Mẫu bảng mô tả công việc Quản lý dự án CHI TIẾT đầy đủ nhất 2023

Nhân viên Quản lý dự án giữ vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Để tuyển dụng được những chuyên viên Quản lý dự án có kỹ năng, tố chất phù hợp doanh nghiệp cần một mẫu bảng mô tả công việc chi tiết. Vậy làm thế nào để xây dựng được một bảng mô tả công việc Quản lý dự án đầy đủ nhất? CoDX sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Banner EXP top

1. Thông tin cơ bản của vị trí nhân viên Quản lý dự án

Nhân viên Quản lý dự án là người đảm nhận việc tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện các dự án trong giới hạn ngân sách cùng với lịch trình do công ty đề ra. Người Quản lý dự án dẫn dắt đội nhóm trong dự án xác định mục tiêu dự án, liên lạc với các bên liên quan và theo dõi dự án cho đến khi kết thúc. Họ là người chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của một dự án.

mô tả công việc quản lý dự án

Quản lý dự án là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thực hiện dự án

Vai trò của nhân viên Quản lý dự án đối với doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Xác định phạm vi của dự án.
  • Thực hiện đúng lịch trình kế hoạch của dự án.
  • Lập kế hoạch chi phí của dự án và bám sát ngân sách.
  • Quản lý tài nguyên dự án (bao gồm các nhóm thực hiện dự án và công nhân).
  • Lập tài liệu về tiến độ của dự án.
  • Giao tiếp với các bên liên quan.
  • Đánh giá rủi ro trong quá trình triển khai dự án.
  • Xử lý sự cố khi thực hiện dự án.
  • Đảm bảo đạt chất lượng mong muốn cho dự án.

2. Bản mô tả công việc nhân viên Quản lý dự án CHUẨN nhất

Quản lý dự án là quá trình rất quan trọng nhằm đảm bảo cho dự án đạt kết quả tốt và tiến hành đúng tiến độ đề ra. Vì thế việc xây dựng bản mô tả công việc Quản lý dự án là vô cùng cần thiết để ứng viên có thể hiểu rõ yêu cầu của vị trí công việc này.

mô tả công việc quản lý dự án

Cần xây dựng bảng mô tả công việc quản lý chi tiêt và đầy đủ

2.1 Mô tả chi tiết nhiệm vụ công việc 

  • Lập kế hoạch của dự án
    • Ước lượng độ lớn và phạm vi của dự án.
    • Tham gia trong việc thiết lập nên quy trình cho dự án và các chỉ số đo lường về năng lực của dự án. 
    • Hoạch định các kế hoạch phát triển cần thiết cho dự án (nguồn lực, truyền thông, tổ chức, ngân sách, lịch trình…). 
    • Chủ trì việc xem xét và phổ biến các kế hoạch để tạo được sự đồng thuận với các stakeholder.
  • Theo dõi và giám sát các hoạt động của dự án 
    • Giám sát và ghi nhận hiện trạng, có hành động khắc phục kịp thời khi lịch trình và ngân sách vượt qua giới hạn đã hoạch định. 
    • Quản lý quá trình thu thập và quản lý các số liệu về hoạt động của dự án. 
    • Xác định và có biện pháp tức thời để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong dự án. 
    • Xem xét các yêu cầu thay đổi (change request) khi đã được phê duyệt để đảm bảo việc cân đối giữa thay đổi và kế hoạch ban đầu. 
    • Tổng hợp và đánh giá dự án khi hoàn tất, phân tích các thành công và thất bại của dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm hay đề xuất các cải tiến. 
    • Điều phối quá trình xem xét hoạt động của dự án và báo cáo hiện trạng của dự án. 
    • Tạo thuận lợi cho việc truyền thông và trao đổi trong nhóm. 
    • Quản lý để đàm bảo các hành động khắc phục các vấn đề trong dự án đã được thực hiện và thành công. 
  • Quản lý các rủi ro trong dự án
    • Nhận dạng và phân tích các rủi ro tiềm ẩn đối với dự án.
    • Chủ trì xây dựng các kế hoạch cần thiết nhằm làm giảm nhẹ rủi ro hay đối phó khi rủi ro xảy ra.
    • Theo dõi và điều phối quá trình đối phó với các rủi ro xảy ra để có thể ngăn chặn hay giảm thiểu tác hại mà rủi ro.

2.2 Yêu cầu công việc

Kiến thức chuyên môn

  • Tốt nghiệp Đại học CNTT.
  • Có kiến thức tốt về hoạt động sản xuất phần mềm, phần cứng.
  • Có kiến thức về Quản lý dự án công nghệ thông tin.
  • Am hiểu quy trình  và khung làm việc theo nhóm
  • Được đào tạo để:
    • Hiểu biết tường tận về kinh doanh của tổ chức.
    • Hiểu biết tường tận về công nghệ tổ chức đang dùng và công nghệ cần thiết cho đề án.
    • Ưu tiên có chứng chỉ Quản lý dự án. 

Kỹ năng

  • Khả năng sử dụng Tiếng Anh tốt (nghe, nói, đọc, viết).
  • Kỹ năng lãnh đạo nhóm.
  • Khả năng truyền đạt ý tưởng băng văn nói và văn viết.
  • Khả năng phát triển các kế hoạch có tính hiệu quả và thực tế.
  • Khả năng tổ chức và điều hành các cuộc họp.
  • Khả năng thiết lập ngân sách chính xác và phù hợp với thực tế.
  • Khả năng theo dõi và điều chỉnh chi phí phù hợp với ngân sách cho phép.
  • Khả năng tổ chức và sắp xếp mức độ ưu tiên cho công việc một cách có hệ thống.
  • Khả năng lưu giữ các thông tin một cách có tổ chức và dễ truy cập
  • Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề.

Phẩm chất

  • Có Định hướng và Tư duy chiến lược
  • Quản lý thời gian
  • Khả năng làm việc nhóm tốt và Khả năng làm việc độc lập trong môi trường nhiều áp lực.
  • Truyền thông – Giao tiếp tốt
  • Xây dựng Mạng lưới và Quan hệ tốt.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao và chủ động trong công việc.
  • Linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổi. 

2.3 Quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên Quản lý dự án

Quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm của vị trí nhân viên Quản lý dự án là điều mà các ứng viên quan tâm.

Nhân viên quản lý dự án được hưởng các quyền lợi sau:

  • Hưởng mức lương cạnh tranh.
  • Lương thưởng theo hiệu quả công việc.
  • Tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
  • Được hưởng các chính sách phúc lợi khác của công ty.

Nhân viên quản lý dự án có các quyền hạn sau:

  • Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự trong dự án
  • Phê duyệt các yêu cầu về nguồn lực, tài chính và thời gian của dự án
  • Ra quyết định về các vấn đề liên quan đến dự án

Nhân viên quản lý dự án có các trách nhiệm sau:

  • Nhân viên Quản lý là người sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình dự án được thực hiện.
  • Đảm bảo dự án được thực hiện thành công trong khuôn khổ thời gian, ngân sách và chất lượng đã đề ra.
nhiệm vụ của nhân viên quản lý dự án
Nhân viên quản lý dự án có quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng

2.4 Công cụ, phương tiện làm việc

Công cụ, phương tiện làm việc phù hợp sẽ giúp nhân viên quản lý dự án lập kế hoạch, thực hiện giám sát dự án một cách nhanh chóng và chính xác.

Một số công cụ, phương tiện quản lý dự án phổ biến bao gồm:

  • Các phần mềm quản lý dự án online giúp nhân viên quản lý dự án lập kế hoạch, theo dõi và quản lý các hoạt động của dự án một cách trực quan.
  • Các phần mềm văn phòng như Microsoft Word, Excel, PowerPoint giúp nhân viên quản lý dự án tạo tài liệu, báo cáo và thuyết trình liên quan đến dự án.
  • Các phần mềm giao tiếp như Zoom, Slack, Microsoft Teams giúp nhân viên quản lý dự án kết nối và cộng tác với các bên liên quan trong dự án.
  • Máy tính là thiết bị cần thiết cho nhân viên quản lý dự án để sử dụng các công cụ phần mềm quản lý dự án.
  • Thiết bị văn phòng như máy in, máy photocopy, máy scan giúp nhân viên quản lý dự án tạo và lưu trữ tài liệu liên quan đến dự án.

3. Thông tin HR cần biết khi làm bản mô tả công việc Quản lý dự án

Để tuyển dụng được nhân viên quản lý dự án phù hợp, các nhà tuyển dụng cần xây dựng bản mô tả công việc Quản lý dự án chi tiết và đầy đủ. 

Mô tả công việc quản lý dự án cần được chú trọng để tuyển dụng thành công

Dưới đây là một số thông tin HR cần biết khi làm mô tả công việc cho vị trí này:

3.1 Rank lương chuẩn trên thị trường 2023

Theo khảo sát của Careerbuilder, mức lương quản lý dự án chuẩn trên thị trường 2023 dao động từ 10 – 50 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, quy mô dự án và ngành nghề.

Dưới đây là bảng rank lương quản lý dự án chuẩn trên thị trường 2023:

Kinh nghiệm

Trình độ chuyên môn

Quy mô 

dự án

Ngành nghề

Lương (VNĐ)

< 2 năm

Cao đẳng

Nhỏ

Công nghệ thông tin

10 – 15 triệu

2 – 5 năm

Đại học

Vừa

Xây dựng

15 – 20 triệu

5 – 10 năm

Thạc sĩ

Lớn

Tài chính

20 – 30 triệu

> 10 năm

Tiến sĩ

Siêu lớn

Sản xuất

30 – 50 triệu

3.2 Các chỉ tiêu KPI nhân viên Quản lý dự án

Khi xây dựng bản mô tả công việc Quản lý dự án nhà tuyển dụng cần quan tâm các chỉ tiêu KPI quản lý dự án cụ thể như sau:

  • Sự khác biệt giữa lịch trình dự án đã lên kế hoạch với tiến độ thực tế
  • Sự chênh lệch giữa ngân sách dự án đã lên kế hoạch với thực tế
  • Giá trị công việc hoàn thành so với kế hoạch đề ra
  • Mức độ hài lòng đối với kết quả dự án của khách hàng 
  • Chất lượng của sản phẩm bàn giao sau khi hoàn thành dự án
  • Hiệu quả của chiến lược quản lý rủi ro khi thực hiện dự án
mô tả công việc nhân viên Quản lý dự án
Xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho nhân viên Quản lý dự án

4. Tham khảo mẫu bản mô tả công việc Quản lý dự án từ CoDX

Quản lý dự án là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Người quản lý dự án cần có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của dự án để đảm bảo dự án được hoàn thành thành đúng lịch trình trong phạm vi ngân sách.

Dưới đây là mẫu bản mô tả công việc của nhân viên Quản lý dự án từ CoDX giúp cho các doanh nghiệp có thể tuyển dụng và quản lý nhân viên một cách hiệu quả nhất.

Mô tả công việc Quản lý dự án với đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu công việc đối với ứng viên nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng chọn lọc ra người có kỹ năng phù hợp nhất dựa trên tiêu chuẩn đã định ra trước đó. Hy vọng CoDX đã mang đến những thông tin giá trị nhất giúp bạn xây dựng được một bảng mô tả công việc chi tiết và đầy đủ nhất. 

Banner EXP bottom

THÔNG TIN LIÊN HỆ: