6 Bảng đánh giá nhân viên TOÀN DIỆN với phiếu mẫu Excel, word MIỄN PHÍ

Xây dựng bảng đánh giá nhân viên chuẩn sẽ giúp nhân sự thu thập và đánh giá nhân viên đúng nhất. Xem đầy đủ 6 mẫu phiếu đánh giá nhân viên toàn diện từ CoDX trong bài viết.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị cho doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Bài cùng chủ đề:

1. 6 Bảng đánh giá nhân viên QUAN TRỌNG với phiếu mẫu Excel, word MIỄN PHÍ

Dưới đây là 6 bảng đánh giá nhân viên chuẩn và phổ biến nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo. 

  1. Bảng đánh giá nhân viên mới, thử việc file excel
  2. Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng, cuối năm
  3. Bảng đánh giá nhân viên theo đội nhóm
  4. Phiếu đánh giá nhân viên về năng lực
  5. Mẫu phiếu đánh giá nhân viên theo KPI bằng Excel
  6. Phiếu nhân viên tự đánh giá

1.1 Bảng đánh giá nhân viên mới, thử việc file excel

Trong thời gian thử việc, khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên, nhân sự sẽ được nhà quản lý thực hiện đánh giá để xem xét có nên giữ lại làm việc chính thức hay không. Biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc này chủ yếu thể hiện một số thông tin như thái độ làm việc, mục tiêu phát triển…

Bảng đánh giá nhân viên

1.2 Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng, quý, cuối năm

Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng là công cụ được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của các cá nhân trong công ty. Việc sử dụng bảng đánh giá nhân sự này, giúp nhà quản lý thu thập rõ nhất thông tin về năng lực, mục tiêu và thành tích của nhân viên theo tháng. 

Thực tế, thông qua phiếu đánh giá nhân viên theo quý sẽ giúp nhà quản lý triển khai công việc cho nhân viên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, form đánh giá nhân viên này cũng chính là cơ sở để nhà quản lý hoàn thiện thành tích cuối năm của nhân viên. 

Bảng đánh giá nhân viên
Mỗi doanh nghiệp luôn cần đến bảng đánh giá nhân viên theo quý

Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm này được dùng để nhận xét kết quả thực hiện công việc của nhân viên vào dịp cuối năm. Bảng đánh giá công việc này cũng chính là cơ sở để xét duyệt nhân viên xuất sắc của công ty. Bên cạnh đó, form đánh giá này cũng tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên khác để cấp quản lý có mức khen thưởng hợp lý nhất. 

Mẫu phiếu đánh giá nhân viên cuối năm
Phiếu đánh giá nhân viên cuối năm

1.3 Bảng đánh giá nhân viên cho đội nhóm chuyên nghiệp

Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá từng thành viên trong đội nhóm, dự án rồi sau đó xếp hạng từng cá nhân theo năng lực của mỗi người. Thông qua mẫu đánh giá làm việc nhóm này, nhà quản lý sẽ hiểu rõ được ưu, nhược điểm trong chuyên môn và năng lực của từng người. 

Bảng đánh giá nhân viên
Mẫu đánh giá nhân sự theo nhóm, đội được sử dụng phổ biến

1.4 Phiếu đánh giá nhân viên về năng lực file Excel

Mẫu đánh giá năng lực nhân viên sẽ bao gồm thông tin về kỹ năng, phẩm chất cá nhân, mục tiêu cũng như kết quả hoàn thành công việc. Thông qua bảng đánh giá nhân viên đó, nhà quản lý sẽ có được sự đánh giá tổng quát về năng lực, kế hoạch làm việc cụ thể của từng nhân viên để đưa ra cho họ những định hướng phù hợp nhất. 

Bảng đánh giá nhân viên
Mẫu phiếu đánh giá nhân viên về năng lực file Excel

1.5 Mẫu phiếu đánh giá nhân viên theo KPI file excel

KPI là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trong các kỳ đánh giá nhân viên. Tùy trong từng phòng ban bộ phận, sẽ có các chỉ số KPI hay cách tính KPI khác nhau.

Dưới đây là một form mẫu đánh giá KPI của nhân viên Content chuẩn cho các doanh nghiệp.

Bảng đánh giá nhân viên
Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo KPI bằng Excel

>>> Xem chi tiết: Cách tính KPI cho nhân viên các vị trí bộ phận kèm mẫu đánh giá MIỄN PHÍ

1.6 Phiếu tự đánh giá cho nhân viên

Theo bảng đánh giá nhân viên này, mỗi cá nhân sẽ tự xem xét và tổng kết những thành tích, kết quả mà bản thân đã đạt được trong suốt thời gian làm việc. Thông qua đó, mỗi người tự nhìn nhận trung thực nhất về hiệu suất làm việc và thúc đẩy bản thân trở nên hăng say, làm việc hiệu quả hơn.

Xem chi tiết tại bài viết “3 mẫu nhân viên tự đánh giá kết quả công việc chuẩn nhất”

Mẫu đánh giá nhân viên
Biểu mẫu nhân viên tự đánh giá kết quả công việc

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN

Anh/Chị có muốn nhận tư vấn giải pháp QUẢN LÝ TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN cho tổ chức của mình không?

2. Bảng đánh giá nhân viên cần có những tiêu chí nào?

Một bảng đánh giá nhân viên cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như năng lực làm việc, thái độ và các kỹ năng khác. 

2.1 Tiêu chí về thái độ của nhân viên

  • Tính trung thực: Sự trung thực và cởi mở sẽ tạo nên một môi trường mới, ở đó mọi người cảm nhận được sự tin cậy, nhất là lãnh đạo công ty. Khi bạn thể hiện sự trung thực, sẽ nhận được sự tin tưởng của nhà lãnh đạo, các cấp quản lý. Từ đó, giúp bạn có nhiều sự kết nối và đạt năng suất cao hơn.
  • Sự cầu tiến: Sự cầu thị và khả năng ham học hỏi trong công việc chính là chìa khóa quan trọng để nhà quản lý biết được nhân viên có thể mang lại cho doanh nghiệp giá trị gì hay không.
  • Lạc quan: Mỗi vị trí, mỗi công việc đều có những khó khăn và thách thức riêng. Do đó, nếu có thái độ lạc quan và tích cực, nhân viên sẽ vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Khi có tinh thần đó, bạn sẽ gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn. 

2.2 Tiêu chí về kết quả công việc

  • Mức độ làm việc: Để đánh giá mức độ làm việc của mỗi người, cần dựa vào công việc cũng như thời gian của nhân viên đó. Từ đó, nhà quản lý sẽ đánh giá được KPI của nhân viên đó cũng như thời gian mà họ sử dụng để đạt hiệu quả hơn trong công việc. 
  • Mức độ hoàn thành: Ở mỗi vị trí, mỗi cấp bậc sẽ có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Dựa vào mức độ này, cấp trên sẽ có thể đánh giá chuẩn xác nhất năng lực và kỹ năng của từng nhân viên. 

Tìm hiểu chi tiết tại bài viết “Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc” 

2.3 Tiêu chí về kỹ năng

  • Quản lý thời gian: Để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên, quản lý thời gian hợp lý cũng là một tiêu chí quan trọng. Bởi khi bạn biết cách sắp xếp, phân chia thời gian hợp lý, quá trình làm việc sẽ hiệu quả và đạt năng suất hơn. 
  • Cẩn trọng khi làm việc: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, sự cẩn trọng sẽ đem lại hiệu quả hơn cho công việc. Khi bạn cẩn thận và chăm chút cho công việc sẽ nhận được sự tin cậy của đồng nghiệp và cấp trên. 

>> Xem chi tiết: Tiêu chí đánh giá nhân viên dễ dàng và nhanh chóng

3. Tại sao nên dùng phiếu đánh giá nhân viên?

Mục đích của việc thực hiện bảng đánh giá nhân viên là giúp họ khắc phục những khuyết điểm và ngày càng tiến bộ hơn. Là cấp quản lý, bạn có thể thực hiện phát triển và cải thiện trong những lần đánh giá sau. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng hay đề xuất nhân sự áp dụng các khuôn khổ quản trị mục tiêu OKR. Thông qua mục tiêu này, được điều chỉnh để kết quả chính xác và người dùng sẽ được hướng dẫn một con đường cụ thể nhất đến mục tiêu.  

Đánh giá hiệu quả quá trình làm việc của nhân viên là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Việc đánh giá này sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi, kiểm tra hiệu quả công việc của từng cá nhân. Trên cơ sở đó, có chính sách thưởng, phạt một cách phù hợp nhất.

>>> Xem ngay giải pháp: 10 Phần mềm đánh giá nhân viên hiệu quả nhất 2023

Vai trò của bảng đánh giá nhân viên
Thực hiện đánh giá nhân viên là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp

Theo đó, phiếu đánh giá nhân viên có vai trò lớn đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đánh giá nhân viên thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý hiểu được nhân viên họ có quá trình làm việc như thế nào. 
  • Giúp cho người nhân viên nhìn ra được điểm yếu và điểm mạnh để sửa đổi kịp thời.
  • Quy trình đánh giá mang đến sự hài lòng và năng suất làm việc tốt hơn của nhân viên. 
  • Nhân viên sẽ có mối quan hệ tốt hơn trong tổ chức và đồng nghiệp. Từ đó, góp phần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. 
  • Tỷ lệ duy trì nhân viên tăng lên khi họ trung thành hơn với doanh nghiệp. 

4. Xây dựng bảng đánh giá nhân viên cần lưu ý điều gì?

Dưới đây là những mẹo giúp bạn xây dựng bảng đánh giá nhân viên hiệu quả nhất: 

  • Tổng hợp các nguồn phản hồi: Thu thập phản hồi từ cấp lãnh đạo, nhân viên và khách hàng sẽ giúp nhà quản lý xây dựng được những tiêu chí đánh giá nhân sự phù hợp nhất. 
  • Xây dựng những tiêu chí rõ ràng: Tùy thuộc vào mỗi cấp bậc hay cá nhân mà những tiêu chí đánh giá sẽ khác nhau. Việc xây dựng tiêu chí rõ ràng sẽ giúp cho việc đánh giá nhân sự đi theo hướng đúng đắn. 
  • Tránh “hiệu ứng gần nhất”: Việc đánh giá nhân viên theo “hiệu ứng gần nhất” thường sẽ đem lại kết quả sai lệch. Do đó, bạn nên có cái nhìn đánh giá bao quát nhất quá trình làm việc trong suốt thời gian dài của nhân viên. 
Xây dựng bảng đánh giá nhân viên hiệu quả nhất
Xây dựng phiếu đánh giá nhân viên hiệu quả nhất

Để thực hiện việc đánh giá nhân viên chính xác, khách quan và công bằng nhận, bạn nên tránh một số lỗi dưới đây: 

  • So sánh quá khập khiễng với nhân viên khác. 
  • Đưa ra những phản hồi mơ hồ và không rõ ràng. 
  • Chỉ đưa ra bình luận theo một chiều. 
  • Không lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của nhân viên. 
  • Không thực hiện theo dõi sau đánh giá. 
  • Phản bác những đề xuất của nhân viên. 

Hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm quản lý công việc tốt nhất như CoDX cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. CoDX sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá theo khung kỹ năng của từng vị trí công việc. Bên cạnh đó, thực hiện lên kế hoạch đào tạo và phát triển tương ứng nhất. 

Trên đây là tổng hợp những mẫu phiếu, form, bảng đánh giá nhân viên phổ biến và hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ từ CoDX vừa rồi, nhà quản lý sẽ có quá trình đánh giá nhân sự hiệu quả nhất. 

Mẫu KPI khác:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh