Đánh giá năng lực nhân viên là một hoạt động cần thiết mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quy trình làm việc. Thực hiện đánh giá đúng và hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp quản lý và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự hợp lý. Bài viết này CoDX sẽ chia sẻ về những tiêu chí trong đánh giá năng lực, cùng 5 báng đánh giá chi tiết.
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Đánh giá năng lực nhân viên là việc đánh giá tất cả các yếu tố nhân viên thể hiện được trong quá trình làm việc. Các yếu tố ấy có thể là kiến thức, kỹ năng của nhân viên, hiệu quả, hiệu suất làm việc xuyên suốt hoặc những yếu tố liên quan trực tiếp đến vị trí nhân sự đảm nhiệm.
Đánh giá năng lực nhân viên là công việc phức tạp. Tuy nhiên, việc này góp phần quan trọng, giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự, cụ thể:
- Quản lý và lập kế hoạch hoạch định nguồn nhân lực trong tương lai
- Dự báo khả năng làm việc và hoàn thành công việc, mục tiêu của nhân sự
- Đề xuất các phương án đào tạo, thay đổi vị trí hay lương thưởng phù hợp
2. 5 Bảng đánh giá năng lực nhân viên CHUẨN chuyên nghiệp hiệu quả
Một trong những nội dung không thể thiếu trong quy trình đánh giá chính là xây dựng nội dung hay khung, bảng đánh giá năng lực nhân viên chi tiết, cụ thể. Dựa theo lĩnh vực kinh doanh, chuyên môn cùng các tiêu chí khác, doanh nghiệp có thể xây dựng bảng đánh giá chung cho toàn hệ thống và cho các bộ phận riêng biệt.
Xem qua 5 bảng đánh giá năng lực quan trọng cho doanh nghiệp:
- Mẫu đánh giá năng lực nhân viên chuẩn
- Bảng đánh giá năng lực nhân viên kinh doanh
- Bảng đánh giá năng lực nhân viên thử việc
- Form đánh giá năng lực nhân viên kế toán
- Bảng đánh giá năng lực nhân viên Marketing
2.1. Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên chuẩn
Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên chuẩn, áp dụng được cho đa dạng nhân viên thuộc các phòng ban, chuyên môn thường có các mục sau:
- Các tiêu chí đánh giá kèm mô tả chi tiết
- Nhân viên tự đánh giá bản thân theo các tiêu chí đánh giá
- Phụ trách hoặc quản lý đánh giá nhân viên theo các tiêu chí đánh giá
Lưu ý với phần đánh giá, công ty có thể thực hiện đánh giá theo thang điểm 10, thang điểm 5 hoặc theo các đề mục công ty đặt ra như: Đạt, Không Đạt.
Ngoài mẫu bảng năng lực nhân viên trên, doanh nghiệp có thể xây dựng các bảng đánh giá năng lực theo từng công việc nhân viên đảm nhiệm với các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là các mẫu bảng, form đánh giá năng lực theo một số nghề nghiệp, vị trí nhất định mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
2.2. Bảng đánh giá năng lực nhân viên kinh doanh
Về đánh giá năng lực nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý đánh giá các tiêu chí sau:
- Kiến thức chuyên môn liên quan trực tiếp, kiến thức ngoại ngữ
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Bên cạnh đó, thái độ cũng là tiêu chí đặc biệt quan trọng khi đánh giá nhân viên kinh doanh.
2.3. Bảng đánh giá năng lực nhân viên thử việc
Với nhân viên thử việc, những tiêu chí có thể xem xét bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn ứng với vị trí thử việc
- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết công việc,…
- Thái độ chuẩn mực, ý thức tổ chức kỷ luật
2.4. Form mẫu đánh giá năng lực nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán cần được đánh giá năng lực theo các tiêu chí sau:
- Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kế toán
- Kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giải trình, phân tích tổng hợp số liệu
- Thái độ trung thực, tỉ mỉ,…
2.5. Bảng đánh giá năng lực nhân viên Marketing
Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên Marketing có thể gồm các tiêu chí sau:
- Kiến thức chuyên môn về marketing, nghiên cứu thị trường, tâm lý và hành vi của khách hàng
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích dữ liệu, kỹ năng sáng tạo, thuyết trình,…
- Thái độ trung thực, hăng hái, tự trau dồi
3. Đánh giá năng lực dựa trên những tiêu chí nào?
Để quy trình đánh giá năng lực rõ ràng và đơn giản hơn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản như: kiến thức, kỹ năng, hiệu suất và hiệu quả công việc.
4 Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên quan trọng cần có:
- Đánh giá năng lực về kiến thức chuyên môn
- Đánh giá năng lực về kỹ năng làm việc
- Đánh giá năng lực về hiệu suất công việc
- Đánh giá năng lực về hiệu quả đạt được
3.1. Đánh giá năng lực về kiến thức chuyên môn
Kiến thức là yếu tố thuộc năng lực tư duy. Để nắm được kiến thức nhằm xử lý công việc, mỗi cá nhân cần trải qua quá trình học tập, tự trau dồi của bản thân hay quá trình đào tạo của doanh nghiệp. Với lượng kiến thức không giới hạn và luôn được đổi mới, việc đánh giá kiến thức của nhân viên thực sự cần thiết.
Doanh nghiệp có thể đánh giá trình độ, kiến thức của nhân viên thông qua cách thức giải quyết công việc, hiệu quả công việc,… Tuy nhiên, chỉ đánh giá kiến thức hiện có của nhân viên không bao giờ là đủ. Để đáp ứng được các yêu cầu phức tạp và hoàn thành công việc tốt hơn, nhân viên luôn cần trau dồi các kiến thức mới. Vì vậy, việc sẵn sàng học hỏi, tiếp thu tri thức cũng cần được xem xét khi đánh giá năng lực nhân viên.
3.2. Đánh giá năng lực về kỹ năng làm việc
Kỹ năng là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá năng lực nhân viên. Nếu kiến thức là cơ sở nền tảng để giải quyết công việc thì kỹ năng chính là đầu mối quan trọng giúp gia tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc.
Mỗi công việc lại cần có những kỹ năng cụ thể khác nhau. Nhưng tựu chung lại, kỹ năng của nhân sự được thể hiện thông qua kinh nghiệm làm việc, thao tác xử lý công việc hằng ngày hay cách giải quyết các tình huống phát sinh. Bằng việc xem xét mức độ thành thạo, nhạy bén trong quy trình làm việc, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá nhân viên về kỹ năng.
>>> Xem ngay: 13 Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả CẦN CÓ
3.3. Đánh giá năng lực về hiệu suất
Theo dõi hiệu suất công việc không chỉ giúp doanh nghiệp điều chỉnh các hạng mục, quy trình để đạt hiệu quả, đảm bảo tiến độ, mà còn giúp chỉ ra nhân viên đang làm việc tốt hay đang gặp khó khăn cần hỗ trợ.
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định chỉ số đo lường hiệu suất công việc của nhân viên, ví dụ như số sản phẩm, hạng mục hoàn thành trong ngày, số lượt tương tác bài viết trong chiến dịch,… Mỗi công việc, ngành nghề đều có các chỉ số riêng để đánh giá hiệu suất. Sau khi xác định chỉ số đánh giá phù hợp với từng vị trí, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu suất của nhân sự, từ đó bao quát và cụ thể hơn trong đánh giá năng lực nhân viên.
3.4. Đánh giá năng lực về hiệu quả làm việc
Năng lực của nhân viên cũng cần được đánh giá qua hiệu quả làm việc. Hiệu quả làm việc chính là những thành quả, đóng góp nhân viên đem lại cho doanh nghiệp dựa trên vị trí, nhiệm vụ công việc được giao. Do vậy, hiệu quả làm việc sẽ là tiêu chí đánh giá bao quát, tổng thể năng lực nhân viên mà doanh nghiệp nên lưu tâm.
Về hiệu quả làm việc, doanh nghiệp có thể đánh giá theo mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, hiệu quả làm việc của nhân viên còn thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của công việc cũng như tạo ra các giá trị đến doanh nghiệp, khách hàng, đối tác.
4. Thiết lập quy trình đánh giá năng suất nhân hiệu quả với CoDX
Trên đây là những thông tin, tiêu chí đánh giá và mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên. Các doanh nghiệp hãy tham khảo để quy trình đánh giá nhân viên, phục vụ quản lý, đào tạo nhân sự được dễ dàng và hiệu quả hơn nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan: