Employee Retention là gì? Cách tính chính xác, chi tiết cho doanh nghiệp

Cải thiện tỷ lệ Employee Retention là ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay trong việc xây dựng lực lượng nhân sự ổn định và vững mạnh. Vậy Employee Retention là gì? Hãy cùng CoDX tìm hiểu cũng như khám phá cách tính toán chính xác và chi tiết nhất cho doanh nghiệp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Employee Retention là gì? Tỉ lệ giữ chân nhân viên tốt là như thế nào?

Employee Retention là thuật ngữ chỉ các hoạt động và chiến lược nhằm khuyến khích nhân viên ở lại với tổ chức đồng thời giảm tỷ lệ thôi việc. Chiến thuật này được thực hiện bằng cách tạo môi trường làm việc tích cực, ghi nhận đánh giá cao nhân viên cũng như cung cấp mức lương cạnh tranh. Bên cạnh đó, khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên.

Employee Retention là gì
Tỷ lệ employee retention cao chứng tỏ công ty đang làm tốt trong việc tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn nhân viên.

Tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực hoạt động, quy mô và chiến lược của doanh nghiệp. Nhìn chung một tỷ lệ giữ chân nhân viên được đánh giá là tốt thường đạt từ 90% trở lên sau khi tính toán. Điều này có nghĩa là phải giữ tỷ lệ nghỉ việc ở mức 10% hoặc ít hơn.

Tỷ lệ Employee Retention cụ thể gồm 3 nhóm:

  • Tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt: Từ 90% trở lên.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân viên trung bình: Từ 70% đến 90%.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân viên kém: Dưới 70%.

2. Vì sao doanh nghiệp cần duy trì Employee Retention ở mức cao?

Khi hiểu rõ Employee Retention là gì sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ giữ chân nhân viên ở mức cao. Cụ thể, tỷ lệ Employee Retention cao mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như sau:

  • Giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới: Tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới là một quá trình tốn kém, mất nhiều thời gian. Khi tỷ lệ giữ chân nhân viên cao, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí này.
  • Tăng năng suất lao động: Nhân viên gắn bó với tổ chức là những nhân viên hài lòng với công việc, được công ty coi trọng và có cơ hội phát triển bản thân. Do đó có động lực làm việc, tinh thần trách nhiệm cao để làm việc hiệu quả hơn.
  • Giảm rủi ro bảo mật thông tin: Nhân viên gắn bó với tổ chức thường có trách nhiệm hơn với thông tin của doanh nghiệp. Điều này hạn chế gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có tỷ lệ  Employee Retention ở mức cao sẽ được đánh giá là nơi làm việc tốt. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân tài tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Employee Retention là gì
Cải thiện employee retention mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

3. Cách tính Employee Retention chi tiết, ví dụ cụ thể

Phần quan trọng của công thức tính tỷ lệ giữ chân nhân chính là chọn khoảng thời gian để tính toán phù hợp. Vậy cách tính Employee Retention là gì? Cụ thể công thức tính Employee Retention được xác định như sau: 

EMPLOYEE RETENTION = ((Số nhân viên cuối kỳ – Số nhân viên nghỉ việc trong kỳ)/Tổng số lượng nhân viên đầu kỳ)*100%

Trong đó: 

  • Số lượng nhân viên đầu kỳ: Tổng số nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm đầu tính toán.
  • Số lượng nhân viên cuối kỳ: Tổng số nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm cuối khi tính thực hiện tính toán.
  • Số nhân viên nghỉ việc: Tổng số nhân viên đã nghỉ việc trong kỳ tính Employee Retention.
  • Một kỳ tính toán thường được tính theo năm.

Ví dụ về cách tính Employee Retention:

Công ty ABC có 125 nhân viên vào đầu năm 2023. Trong năm 2023, công ty có 10 nhân viên nghỉ việc và công ty không tuyển thêm nhân viên mới. Đến cuối năm 2023, công ty có 120 nhân viên. Như vậy, tỷ lệ giữ chân nhân viên của công ty trong năm 2023 là:

Tỷ lệ Employee Retention = (115 / 125) * 100% = 92%

Có thể thấy, tỷ lệ giữ chân nhân viên của công ty là 92%, tỷ lệ này khá cao chứng tỏ công ty đang làm tốt công tác giữ chân nhân tài. 

4. Cách cải thiện Employee Retention là gì?

Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giữ chân nhân viên giỏi là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Cách cải thiện Employee Retention là gì

Dưới đây là 5 cách cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên doanh nghiệp có thể tham khảo:

4.1 Tính toán và so sánh với thị trường chỉ số Employee Retention

Để có được cái nhìn toàn diện về Employee Retention là gì, doanh nghiệp cần tính toán chỉ số này và so sánh với thị trường.

Khi so sánh, doanh nghiệp cần tham khảo những nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các tổ chức nghiên cứu thị trường, hiệp hội ngành nghề hoặc website của đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp thấy được vị trí của mình và xem xét được sự tác động của các chiến lược giữ chân nhân viên đến sự phát triển doanh nghiệp. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thiết lập các quy trình để đánh giá tỷ lệ này một cách thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định.  

4.2 Thu thập phản hồi từ nhân viên

Khảo sát nhân viên là một cách hiệu quả để thu thập phản hồi từ lượng lớn nhân viên cùng một thời điểm. Các cuộc khảo sát này có thể cung cấp thông tin có giá trị về mức độ hài lòng của nhân viên với công việc, mức lương thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc cùng với văn hóa doanh nghiệp.

cải thiện Employee Retention
Thu thập phản hồi giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của nhân viên

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thu thập phản hồi từ nhân viên thông qua các cuộc phỏng vấn, họp nhóm và các kênh truyền thông nội bộ. Việc thu thập phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có được bức tranh toàn diện hơn về nhu cầu của nhân viên.

4.3 Xây dựng kế hoạch giữ chân nhân viên hiệu quả

Sau khi thu thập và phân tích phản hồi từ nhân viên, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch giữ chân hiệu quả. Kế hoạch này cần xem xét mọi khía cạnh trải nghiệm của nhân viên tại tổ chức, bao gồm:

  • Cần đảm bảo mức lương thưởng, phúc lợi của công ty cạnh tranh với thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
  • Doanh nghiệp cần cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên để họ có thể học hỏi, phát triển bản thân.
  • Tạo ra môi trường làm việc tích cực, năng động khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và hài lòng.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tôn trọng nhân viên để tạo ra môi trường làm việc công bằng.

4.4 Tính toán lại Employee Retention

Khi bắt đầu triển khai các chiến lược Employee Retention, cần đánh giá tỷ lệ giữ chân nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định để đo lường mức độ thành công của chiến lược. 

cải thiện Employee Retention
Đánh giá tỷ lệ giữ chân nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định

Nếu tỷ lệ Employee Retention tăng lên sau khi triển khai các hoạt động giữ chân nhân viên, cho thấy chiến lược đang mang lại hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ giữ chân nhân viên không thay đổi hoặc giảm xuống, doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

4.5 Điều chỉnh chiến lược giữ chân nhân viên phù hợp

Chiến lược giữ chân nhân viên cần được xây dựng dựa trên nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Chiến lược cần bao gồm các giải pháp cụ thể, khả thi và có thể đo lường được. Vì vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá chiến lược Employee Retention của mình để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình hình thực tế. 

5. Phân biệt Employee Retention và Turnover Rate

Mặc dù đã hiểu Employee Retention là gì nhưng cần phân biệt thuật ngữ này với Turnover Rate. Tỷ lệ giữ chân nhân viên (Employee Retention) và tỷ lệ thôi việc (Turnover Rate) là hai chỉ số thường được sử dụng để đánh giá mức độ gắn bó của nhân viên. Tuy nhiên, hai chỉ số này có những điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý như sau:

Tiêu chí

Employee Retention

Turnover Rate

Khung thời gian

Số liệu dài hạn nên doanh nghiệp thường tính toán hàng năm. 

Số liệu ngắn hạn nên cần đo lường thường xuyên hàng tháng.

Mục đích

  • Đo lường số lượng nhân viên ở lại doanh nghiệp.
  • Xem xét các chiến lược hiệu quả để giữ nhân viên tài năng.
  • Đo lường số lượng nhân viên rời doanh nghiệp.
  • Xác định lý do nghỉ việc của nhân viên. 

Ý nghĩa

Tỷ lệ giữ chân nhân viên cao cho thấy công ty có môi trường làm việc tốt và thu hút nhân tài.

Tỷ lệ nghỉ việc cao cho thấy công ty có vấn đề cần giải quyết như văn hóa công ty, chính sách nhân sự hay cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Bài viết trên là những nội dung về Employee Retention là gì cùng cách tính chi tiết mà CoDX muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin hữu ích, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý nhân sự sẽ có những kế hoạch phù hợp để cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. 

Bài viết liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: