Đánh Giá 360 Độ Là Gì? Lợi Ích Đem Lại Cho Doanh Nghiệp

đánh giá 360 độ

Phương pháp đánh giá 360 độ là phương pháp giúp cho các doanh nghiệp hoặc nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về nhân viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng làm việc hiệu quả.

1. Đánh giá 360 độ là gì?

Đánh giá 360 độ (360 Degree Feedback hay multi-rater feedback) là phương pháp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp bằng cách thu thập dữ liệu về họ trong suốt quá trình làm việc. Từ những tình huống làm việc thực tế, mối quan hệ và phẩm chất thông qua những người tiếp xúc với cá nhân được đánh giá.

Hình thức đánh giá 360 độ này không chỉ phụ thuộc vào quản lý trực tiếp của bạn mà còn có sự đánh giá từ đồng nghiệp, cấp dưới, khách hàng hoặc với bất cứ những ai có tiếp xúc với bạn trong môi trường công việc.

Tùy vào mỗi doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động mà cấu trúc của các bài đánh giá 360 độ sẽ có sự khác biệt. Bảng đánh giá có thể mang tính định lượng như đánh giá bằng thang điểm, hoặc đánh giá bằng định tính- ghi ra ý kiến nhận xét.

Hầu hết các kết quả đánh giá 360 độ đều sẽ đảm bảo về tính bảo mật, nên những người tham gia đều có thể thẳng thắng đưa ra nhận định của mình.

Sau khi thu thập, kết quả trả lời của tất cả người tham gia sẽ được tổng hợp thành báo cáo. Hầu hết các hệ thống, quy trình phản hồi 360 độ của các dịch vụ cung cấp đánh giá nhân sự đều đảm bảo tính ẩn danh và bảo mật cần thiết nên tất cả những người tham gia đều có thể thẳng thắn và thành thật đưa ra ý kiến của mình.

đánh giá 360 độ

>>> Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Chuyển Đổi Số Và Số Hóa

2. Đánh giá 360 độ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Dưới đây là những lợi ích của phương pháp đánh giá 360 độ đem lại nếu doanh nghiệp áp dụng.

2.1 Cải thiện chất lượng của quá trình đánh giá.

Vì phương pháp tiếp nhận phản hồi đánh giá khác nhau của bảng đánh giá nhân viên hàng tháng nên kết quả đánh giá mang tính khách quan, đa dạng hơn, đối tượng được đánh giá đa chiều, nhiều khía cạnh hơn. Phương pháp này sẽ loại bỏ các yếu tố phân biệt về trình độ, độ tuổi, giới tính nhằm mang lại yếu tố an toàn, tính xây dựng và kết quả hữu ích cho cá nhân và tổ chức doanh nghiệp.

2.2 Đánh giá 360 độ giúp nâng cao hiệu suất làm việc cá nhân

Đối tượng được đánh giá sẽ nhận phản hồi từ những người xung quanh, những đối tượng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhau. Vì vậy họ sẽ hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Các kết sau đnáh giá không dùng để ddauw ra lời cảnh cáo hay trách phạt mà dùng để giúp nhân viên tự nhìn nhận lại bản thân, điều chỉnh để cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc.

>>> Đọc ngay: Đánh giá thực hiện công việc: Tiêu chí đánh giá nào hiệu quả?

2.3 Thúc đẩy sự phát triển của cả nhóm

Khi nhận được đánh giá của mỗi cá nhân trong nhóm, điều này sẽ có tác động tích cực giúp mỗi thành viên xác định được trách nhiệm, vai trò của bản thân cũng như của toàn bộ nhóm, tạo nên hiệu suất làm việc tốt hơn.

>>> Xem thêm: Bảng đánh giá làm việc nhóm hiệu quả nâng cao năng suất

2.4 Đánh giá 360 độ giúp xác định nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp

Sau đánh giá, nhà quản lý sẽ có cái nhìn bao quát, tổng quan về khía cạnh công việc của mỗi thành viên trong công ty, bao gồm cả các lĩnh vực mà nhân viên đó phụ trách. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo hoặc phát triển thêm.

2.5 Cải thiện dịch vụ khách hàng

Khi nhà cung cấp hoặc khách hàng tham gia vào quá trình đánh giá, doanh nghiệp cngf có thể nhận được đánh giá tổng quan của khách hàng về điểm mạnh, điểm yếu và chất lượng dịch vụ của công ty. Từ đó góp phần nâng cao sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp.

>>> Xem ngay: Chính sách thu hút nhân tài tạo nguồn lực lớn mạnh thành công

đánh giá 360 độ

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Quy Trình Nghỉ Việc 2021

3. Những khó khăn gặp trong việc áp dụng

Mặc dù phương pháp đánh giá này mang lại tính hiệu quả cao, đánh giá một đối tượng đa chiều. Tuy nhiên nếu không xác định được những thông tin trọng yếu cần thu thập thì lượng kết quả đổ về sẽ quá lớn và không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Chưa kể đến nếu quá trình xây dựng bảng đánh giá 360 độ không có sự đầu tư sẽ dễ dẫn đến những tác động tiêu cực trong quá trình đánh giá.

Nếu các câu hỏi quá dài dòng, quá mang tính nhận xét cá nhân mà bỏ qua những câu hỏi chính liên quan đến công việc hay ý nghĩa của những thông tin phản hồi thu thập không được hiểu đúng sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với đối tượng được đánh giá. Vì vậy cần xác định rõ từng tiêu chí đánh giá tránh đưa ra những câu hỏi không chính xác dẫn đến kết quả tệ hơn là nguyên nhân kéo theo các hành vi tiêu cực trong công ty.

>>> Nên quan tâm: Đánh giá thực hiện công việc: Tiêu chí đánh giá nào hiệu quả?

Hy vọng những thông tin về đánh giá 360 độ CoDX cung cấp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách đánh giá này. Từ đó, áp dụng hiệu quả phương pháp này trong việc đánh giá để đưa ra các phúc lợi, khen thưởng nhân viên cũng như giải pháp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân sự hiệu quả nhất.

>>> Chủ đề liên quan cần tìm hiểu: