Turnover rate là gì? Cách tính tỷ lệ nghỉ việc kèm VÍ DỤ cụ thể

Turnover rate là một thước đo phản ánh tình hình nhân sự tại doanh nghiệp có ổn định, xấu đi hay tốt lên. Khi tỉ lệ nghỉ việc cao thì đây là thời điểm doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách nhân sự của mình. Vậy Turnover rate là gì? Cách tính tỷ lệ nghỉ việc như thế nào là chính xác? 

Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Đừng bỏ lỡ những chia sẻ mới nhất trong bài viết dưới đây của CoDX. 

Cùng chủ đề:

1. Turnover rate là gì?

Turnover rate là tỷ lệ người nhân viên nghỉ việc dựa trên số lao động bình quân trong một tháng, quý hoặc năm. Tỷ lệ này sẽ phản ánh mức độ ổn định nhân sự của tổ chức công ty, doanh nghiệp. 

Thông thường, Turnover rate sẽ được phân tách rõ thành tự nguyện và không tự nguyện: 

  • Tự nguyện nghỉ việc: Hoạt động này có được do nhiều nguyên nhân chủ quan như chán việc, cảm thấy không hài lòng với những chính sách và đãi ngộ của công ty, không có sự hòa thuận với đồng nghiệp. 
  • Không tự nguyện nghỉ việc: Hoạt động này sẽ xảy đến do một số nguyên nhân nghỉ việc khách quan như ốm đau, nghỉ hưu…
Turnover rate là gì
Turnover rate được hiểu là tỷ lệ nghỉ hay thôi việc của nhân viên

Có thể thấy, khi tỷ lệ nghỉ việc quá cao sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản chi phí đáng kể. Bên cạnh đó, việc tuyển nhân sự mới cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để đào tạo. Còn nếu vị trí nhân sự đó để trống quá lâu sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh mua bán của doanh nghiệp. 

2. Cách tính Turnover rate chính xác [Kèm ví dụ cụ thể]

Cách tính Turnover rate là gì? Thông thường, tỷ lệ nghỉ việc sẽ được tính theo 3 cách sau đây:

2.1 Cách tính Turnover rate theo tháng

Trước tiên, bạn cần có tổng số nhân viên vào đầu tháng, số nhân viên được thêm vào tháng đó và số nhân viên nghỉ việc trong tháng.

Công thức tính turnover rate:

Tỷ lệ nghỉ việc = Số lượng nhân việc nghỉ việc / Số nhân sự trung bình *100

Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp C có 100 nhân viên tính đến tháng 9/2023. Trong tháng này có sự biến động về nhân sự: 

  • Số lao động nghỉ việc: 20
  • Lao động mới: 25. 

>>> Vậy cách tính tỷ lệ nghỉ việc theo tháng đó là:

  • Số nhân viên trung bình = (100+125)/2 = 112.5
  • Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc theo tháng = 20/112.5 *100 = 17%. 

2.2 Cách tính Turnover rate theo quý

Về cách tính theo quý, công thức sẽ tương tự như tỷ lệ nghỉ việc theo tháng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thay dữ liệu nhân sự của tháng bằng quý. 

Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp A với sự biến động về nhân sự vào quý II / 2023 như sau: 

  • Số lượng người lao động nghỉ việc: 30
  • Lao động mới: 40. 

Như vậy, công thức tính turnover rate theo quý là:

  • Số nhân sự trung bình của doanh nghiệp = (100+140)/2 = 100. 
  • Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên theo quý: 30/120*100 = 25%. 

2.3 Cách tính Turnover rate theo năm

Tương tự công thức tính của tỷ lệ nghỉ việc theo tháng và quý, cách tính theo năm sẽ sử dụng dữ liệu biến động nhân sự trong năm đó. 

Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp C có tổng cộng 62 người nghỉ việc trong năm 2022. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm doanh nghiệp này thuê thêm 20% lao động ở quý IV. Do đó, có thể thấy nhân sự trung bình các quý I,II và III là 120 người. Đồng thời, nhân sự quý IV này là 144 người. 

Như vậy công thức tính turnover rate theo năm là:

  • Số lao động trung bình = ((120*3) + 144) / 4 = 126 người. 
  • Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc theo năm = (62 / 126)*100 = 49%. 

3. Chỉ số Turnover rate phản ánh điều gì?

Không chỉ quan tâm Turnover rate là gì, nhiều doanh nghiệp còn đặt ra câu hỏi, với tỷ lệ nghỉ việc như vậy, nó phản ánh điều gì về tình trạng nhân sự? Theo dõi phần tiếp theo để hiểu rõ chi tiết hơn: 

  • Turnover rate dưới 3%: Thể hiện tình hình lao động tại doanh nghiệp ổn định. Thực tế, nhân viên nghỉ việc chủ yếu đến từ các lý do khách quan khác nhau. Nếu có yếu tố chủ quan, bộ phận nhân sự cần xem xét lại cách giải quyết và tìm cách giải quyết mọi băn khoăn của người lao động. 
  • Turnover rate từ 3 – 5%: Nhìn chung, tình hình nhân sự doanh nghiệp của bạn vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Lý do khiến họ nghỉ có thể đến từ chính sách tiền lương thưởng, chế độ đãi ngộ,…
  • Turnover rate từ 5 – 8%: Nếu doanh nghiệp của bạn có chỉ số nghỉ việc trong khoảng này, bạn cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân. Bởi, đây là tỷ lệ cho thấy có nhiều vấn đề về nhân sự đã xuất hiện. 
  • Turnover rate từ 8 – 10%: Tỷ lệ này cảnh báo rằng nhân sự của doanh nghiệp đang bất ổn định. Ngoài các vấn đề tiền lương, văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố khiến nhân sự không hài lòng và nghỉ làm. 
  • Turnover rate trên 10%: Doanh nghiệp gặp phải chỉ số nghỉ việc trên 10% cần nghiêm túc nhìn nhận lại những vấn đề kể trên, thực hiện các phương pháp khác nhau để xác định mức ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài. Khi đó mới có thể tìm ra hướng giải quyết kịp thời và phù hợp nhất. 
Turnover rate là gì
Từng tỷ lệ nghỉ việc khác nhau sẽ phản ánh đúng thực trạng nhân sự của doanh nghiệp

4. Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nhảy việc và các giải quyết

Nguyên nhân làm tăng chỉ số turnover rate là gì, đâu là phương pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất? Đây chắc chắn là cốt lõi của vấn đề này mà nhiều nhà lãnh đạo vẫn luôn tìm kiếm.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thôi việc trong thời gian vừa qua như: 

4.1 Không được công nhận xứng đáng 

 25% nhân viên quyết định rời bỏ công ty vì không được công nhận xứng đáng.

Khi nhân viên nhận thẩy những nổ lực của mình không được cấp trên ghi nhận, chú ý thì họ sẽ tìm mời nơi khác để có thể chứng minh năng lực.

Chẳng hạn như nhân viên làm việc chăm chỉ, sẵn sàng tăng ca…nhưng sự đóng góp đó không được doanh nghiệp công nhận. Theo thời gian, họ sẽ cảm thấy chán nản và đưa ra quyết định nghỉ việc.

Hướng giải quyết: 

  • Dành lời khen: Luôn nhìn nhận sự nỗ lực của từng nhân viên, khen ngợi kịp thời. Điều này giúp khích lệ đáng kể tinh thần làm việc của người lao động. 
  • Cơ chế lương thưởng phù hợp: Nhà lãnh đạo có thể thực hiện khảo sát mức lương thưởng ở những doanh nghiệp khác. Từ đó, cân đối mức lương thưởng phù hợp với sự đóng góp của nhân viên. 

4.2 Không có cơ hội phát triển sự nghiệp

Một trong những lý do quan trọng làm tăng chỉ số turnover rate là gì?  Đó là nhân viên không nhìn thấy con đường tương lai ở chính doanh nghiệp đó. Đặc biệt là đối với những nhân sự có tố chất và tham vọng. 

Hướng giải quyết: 

  • Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng: Vẽ ra những kế hoạch để nhân viên phát triển công việc và hỗ trợ họ bằng nhiều cách. Chẳng hạn như tổ chức các khóa đào tạo ngắn, các khóa đào tạo chuyên môn…
  • Thường xuyên quan tâm, động viên: Thông qua việc hỏi han, nhà lãnh đạo có thể hiểu được mong muốn trong tương lai của từng nhân sự, hỗ trợ họ xây dựng kế hoạch phù hợp nhất. 
tỉ lệ nhảy việc
Công nhận thành tich là cách giúp nhân viên ở lại và đóng góp cho doanh nghiệp

4.3 Áp lực công việc quá lớn

Bị áp doanh số, KPI, nhiệm vụ cấp trên giao xuống quá khó khăn sẽ khiến nhân viên mất dần động lực làm việc và dễ dàng dẫn đến tính trạng nhảy việc khi không thể chịu đươc áp lực công viêc.

Đặc biệt đối với những vị trí như Sales, cán bộ ngân hàng…thường sẽ chịu áp lực KPI rất lớn. Vì vậy, sau thời gian làm việc, người lao động sẽ cảm thấy chán nản và muốn thôi việc. 

Hướng giải quyết phù hợp: 

  • Giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Hãy thay đổi phương pháp quản lý, mềm mỏng hơn để giúp họ giải tỏa stress. Đồng thời, quan sát nhân viên để tạo cho nhân sự nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống. 
  • Quan tâm đến vấn đề sức khỏe: Bằng cách đăng ký các khóa tập gym, yoga cho nhân sự…bạn sẽ giúp nhân viên cảm thấy doanh nghiệp luôn chú ý đến sức khỏe của họ. Các hoạt động này cũng giúp giảm áp lực công việc. 

4.4 Môi trường làm việc không phù hợp, thiếu chuyên nghiệp

Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp sẽ không có đủ các điều kiện về vật chất, bối cảnh thuận lợi để người lao động phát triển là một lý do phổ biến khiến gen Z nghỉ việc. Cùng với đó, nhiều xích mích, không có quan điểm thống nhất giữa cấp quản lý và nhân viên. 

  • Hướng giải quyết: Để giữ chân nhân viên, doanh nghiệp nên thực hiện giám sát công việc của người quản lý chặt chẽ hơn.
  • Khảo sát ý kiến đóng góp của nhân viên để tìm ra cách xử lý phù hợp nhất. 
  • Thường xuyên cải tiến và tân trang môi trường làm việc hiện đại, thoải mái.
tỉ lệ nghỉ việc
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tăng hay giảm

Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm Turnover rate là gì. Để giảm tỉ lệ nghỉ việc và giữ chân nhân sự hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến trải nghiệm nhân viên. Nền tảng CoDX EXP hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm và giải quyết mọi vấn đề về nhân sự.

Bài viết liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: