Mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc chuyên nghiệp [Download mẫu] 

Việc đánh giá nhân viên thử việc không chỉ giúp xác định đúng người cho vị trí phù hợp mà còn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong bài viết này, CoDX sẽ chia sẻ bí quyết để thực hiện việc đánh giá hiệu quả và cung cấp một mẫu download để doanh nghiệp của bạn áp dụng ngay vào thực tế.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1. Đánh giá nhân viên thử viên dựa trên tiêu chí nào? 

Việc nhận xét đánh giá nhân viên thử việc là một phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chi tiết hơn.  

Thường thì các doanh nghiệp sẽ đánh giá nhân viên thử việc theo 4 tiêu chí sau:

Đánh giá nhân viên thử viên dựa trên tiêu chí nào?
4 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc

1.1 Đánh giá nhân viên thử việc về thái độ 

Thái độ quyết định 90% thành công của nhân viên.

Điều này có thể dễ dàng đánh giá qua 2 khía cạnh của nhân viên:

  • Tinh thần trách nhiệm: Điều này được thể hiện qua thái độ chủ động và trách nhiệm hoàn thành công việc đúng và trên mức quy định
  • Kỷ luật: Tuân thủ những quy định, nội quy mà công ty yêu cầu

1.2 Đánh giá về kỹ năng của nhân viên thử việc

Kỹ năng bao gồm nhiều khía cạnh như giải quyết vấn đề, đàm phán, thuyết trình, giao tiếp… Điều quan trọng là từng công việc sẽ cần những kỹ năng riêng và nhân viên phải rèn luyện liên tục để có thể đáp ứng sở hữu yêu cầu.

Hai kỹ năng cốt yếu mà nhân viên nào cũng cần phải có:

  • Teamwork: Xem ứng viên làm việc nhóm, kết nối với đồng nghiệp, đội nhóm và đóng góp ý kiến xây dựng giải pháp, quản lý tiến độ.
  • Quản lý thời gian và hoàn thành công việc: Đánh giá khả năng quản lý thời hạn, công việc, và tiến độ.

1.3 Đánh giá về kiến thức chuyên môn

Kiến thức là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng tư duy của ứng viên thông qua học vấn và kinh nghiệm. Xác định năng lực chính xác trong quá trình thử việc giúp kiểm tra tính chất đáng tin cậy của hồ sơ.

Yếu điểm đầu tiên trong đánh giá ứng viên là kiến thức chuyên môn. Mặc dù hiện tại không phải là điều bắt buộc, tuy nhiên bỏ qua có thể dẫn đến hậu quả đáng lo ngại về lâu dài.

1.4 Đánh giá về hiệu quả công việc 

Đánh giá năng suất làm việc cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn rõ ràng hơn về cách nhân viên mới sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để đạt được mục tiêu công việc. 

Điều này cho phép họ đưa ra những quyết định thông minh về việc giữ chân ứng viên hoặc phát triển họ trong tương lai.

2. Bảng mẫu đánh giá nhân viên thử việc chuyên nghiệp 

Trong bảng đánh giá nhân viên thử việc, các doanh nghiệp cần chú trọng các nội dung sau:

  • Đánh giá kết quả công việc: nhiệm vụ, mục tiêu đã thực hiện; đích ngắm (KPI); mức độ hoàn thành
  • Đánh giá thực hiện nội quy, quy định: Khả năng thái độ tuân thủ nội quy, quy định; 2. Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm, hợp tác với đồng nghiệp và sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp.
  • Đào tạo và hội nhập: Tìm hiểu chung về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi; Hội nhập văn hóa và sinh hoạt trong Công ty;Đào tạo về sản phẩm/quy trình nghiệp vụ chuyên môn.
  • Các chỉ tiêu năng suất giai đoạn tiếp theo: Nhiệm vụ cần thực hiện và KPI cần đạt

>>> Tham khảo công cụ thay thế: 10 Phần mềm quản lý KPI miễn phí chuyên nghiệp

Cuối cùng hãy ghi rõ những đề nghị và xét duyệt vào phần cuối của văn bản.

Dưới đây là một form chuyên nghiệp mà doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng:

Bảng mẫu đánh giá nhân viên thử việc chuyên nghiệp 
Các câu hỏi về kỹ năng làm việc của nhân viên trong form đánh giá

THAM KHẢO VÀ TÀI MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC TỪ CODX

Nút tải mẫu đánh giá thử việc

Mẫu đánh giá khác:

3. Các hình thức đánh giá thử việc thường dùng 

Có 2 hình thức đánh giá thử việc được dùng nhiều nhất là đánh giá qua mẫu đánh giá thử việc và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp hoặc có thể kết hợp cả hai hình thức này.

3.1 Đánh giá qua mẫu mẫu đánh giá thử việc 

Sử dụng phương pháp đánh giá qua mẫu đánh giá thử việc, doanh nghiệp có cơ hội hiểu sâu hơn về hiệu suất và sự phát triển của nhân viên thử việc trong môi trường thực tế. 

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc được thiết kế cụ thể giúp thu thập thông tin đa chiều và xác định sự phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc. 

Có thể tham khảo mẫu đánh giá được đính kèm tại phần 2 của bài viết này.

3.2 Đánh giá thử việc bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp 

Để đảm bảo sự khách quan và công bằng trong việc đánh giá nhân viên thử việc, người lãnh đạo cần thiết kế mẫu phỏng vấn chứa các câu hỏi cụ thể cho từng tiêu chí đánh giá.

Các hình thức đánh giá thử việc thường dùng 
Có thể thực hiện phỏng vấn sau thời gian thử việc để tiến hành đánh giá nhân viên

Xác định tiêu chí đánh giá:

Thiết lập các tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp để không phí hoạt động nhân viên.

Áp dụng mô hình đánh giá ASK (Attitude – Skill – Knowledge) để xác định Thái độ, Kỹ năng và Kiến thức phù hợp với từng vị trí công việc.

Thực hiện phỏng vấn:

  • Chuẩn bị kỹ càng với thời gian và địa điểm phù hợp.
  • Hướng dẫn nhân viên tham gia phỏng vấn với thái độ cởi mở và thoải mái.
  • Đánh giá kết quả công việc trong thời gian thử việc, ghi nhận thành tích và khó khăn.
  • Khám phá các vấn đề gặp phải và tìm hiểu mối liên hệ với doanh nghiệp.

Kết thúc phỏng vấn:

  • Khen ngợi thành tích hoặc nỗ lực của nhân viên.
  • Thông báo kết quả và ý kiến của lãnh đạo.
  • Thỏa thuận về kế hoạch phát triển và đào tạo cho tương lai.

Thực hiện quy trình đánh giá nhân sự thử việc theo cách này, người lãnh đạo có thể đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong việc đánh giá và phát triển nhân viên mới.

4. Tại sao cần chú trọng việc đánh giá nhân viên thử việc? 

Việc đánh giá nhân viên thử việc đóng vai trò quan trọng, giúp xem xét cụ thể và tổng quan về ứng viên trong thời gian thử việc. Đây là quá trình kết hợp những quan sát và phản hồi từ cả người quản lý cũng như đồng nghiệp của ứng viên.

Đánh giá nhân viên thử việc
Không đánh giá nhân viên thử việc sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như tốn thời gian

Từ những nhận định kết hợp giữa cảm nhận cá nhân của người quản lý và quan sát khách quan, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra quyết định về việc tiếp tục hợp tác hay chấm dứt hợp đồng với nhân viên thử việc. Sự thiếu hiệu quả trong việc đánh giá thử việc có thể dẫn đến:

  • Lựa chọn không đúng người cho vị trí tại doanh nghiệp.
  • Lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đào tạo ứng viên.
  • Sự lãng phí thời gian và nỗ lực của người lao động.

Liên quan: 

5. Giải pháp

Qua đây, có thể thấy rằng việc đánh giá nhân viên thử việc đóng vai trò quan trọng để xác định sự phù hợp và tiềm năng của ứng viên. Bằng việc sử dụng form mẫu của CoDX, bạn sẽ có thêm công cụ hữu ích để tối ưu hóa quá trình này, đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Và đừng quên theo dõi CoDX để nhận thêm vô vàn những form mẫu khác nữa nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh