Cách tạo bảng chấm công trong Excel chi tiết | MẪU mới nhất 2023

Chấm công là công việc cần được thực hiện mỗi ngày tại doanh nghiệp. Với công cụ tạo bảng tính Excel, bảng chấm công sẽ được xây dựng một cách khoa học và rõ ràng hơn. Cùng CoDX tìm hiểu về cách tạo bảng chấm công trong Excel chi tiết cùng các mẫu mới nhất của năm 2023. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1. Mô hình bảng chấm công chuẩn trong Excel 

Trước khi tiến hành tạo bảng chấm công trong Excel, bộ phận nhân sự cần xác định mô hình chấm công. Người tạo bảng có thể trả lời các câu hỏi sau, nhằm hình dung rõ nhất về phương thức và nội dung bản thân muốn thiết lập trong bảng chấm công: 

  • Bảng chấm công gồm những phần gì? 
  • Mục đích của bảng chấm công là gì? 
  • Chấm công theo công thức nào? 
  • Chấm công theo các sheet như thế nào? Bao nhiêu sheet trong file Excel là đủ? 

Về mô hình chuẩn của một file chấm công trong Excel, CoDX có một số gợi ý cho doanh nghiệp tham khảo như sau:

  • File Excel chấm công của 1 phòng ban nên gồm 13 sheet. Sheet đầu tiên là danh sách nhân viên cần chấm công, 12 sheet còn lại chấm công cho 12 tháng trong năm. 
  • Doanh nghiệp nên quy định các ký hiệu chấm công và có thể thay đổi dựa vào người sử dụng. 
  • Những ngày nghỉ hằng tuần như thứ Bảy, Chủ nhật hay các ngày Lễ lớn cần được đánh dấu màu khác để tạo sự khác biệt. 
  • Tên nhân viên của bảng chấm công được lấy từ danh sách nhân viên. 
  • Việc chấm công được thực hiện hằng ngày, cuối tháng có thể dùng công thức để tính toán tổng cộng công của nhân viên. 
  • Các tháng nên có sự liên kết với nhau để tiết kiệm thời gian thao tác. 

2. Cách tạo bảng chấm công trong Excel đơn giản, mới nhất 2023

Từ mô hình trên, doanh nghiệp bắt đầu thiết lập bảng chấm công trong trang tính. Với 6 bước lần lượt theo trình tự dưới đây, việc tạo bảng chấm công trong Excel trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Bước 1: Tạo bố cục các sheet

Bố cục của các sheet trong file Excel cần được thống nhất trước khi tạo bảng chấm công. Như mô hình CoDX đã gợi ý ở trên, file Excel chấm công của một phòng ban trong 1 năm sẽ bao gồm 13 sheet, cụ thể: 

  • Sheet 1: Danh sách nhân viên trong bộ phận; có thể đặt tên là Danh sách nhân viên
  • Sheet 2 đến 13: Bảng chấm công từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm; có thể đặt tên là Chấm công Tháng 1. 

Với 12 sheet chấm công, doanh nghiệp có thể sao chép trang tính của tháng đầu tiên cho các tháng còn lại và đổi tên theo từng tháng. Ngoài ra, bảng chấm công của mỗi tháng có thể được thiết lập với các màu khác nhau để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện tổng hợp số liệu. 

Cách tạo bảng chấm công trong excel đơn giản
File chấm công trong năm cần có 13 sheet

Bước 2: Tạo sheet Danh sách nhân viên

Sau khi xác định bố cục, nhân sự tiếp tục tiến hành lập bảng danh sách nhân viên. Các nội dung cần có trong bảng danh sách nhân viên: 

  • Họ và tên 
  • Mã nhân viên 
  • Chức vụ hiện tại 
  • Ngày sinh 
  • Ngày chính thức làm việc 
Cách làm bảng chấm công bằng excel
Danh sách nhân viên cần đầy đủ các thông tin

Đặc biệt, họ tên và mã nhân viên là hai nội dung bắt buộc phải có trong sheet này. Họ tên và mã sinh viên giúp bộ phận nhân sự phân biệt các nhân viên, tránh nhầm lẫn không đáng có. Đồng thời, đây cũng là dữ liệu liên kết sang bảng chấm công của các tháng. 

Cách tạo bảng chấm công trong Excel có thể liên kết với nhau chính là danh sách nhân viên phải được để trống từ 2 đến 3 hàng phía trên. Bên cạnh đó, các cột và hàng trong sheet danh sách nhân viên có thể được căn chỉnh phù hợp lại, trong trường hợp cần bổ sung thông tin. 

Bước 3: Tạo Sheet theo tháng

Tiếp theo, doanh nghiệp tạo các sheet chấm công theo tháng. Ngoài số lượng ngày đi làm có thể khác nhau do phụ thuộc vào các dịp lễ tết hay hoạt động của công ty, bảng chấm công của 12 tháng hầu như giống nhau hoàn toàn. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chỉ nên tạo bảng Excel của tháng 1 và sao chép cho các tháng tiếp theo. 

Các nội dung cần có của bảng chấm công gồm: 

  • Tiêu đề kèm tháng 
  • Bộ phận được chấm công
  • Nhân sự tiến hành chấm công 
  • Định mức ngày có công trong tháng đó

Ngoài ra, các phần bắt buộc khác là tên và mã nhân viên cùng các ngày trong tháng, các cột tổng hợp công và 1 cột ghi chú. 

Cách tạo bảng chấm công trong excel đúng chuẩn
Bảng chấm công theo tháng nên được căn chỉnh hợp

Hình thức của bảng chấm công cần được thiết kế thật dễ nhìn với các cột và hàng dãn cách vừa đủ. Tên và mã nhân viên là hai cột cần được giãn rộng để nhìn thấy rõ nhất. Với cách tạo bảng chấm công trong Excel, doanh nghiệp có thể thực hiện 2 cách co giãn cột và hàng vô cùng đơn giản, như sau: 

Cách 1: 

  • Bôi đen tất cả các cột hay hàng cần thay đổi kích thước
  • Đưa chuột đến phần nối giữa 2 cột hoặc hàng, cho đến khi con trỏ chuột đổi thành hình mũi tên 2 hướng có gạch ở giữa
  • Kéo ra hoặc co vào theo độ rộng mong muốn 

Cách 2: 

  • Bôi đen tất cả các cột hay hàng cần thay đổi kích thước
  • Trong thẻ Home, chọn vùng Cells, chọn Format và lựa chọn Row Height nếu muốn điều chỉnh hàng hoặc Column Width khi cần chỉnh độ rộng cột
  • Điền kích thước mong muốn vào ô yêu cầu của Excel

Bước 4: Cách tạo ngày tháng trong bảng chấm công Excel

Để tạo ngày tháng nhanh gọn trong Excel mà không cần gõ từng ngày trong tháng ra, nhân sự thực hiện có thể tiến hành theo cách sau: 

  • Ghi năm hiện tại cần chấm công trên bảng (Ví dụ 2023) 
  • Dưới tiêu đề, nhập hàm xác định ngày =DATE($A$1;1;1), trong đó $A$1 là số ô ghi năm, ô này có thể thay đổi theo ô nhân sự ghi 
  • Tiếp tục chọn Format Cell > Custom > Nhập [“tháng” mm “năm” yyyy] (bỏ ngoặc vuông) vào ô Type > xuất hiện tháng năm của bảng chấm công 
  • Tại ô của ngày đầu, nhập =[địa chỉ ô tháng năm vừa tạo ở trên], ví dụ B1
  • Tại cô của ngày thứ 2 trong tháng, nhập =[địa chỉ ô ngày đầu+1]
  • Sao chép công thức trên sang tất cả các ô còn lại trong tháng 
  • Để xác định Thứ của ngày, nhập hàm =CHOOSE(WEEKDAY (địa chỉ ô ngày đầu); “Chủ nhật”; “Thứ Hai”; “Thứ Ba”; “Thứ Tư”; “Thứ Năm”; “Thứ Sáu”; “Thứ Bảy”)
Cách tạo ngày tháng trong bảng chấm công Excel
Công thức giúp nhân sự không phải xem lịch để kiểm tra từng ngày

Bước 5: Đặt ký hiệu chấm công tương ứng

Bước 5 của cách tạo bảng chấm công trong Excel là đặt các ký hiệu chấm công. Nhân sự cần chọn các ký hiệu cho từng loại công theo quy định của doanh nghiệp, ví dụ:

  • Ngày công thực tế: Chọn dấu X
  • Ngày nghỉ hưởng nguyên lương: Chọn NL tương ứng với nguyên lương
  • Nửa ngày công thực tế: Chọn dấu V
  • Ngày nghỉ không lương: KL tương ứng với không lương 

Cần lưu ý là các ký hiệu phải được thống nhất trong toàn bộ các nhân sự phụ trách chấm công, đồng thời vẫn thêm 1 hàng ghi chú dưới bảng chấm công cho trường hợp các nhân viên khác cần đối soát hay quản lý kiểm tra, thống kê số liệu để đánh giá nhân viên. Trong trường hợp, doanh nghiệp sử dụng phần mềm chấm công online thì phải thêm những ký hiệu chấm công vào hệ thống.

Cách tạo bảng chấm công trong Excel bằng ký hiệu
Ký hiệu giúp bảng chấm công gọn gàng hơn

Bước 6: Hàm, công thức chấm công làm việc

Các hàm và công thức để việc chấm công tổng hợp cuối tháng được đơn giản hơn. Nhân sự có thể dùng hàm COUNTIF với công thức sau (ký hiệu in hoa trong công thức ứng với ví dụ ở bước 5):

  • Tính tổng ngày công thực tế: = COUNTIF ($E10:$AI10; “X”), trong đó E10:AI10 là địa chỉ các hàng ghi công của nhân viên trong tháng, địa chỉ số cột và hàng này có thể thay đổi tùy bảng.
  • Tính nửa ngày công thực tế: = COUNTIF ($E10:$AI10; “V”)
  • Tính ngày nghỉ hưởng nguyên lương: = COUNTIF ($E10:$AI10; “NL”)
  • Tính ngày nghỉ không hưởng lương: = COUNTIF ($E10:$AI10; “KL”)
Cách tạo bảng chấm công trong Excel thông qua hàm
Với các công thức trên, số lượng công sẽ được tính cụ thể

3. Tải mẫu bảng chấm công Excel miễn phí

Sau khi thực hiện đầy đủ tất cả 6 bước, chúng ta sẽ có bảng chấm công Excel chuẩn như dưới đây. Doanh nghiệp có thể lưu lại để thực hiện chấm công dễ dàng, tiện lợi mà vẫn đáp ứng được tiêu chí rõ ràng, minh bạch. 

TẢI MẪU QUA LINK SAU: 

Mẫu bảng chấm công Excel miễn phí
Tải mẫu Excel chấm công mới nhất 2023

>>> Xem ngay:

4. Những điều cần lưu ý khi tạo bảng chấm công trong Excel

Một số lưu ý cần quan tâm khi thực hiện theo cách tạo bảng chấm công trong Excel:

  • Thống nhất các quy trình và quy định chấm công, như thời gian vào làm, làm bù được tính công ra sao?
  • Không nên thêm nhiều các hàng hay cột nhỏ không cần thiết trong bảng, tránh gây nhầm lẫn và khó khăn khi tổng hợp 
  • Xác định và ghi rõ ràng thời gian chấm công trong bảng, ngày giờ khi chốt công và tổng hợp dữ liệu,… 

5. Hiện đại hóa quy trình chấm công với CoDX – Payroll 

PHẦN MỀM TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN - CODX PAYROLL

Giao diện phần mềm tính lương CoDX Payroll

Phần mềm tính lương CoDX Payroll cho phép người dùng quản lý dữ liệu liên quan đến tiền lương, tính lương định kỳ dựa trên các số liệu liên quan như ngày công, phụ cấp và các hệ số cấu thành nên công thức tính lương. Ngoài các phương pháp tính lương truyền thống, hệ thống còn cung cấp thêm phương pháp tính lương do người dùng tự định nghĩa.

Chức năng chính:

  • Tự lựa chọn các phương pháp tính lương khác nhau cho từng nhân viên đã được định nghĩa sẵn từ hệ thống.
  • Ngoài ra hệ thống cho phép người dùng tự định nghĩa các các yếu tố tính lương, cách tính lương, phụ cấp hiện có với bất kỳ công thức nào theo quy định của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ việc tính lương đa nguyên tệ tính lương theo từng nhân viên, đa nguyên tệ trong từng khoản thu nhập cuả nhân viên.
  • Tạo lập tạm trích Thuế thu nhập hằng tháng và Quyết toán thuế thu nhập hoàn toàn dựa vào thiết lập biểu thuế khai báo từ người dùng.
  • Tự động tạo các bảng lương chính thức, lương ngoài giờ, phiếu trả lương, bảng kê thuế thu nhập, danh sách trả lương qua ngân hàng…

Đăng ký dùng thử CoDX Payroll để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử phần mềm miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trên đây là cách tạo bảng chấm công trong Excel hữu ích với các hàm và công thức nhanh gọn. Hy vọng bài viết của CoDX đã đem tới những nội dung bổ ích cho doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình chấm công của mình.