Quy chế trả lương là mối quan tâm không chỉ của người lao động mà cả doanh nghiệp. Vì đây là công cụ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người lao động. Một quy chế tiền lương rõ ràng, minh bạch giúp người lao động an tâm làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
I. Quy chế trả lương là gì?
Quy chế trả lương hay quy chế tiền lương là văn bản mà doanh nghiệp định nghĩa để quy định về các quản thu nhập phải ci cho người lao động như: tiền lương, thưởng, phụ cấp hoặc các khoản hỗ trợ khác.
Dựa vào quy chế này để xác định cánh tính lương và thời hạn phải trả lương cho người lao động trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
II. Cơ sở pháp lý xây dựng quy chế trả lương
- Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước.
- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
- Nghị định 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Nghị định số 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
>>> Xem ngay: Hệ thống “Ví thưởng nhân viên”
III. Các bước xây dựng Quy chế trả lương?
Quy chế trả nên nên được cụ thể hóa bằng văn bản và phổ biến rộng rãi đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Để xây dựng quy chế trả lương cần thiết lập các bước như sau:
Bước 1: Xác định Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm và quy định đơn giá.
Bạn cần phải dựa trên tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp và dự báo chi phí phải chi bao nhiêu cho quỹ tiền lương tương ứng trong năm. Sau đó xác định đơn giá tiền lương. Đây là cơ sở để daonh nghiệp quy định khung lương cơ bản cho từng vị trí chức vụ; căn cứ để tính lương khoán theo doanh thu hay tính theo đơn vị sản phẩm.
Bước 2: Xây dựng hệ thống chức danh và hệ số dãn cách
Để thực hiện bước này, doanh nghiệp nên nhóm công việc có cùng trách nhiệm, công việc có tính chất tương tự hoặc có cùng mức độ phức tạp gộp thành một nhóm chức danh. Mỗi nhóm chức danh cần có bảng mô tả chi tiếc công việc chi tiết cho từng vị trí cụ thể. Vi dụ như:
- Yêu cầu trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có, trình độ đào tạo…. để thực hiện công việc.
- Khả năng chịu áp lực, tính trách nhiệm…
Trên cơ sở những yếu tố này, bạn xác định hệ số hoặc số điểm tương ứng với mỗi chức danh. Lưu ý hệ số dãn cách giữa vị trí chức vụ cao nhất và vị trí thấp nhất sao cho đảm bảo tính hợp lý giữa các vị trí liền kề.
Bước 3: Xác định phương thức tính trả lương đến từng nhân viên
Tùy vào tính chất mỗi công việc, bộ phận khác nhau mà doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính trả lương phù hợp. Ví dụ: Đổi với các vị trí hành chí có thể áp dụng cách trả lương cố định. Còn đối với các vị trí trực tiếp sản xuất có thể tiến hành phương thức tính lương theo dạng lương khoáng. Trong một số trường hợp có thể kết hợp áp dụng cả 2 phương phức tính lương nhằm tận dụng ưu điểm của hai hình thức.
Lương khoán có thể được trả dựa theo kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp từ cá nhân hoặc nhóm thực hiện. Ngoài ra cũng có thể tính trên hệ số hoặc điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.
Lưu ý khi trả lương theo hình thức này là bạn phải xác định tỷ lệ đơn giá khoán phù hợp, vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động vừa đảm bảo có tính khích lệ nhân viên. Ngoài ra, giúp tạo động lực, phát huy năng lực tối đa của người lao động bạn nên đặt ra các mực hoàn thành công việc khác nhau. Ở mỗi mức cao hơn sẽ có tỷ lệ lương thưởng phù hợp.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý văn phòng điện tử cho doanh nghiệp
Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt.
Để đảm bảo tính công bằng trong quy chế trả lương nhưng vẫn đảm bảo tính khuyến khích nhân viên làm việc, bạn cần phải xây dựng các chỉ tiêu hoàn thành công việc cụ thể. Đặc biệt đối với các vị trí, chức vụ ở khối văn phòng, khối gián tiếp sản xuất.
Để thiết lập hệ thống đánh giá chỉ tiêu hoàn thành công việc một cách hiệu quả, cần có bảng mô tả công việc sát thực tế công tác lập và giám sát kế hoạch làm việc ở từng bộ phận, cá nhân được thực hiện triệt để và nghiêm túc.
Bên cạnh các phương thức khen thưởng cần có tiêu chuẩn đánh giá các vi phạm, xử phạt như sai phạm về công việc, không đảm bảo tiến độ … để quy ra các điểm giảm trừ thích hợp.
Bước 5. Quy định về thời giản trả lương, quy trình trả lương và các chính sách về lương khác.
Bước này cần xác định chi tiết thời gian nào sẽ tiến hành thanh toán lương cho người lao động trong tháng. Quy chế cũng cần xác định rõ các thông tin chính sách lương khác như: lương khi cử đi học, đi đào tạo, lương trong các chế độ ốm đau, thai sản, lương căng ca, làm thêm giờ….
Bước 6. Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trước khi ban hành quy chế trả lương cần thu thập ý kiến của cán bộ công nhân viên để hoàn thiện, tránh các trường hợp gây bất bình, mẫu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết. Bảng quy chế cần được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu và cô đọng.
Bảng quy chế lương càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần trách nhiệm của nhân viên càng cao. Múc trả lương cho từng người có thể bí mật nhưng quy chế lương cần phải rõ ràng. Họ cần phải biết họ sẽ được trả lương như thế nào, cách tính lương cá nhân và bộ phận của mình ra sao.
Sau khi đưa vào áp dụng, cần luôn xem xét đánh giá và cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển của xã hội.
Xem thêm các kiến thức về quản trị nhân sự tại đây!
Bài viết liên quan: