giá ứng viên các phòng ban
Mẫu form đánh giá ứng viên ứng tuyển bộ phận nhân sự

Mẫu 2: Ứng viên phòng kế toán

Ứng viên kế toán cần được đánh giá trên các phương diện: 

  • Kiến thức chuyên môn về công thức tính toán, các số liệu tài chính, thuế
  • Khả năng tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm như Excel, Word
  • Kỹ năng lập báo cáo tài chính thường niên, theo tháng
  • Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu tài chính 
Mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn của các phòng ban
Mẫu đánh giá sau phỏng vấn của ứng viên phòng kế toán

Mẫu 3: Ứng viên phòng kinh doanh

Nhân sự phòng kinh doanh là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đối tác nhằm thúc đẩy khả năng ký kết hợp đồng hay sử dụng sản phẩm. Vì vậy, cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn cần chú ý kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp, thuyết phục là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, nhà tuyển dụng nên quan tâm: 

  • Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
  • Kỹ năng xử lý tình huống 
  • Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và quản trị rủi ro 
Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Đánh giá ứng viên kinh doanh đơn giản hơn với mẫu form chuẩn nhất

Mẫu 4: Phiếu đánh giá ứng viên Marketing

Phòng Marketing là bộ phận tập trung phát triển các kế hoạch truyền thông, quảng cáo, sự kiện nhằm đưa hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm đến gần hơn với công chúng. Do đó, cách lọc hồ sơ ứng viên phòng ban này cần đáp ứng các tiêu chí: 

  • Kiến thức chuyên môn: Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, công chúng, khách hàng 
  • Kỹ năng lập kế hoạch truyền thông 
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và thuyết phục 
  • Kỹ năng tổ chức sự kiện và các chương trình khác 
  • Kỹ năng sáng tạo nội dung theo dạng bài viết hoặc hình ảnh/video 
Phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Đánh giá ứng viên ứng tuyển phòng Marketing với mẫu form

3.4 Form mẫu đánh giá ứng viên vị trí quản lý

Mẫu 1: Vị trí quản lý cấp cao

Với vị trí quản lý cấp cao, doanh nghiệp có thể đánh giá các kỹ năng và tố chất của ứng viên, như:

  • Kiến thức chuyên môn sâu sắc về bộ phận ứng tuyển 
  • Tố chất lãnh đạo, quản lý nhân lực
  • Kỹ năng xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn lực 
  • Kỹ năng quản trị rủi ro, xử lý tình huống
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình 
  • Khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc
Form mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
Mẫu bảng đánh giá ứng viên cho vị trí quản lý cấp cao sau phỏng vấn

Mẫu 2: Vị trí quản lý cấp trung

Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn với vị trí quản lý cấp trung có những tiêu chí giống với quản lý cấp cao, nhưng yêu cầu ở mức độ thấp hơn. Cụ thể như: 

  • Kiến thức chuyên môn sâu về bộ phận ứng tuyển 
  • Tố chất lãnh đạo ở mức độ nhất định 
  • Kỹ năng lập kế hoạch, dự án và quản lý chỉ số hiệu suất 
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình 
  • Khả năng giám sát tiến độ và chất lượng của dự án 
Mẫu đánh giá ứng viên các phòng ban
Đánh giá ứng viên ứng tuyển quản lý cấp trung với form

TẢI MẪU FORM ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN SAU PHỎNG VẤN TẠI ĐÂY

Nút dowload mẫu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Quản lý thông tin đánh giá ứng viên thông minh với PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỒ SƠ ỨNG VIÊN

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn cùng các mẫu chi tiết đính kèm. CoDX hy vọng bài viết là cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá ứng viên sau phỏng vấn của mình. 

Xem thêm các phương pháp đánh giá khác:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh