Mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên nội bộ công ty CHUẨN nhất 2023

Quy chế thưởng phạt trong công ty cần được thiết lập cụ thể trong quy định nội bộ. Quy chế này đảm bảo hoạt động đánh giá nhân sự diễn ra chuyên nghiệp, đúng quy định pháp luật. Vậy mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty phải đạt những tiêu chí gì? Mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên gồm nội dung nào? Cùng CoDX trả lời các câu hỏi ấy qua bài viết dưới đây! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin quản trị CoDX của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Banner ewallet top

1. Mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên trong công ty mới nhất

Mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty chuẩn, mới nhất 2023: 

CÔNG TY…….

Số: ……/QĐ- ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 …………, ngày…… tháng 08 năm 2023

QUY CHẾ ĐÃI NGỘ VÀ XỬ PHẠT NHÂN VIÊN NỘI BỘ 

CÔNG TY [tên công ty]

I. Quy chế đãi ngộ, khen thưởng nhân viên

1. Lương cơ bản

1.1. Đối với Ban Giám đốc/Ban Lãnh đạo của công ty 

1.2. Đối với quản lý cấp cao các phòng ban 

1.3. Đối với nhân viên ký kết hợp đồng chính thức từ 6 tháng trở lên 

– Phòng Hành chính Nhân sự

– Phòng Kinh doanh 

– Phòng Truyền thông Marketing 

– Phòng Kế toán tài chính 

1.4. Đối với nhân viên ký kết hợp đồng chính thức dưới 6 tháng 

1.5. Đối với nhân viên thử việc, thực tập sinh 

Thực hiện chi trả lương hàng tháng đạt 85% lương cơ bản của nhân viên chính thức ký kết hợp đồng dưới 6 tháng cùng vị trí, phòng ban. 

2. Chế độ thưởng nhân viên 

2.1. Thưởng ngày lễ 

– Thưởng nhân viên nữ ngày quốc tế phụ nữ 8/3

– Thưởng nhân viên nữ ngày phụ nữ Việt Nam 20/10

– Tặng quà cán bộ công nhân Tết Trung thu

– Thưởng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 

– Thưởng ngày Quốc tế Lao động 1/5, Giải phóng miền Nam 30/4 

2.2. Thưởng hằng năm

– Thưởng kỳ nghỉ dưỡng 

– Thưởng tổng kết cuối năm 

2.3. Thưởng theo hiệu quả làm việc

Mức thưởng do doanh nghiệp tự quyết định trong quy chế thưởng phạt trong công ty

2.4. Các mức thưởng khác 

– Thưởng thâm niên: Dành cho những nhân sự có thâm niên làm việc lâu năm tại doanh nghiệp (7-10-15-… năm) 

– Thưởng đột xuất: theo các tình huống do doanh nghiệp quyết định.

3. Chế độ đãi ngộ 

3.1. Thăm hỏi nhân viên

Chế độ dành cho CBNV hoặc bố mẹ đẻ (bố mẹ vợ/chồng) bị bệnh hoặc tai nạn phải nhập viện dài ngày theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Chế độ thai sản 

– Đối với sản phụ là nhân viên nữ trong doanh nghiệp

– Đối với em bé mới sinh: Doanh nghiệp có thể quyết định đãi ngộ cho tối đa 2 bé/nhân sự.

3.3. Sự kiện cá nhân

– Ma chay: Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng của nhân viên qua đời nhận phúng viếng của doanh nghiệp.

– Cưới hỏi: Nhân viên không kể cấp bậc kết hôn sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp. Có thể đặt giới hạn đãi ngộ nếu nhân viên cưới hỏi hơn một lần trong thời gian làm việc.

– Sinh nhật

III. Các trường hợp xử phạt nhân viên

1. Phạt vi phạm thời gian làm việc

– Quy định thời gian làm việc tính theo giờ bắt đầu và giờ kết thúc

– Hình thức và mức phạt khi nhân viên vi phạm giờ làm việc (đến muộn, tự ý tan làm sớm, nghỉ giữa giờ không theo quy định,…)

2. Phạt không hoàn thành nhiệm vụ 

[Các mức phạt khác do doanh nghiệp đề ra và quyết định trong mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên]

IV. Quy định sa thải nhân viên

1. Nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc 

1.1. Nhân viên không hoàn thành công việc được yêu cầu

1.2. Nhân viên gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh số, vật chất, hình ảnh của doanh nghiệp

2. Nhân viên có ý thức thái độ không đạt

2.1. Nhân viên vi phạm pháp luật 

2.2. Nhân viên tự ý nghỉ làm …… ngày không có lý do chính đáng

2.3. Nhân viên có điểm đánh giá thái độ thường niên dưới …. điểm 

3. Nhân viên nghỉ bất khả kháng 

Các truờng hợp bất khả kháng: nhân viên nghỉ đau ốm quá nửa thời gian hợp đồng lao động,… [doanh nghiệp bổ sung theo quyết định về quy chế khen thưởng kỷ luật của công ty]

Mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty mới nhất
Mẫu quy chế thưởng phạt chuẩn cho doanh nghiệp

2. Quy định về quy chế thưởng phạt trong công ty

Chính sách thưởng phạt nhân viên cần xác định rõ các quy định cụ thể, chi tiết về chế độ thưởng và phạt nhân sự. Việc này góp phần tăng hiệu quả làm việc và nâng cao kỷ luật trong nội bộ doanh nghiệp. 

2.1 Quy chế thưởng trong công ty

Quy định thưởng phạt trong công ty gồm có các vấn đề về lương, nghỉ lễ phép, chế độ phúc lợi,… 

Đầu tiên, về lương, doanh nghiệp cần làm rõ các mức lương sau trong mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên

  • Lương cơ bản: Mức lương doanh nghiệp cần trả cho nhân sự ký kết hợp đồng làm việc toàn thời gian. Lương cơ bản phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng được pháp luật quy định. 
  • Lương thử việc: Mỗi vị trí có lương thử việc khác nhau, thông thường khoảng 85% lương chính thức. 
  • Lương đóng bảo hiểm xã hội: Mức lương tính tiền bảo hiểm xã hội nhân sự đóng hằng tháng. 
  • Lương khoán: Lương theo hợp đồng khoán giữa doanh nghiệp và nhân viên.
  • Lương sản phẩm: Mức lương được tính theo số lượng và chất lượng sản phẩm nhân sự làm. 

Thứ hai, quy định nghỉ phép, lễ, Tết cũng cần được nêu rõ trong quy chế thưởng phạt trong công ty. Số ngày nghỉ phép tính lương trong một năm là một nội dung trong chế độ thưởng. Ngoài ra, hằng năm người lao động còn được nghỉ và thưởng trong các ngày lễ lớn: 

  • Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán
  • Ngày Giải phóng miền Nam 30/4
  • Giỗ tổ Hùng Vương
  • Ngày Quốc tế Lao động 1/5
  • Ngày lễ Quốc Khánh 2/9 
  • Lễ Trung thu 
Quy chế thưởng trong công ty dành cho nhân viên
Quy chế thưởng trong công ty cần được quy định rõ ràng

Với các nhân sự nữ, họ còn được hưởng chế độ thưởng trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Quốc tế Phụ nữ 8/3. 

Các chế độ đãi ngộ, quỹ khen thưởng phúc lợi cá nhân và gia đình nhân viên được thiết lập trong phần mềm thi đua khen thưởng tùy từng doanh nghiệp. Hầu hết, những phúc lợi này thường bao gồm: 

  • Sinh nhật, ngày cưới của nhân viên 
  • Ma chay bố mẹ ruột, bố mẹ vợ/chồng 
  • Nghỉ dưỡng du lịch thường niên kèm người thân gia đình
  • Thưởng con nhân viên ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung thu, Kết thúc năm học

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bổ sung các khoản thưởng khác, như: 

  • Thưởng thâm niên, trách nhiệm, chức vụ 
  • Phụ cấp đi lại, nhà ở
  • Phụ cấp tiền ăn trưa, phí dịch vụ điện thoại 

2.2 Quy chế phạt trong công ty

Quy chế phạt cần được xây dựng chi tiết riêng theo từng doanh nghiệp. Hình thức phạt có thể là trừ lương, tiền thưởng, hạ cấp, vị trí, sa thải nhân sự. Doanh nghiệp thường quy định phạt nhân sự trong các trường hợp: 

  • Nhân viên không tuân thủ thời gian làm việc
  • Nhân viên có thái độ không tốt: vi phạm pháp luật, quy định công ty,…
  • Nhân viên không hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

3. Cách xây dựng quy chế thưởng phạt trong công ty hiệu quả

Để xây dựng quy chế thưởng phạt trong công ty hiệu quả, lãnh đạo và bộ phận nhân sự cần  thực hiện đủ 7 bước sau đây: 

  • Tham khảo cơ sở pháp luật và căn cứ pháp lý
  • Lập hội đồng xây dựng quy chế, chính sách thưởng phạt nhân viên trong công ty
  • Xác định quỹ lương
  • Thiết lập hệ thống chức danh và hệ số giãn cách
  • Xác định cách thức, thời gian và quy trình thưởng nhân viên
  • Xây dựng khung đánh giá chính sách thưởng phạt nhân viên trong công ty
  • Áp dụng quy chế vào thực tiễn
Cách xây dựng quy chế thưởng phạt trong công ty hiệu quả
7 bước xây dựng quy chế thưởng phạt nhân viên

Bước 1: Tham khảo cơ sở pháp luật và căn cứ pháp lý

Một số văn bản pháp luật doanh nghiệp có thể sử dụng làm căn cứ pháp lý khi thiết lập quy chế thưởng phạt: 

  • Nghị định 49/2013/NĐ-CP về việc thi hành các điều luật của Bộ Luật Lao động về tiền lương. 
  • Nghị định 51/2016/NĐ-CP52/2016/NĐ-CP quy định việc quản lý lao động, lương thưởng, thù lao của người lao động và người quản lý trong công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước giữ.

Bước 2: Lập hội đồng xây dựng quy chế thưởng phạt trong công ty

Hội đồng xây dựng mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty giúp đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai trong thống nhất các quy định. Hội đồng có trách nhiệm lấy ý kiến nhân sự, thống nhất và soạn thảo quy chế. Hội đồng bao gồm: 

  • Chủ tịch: Lãnh đạo doanh nghiệp. 
  • Ủy viên thường trực: Đại diện bộ phận quản lý lao động và tiền lương. 
  • Thành viên: Đại diện Công đoàn, Đảng ủy và các phòng ban trong doanh nghiệp. 

Bước 3: Xác định quỹ lương 

Quản lý công ty cần xác định trước quỹ lương tối thiểu trong năm kế tiếp. Tỷ lệ tiền lương, thưởng ứng với doanh thu chính là tỷ giá tiền lương. Tỷ giá này là cơ sở cho doanh nghiệp xác định lương cơ bản và các quy chế thưởng khác. 

Bước 4: Thiết lập hệ thống chức danh và hệ số giãn cách

Hệ thống chức danh của quy chế thưởng phạt trong công ty gồm các nhóm vị trí công việc cùng mức độ và trách nhiệm. Đây chính là căn cứ so sánh hệ số lương của nhân viên. 

Hệ số giãn cách là số chênh lệch giữa các nhóm vị trí trong hệ thống chức danh. Người xây dựng chính sách thưởng phạt nhân viên cần quan tâm và tính toán hợp lý hệ số giãn cách sao cho hợp lý. 

Thiết lập hệ thống chức danh của quy chế thưởng phạt trong công ty
Hệ thống chức danh và hệ số giãn cách giúp phân biệt mức thưởng phạt của nhân viên

Bước 5: Xác định cách thức, thời gian và quy trình thưởng nhân viên

Trong mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên, bộ phận nhân sự phải xác định cách thức, thời gian và quy trình thưởng nhân viên. Hình thức thưởng có thể là hiện vật, dịch vụ hoặc tiền mặt. Trong khi đó, thời gian là thời điểm nhân sự nhận được quyết định và mức thưởng. Ngoài ra, quy trình nhận thưởng cũng cần được quy định từng bước cụ thể. 

Bước 6: Xây dựng khung đánh giá quy chế thưởng phạt trong công ty

Khi xây dựng mẫu quy chế thưởng phạt nội bộ trong công ty, quản lý cần đảm bảo có khung đánh giá chi tiết. Khung đánh giá là cơ sở để doanh nghiệp xét duyệt thưởng hay phạt của nhân sự. Để khung đánh giá đảm bảo tính chính xác, quản lý nên tìm hiểu về các tình huống thực tế và văn hóa doanh nghiệp. 

Bước 7: Áp dụng quy chế vào thực tiễn

Áp dụng quy chế thưởng phạt trong công ty vào thực tiễn cần trải qua các bước: 

  • Soạn thảo văn bản.
  • Ban hành và thực hiện: Công bố và phổ biến toàn doanh nghiệp về quy chế.
  • Tiếp nhận phản hồi: Tiếp nhận phản hồi của nhân viên về quy chế. 
  • Điều chỉnh bổ sung: Điều chỉnh quy chế sau khi thống nhất lại từ ý kiến nội bộ. 
Tiếp thu ý kiến trong xây dựng quy chế thưởng phạt
Doanh nghiệp cần tiếp thu ý kiến của nhân viên về quy chế

Banner ewallet bot

4. Quy chế thưởng phạt nhân viên cần đáp ứng những tiêu chí nào? 

Quy chế thưởng phạt nội bộ nhân viên cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng sau: 

  • Không vi phạm pháp luật: Các quy định phải được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên văn bản pháp luật để không vi phạm quyền của người lao động,…
  • Đồng thuận nội bộ: Quy chế cần được sự đồng thuận từ các nhân viên, lãnh đạo. Để đạt được tiêu chí này, doanh nghiệp cần ưu tiên yếu tố khách quan, công bằng khi xây dựng quy chế khen thưởng
  • Phù hợp với thị trường chung: Quy chế nên phù hợp với thị trường lao động chung ở các điểm như mức lương bình quân, hình thức xử phạt, chế độ đãi ngộ. 

5. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng quy chế thưởng phạt nhân viên?

Quy chế thưởng phạt trong công ty đóng vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động. 

Đối với doanh nghiệp:

  • Tuân thủ quy định pháp luật 
  • Xây dựng danh tiếng và văn hóa doanh nghiệp 
  • Khích lệ tinh thần làm việc, giữ chân người lao động

Đối với nhân sự:

  • Cân nhắc môi trường làm việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân 
  • Xây dựng và củng cố tinh thần đoàn kết với các nhân viên khác
  • Gây dựng niềm tin với doanh nghiệp, nâng cao tinh thần cống hiến 
Vì sao cần xây dựng quy chế thưởng phạt trong công ty
Quy chế thưởng phạt khích lệ tinh thần làm việc và đoàn kết nội bộ

Bài viết trên gồm những nội dung quan trọng về quy chế thưởng phạt trong công ty cùng mẫu quy chế thưởng phạt nhân viên chi tiết. CoDX hy vọng qua bài viết này đã giúp doanh nghiệp nắm được quy trình và tiêu chí xây dựng mẫu quy chế thưởng phạt nội bộ công ty phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Cách tính thưởng Tết chi tiết cho doanh nghiệp

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh