Lời nhận xét cho nhân viên thử việc TOÀN DIỆN – CHUYÊN NGHIỆP

Có thể nói trong công tác vận hành và quản lý doanh nghiệp, nhận xét hay đánh giá nhân sự là một trong những việc quan trọng không hề dễ dàng. Đặc biệt, công việc đánh giá nhân viên thử việc luôn là nỗi băn khoăn lớn của bộ phận hành chính nhân sự. Vậy lời nhận xét cho nhân viên thử việc như thế nào mới phù hợp và chuyên nghiệp? Cùng CoDX tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

 

1. Lời nhận xét cho nhân viên thử việc TOÀN DIỆN – CHUYÊN NGHIỆP

Không phải tất cả nhân viên thử việc đều đạt được những kỳ vọng của doanh nghiệp. Vì thế, chúng ta cần phải chia ra làm hai trường hợp khen ngợi và phê bình để khéo léo khi đưa ra những lời nhận xét. Điều này sẽ giúp thể hiện sự tôn trọng nhân viên cũng như sự chuyên nghiệp của công ty.

2.1 Nhận xét đánh giá nhân viên thử việc tổng thể

Giai đoạn thử việc là quá trình quan trọng để đánh giá liệu nhân viên có phù hợp với doanh nghiệp. Dưới đây là một số nhận xét, đánh giá nhân viên thử việc tổng thể.

Khen ngợi

  • Tinh thần làm việc chuyên nghiệp và nhiệt huyết trong suốt quá trình thử việc tại công ty.
  • Nhân viên chủ động đặt ra những mục tiêu cho công việc bên cạnh những kế hoạch mà doanh nghiệp đề ra.
  • Luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, thậm chí vượt qua sự kỳ vọng của doanh nghiệp.
  • Đóng góp vào sự thành công của các dự án tham gia cũng như quản lý công việc một cách hiệu quả.

Phê bình

  • Nhân viên thử việc có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc mới. 
  • Cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong cách họ thực hiện công việc và đáp ứng yêu cầu của công ty.
  • Đôi khi không đảm bảo được đúng tiến độ công việc, nên cải thiện việc theo dõi và lên kế hoạch công việc một cách hiệu quả hơn.

2.2 Lời nhận xét nhân viên thử việc về chất lượng công việc

Lời nhận xét cho nhân viên thử việc về chất lượng công việc bạn nên tham khảo bởi đây là một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên quan trọng để đưa ra quyết định bổ nhiệm nhân viên chính thức.

Khen ngợi

  • Luôn đặt ra những định hướng chi tiết và mục tiêu cụ thể khi thực hiện công việc
  • Nhân viên đã thể hiện khả năng xuất sắc trong việc đảm bảo chất lượng công việc.
  • Chủ động tìm kiếm thông tin và công cụ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
  • Đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín và doanh thu của công ty.
  • Mang đến sự hài lòng và đánh giá cao từ khách hàng, đối tác.

Phê bình

  • Thận trọng hơn trong việc đánh giá các tình huống và đưa ra quyết định, đặc biệt là khi đối mặt với các vấn đề phức tạp.
  • Cần cải thiện việc đảm bảo chất lượng công việc đồng đều nhau.
  • Thiếu sự tương tác với đồng nghiệp, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và làm việc nhóm.
Lời nhận xét nhân viên thử việc
Chất lượng công việc là một trong những yếu tố được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu

2.3 Cách nhận xét nhân viên thử việc về hiệu suất – kết quả

Lời nhận xét cho nhân viên thử việc về hiệu suất, kết quả làm việc (khen ngợi và phê bình) cần đảm bảo tính khách quan bởi đây là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công việc của các dự án chung.

Khen ngợi

  • Luôn hoàn thành công việc đúng hoặc trước thời hạn, đã đóng góp tích cực vào thành công của dự án công ty trong giai đoạn thử việc.
  • Có khả năng hoàn thành công việc với hiệu suất làm việc vượt trên yêu cầu.
  • Làm việc với tốc độ và chất lượng cao, đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả, đáp ứng được các chỉ tiêu đề ra
  • Tích cực và sẵn sàng hỗ trợ các công việc khác không thuộc vị trí làm việc.

Phê bình

  • Không biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý dẫn đến giảm hiệu suất và chất lượng làm việc. 
  • Cần học cách ưu tiên và quản lý công việc thông minh, logic.
  • Nên cải thiện trong việc tương tác thông tin và làm việc cùng với các thành viên trong nhóm.
  • Chưa hết mình cho công việc, làm việc qua loa, đối phó.

2.4 Nhận xét về thái độ, tác phong làm việc

Lời nhận xét cho nhân viên thử việc về thái độ và tác phong làm việc rất quan trọng. Không chỉ khích lệ mà còn giúp họ nhìn nhận, cũng như thay đổi để cải thiện chất lượng, hiệu quả, hiệu suất,… của công việc.

Khen ngợi

  • Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc và chịu áp lực tốt.
  • Sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp.
  • Tích cực trong công việc, giữ mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.
  • Biết lắng nghe, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu các ý kiến.
  • Tuân thủ những quy định, quy tắc làm việc của công ty trong suốt quá trình thử việc.

Phê bình

  • Thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng tới không khí và hiệu suất của phòng ban.
  • Chưa nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định của công ty. Thường xuyên đi trễ và nghỉ không xin phép.
  • Có thái độ không trung thực trong công việc, thường xuyên chậm trễ deadline. 
  • Thiếu sự tôn trọng với cấp trên, đồng nghiệp. Chưa tích cực trong việc tiếp thu các ý kiến và đóng góp của người hướng dẫn.
Cách nhận xét nhân viên thử việc
Thái độ và tác phong làm việc thường được ưu tiên hơn trình độ

2.5 Lời nhận xét về kiến thức, kỹ năng

Một số lời nhận xét cho nhân viên thử việc về kiến thức và kỹ năng toàn diện có thể hữu ích trong việc khích lệ nhân viên thử việc. Đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như khách quan của doanh nghiệp trong lĩnh vực nhân sự.

Khen ngợi

  • Nắm bắt những kiến thức, công nghệ, phương pháp mới nhất để phục vụ cho công việc.
  • Có kiến thức phong phú về chuyên môn và luôn tự chủ động tìm hiểu cũng như cập nhật thông tin mới nhất.
  • Kỹ năng thuyết trình và lãnh đạo tốt. Có khả năng dẫn dắt đội nhóm đạt những thành quả cao.
  • Sẵn sàng đối mặt với các vấn đề và giải quyết một cách hiệu quả.
  • Cẩn trọng đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá từ nhiều phương diện khác nhau trước khi ra quyết định.

Phê bình

  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết các thắc mắc của đối tác và thiếu quyết đoán trong việc đưa ra các quyết định.
  • Bảo thủ, không sẵn sàng trong việc tiếp nhận các kiến thức mới.
  • Khó khăn trong việc diễn đạt thành lời, ngại giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.
  • Chưa tích cực và chủ động trong việc đóng góp ý kiến cũng như đưa ra những nhận xét trong công việc.

2. Nhận xét nhân viên thử việc trên phương diện nào?

Thử việc là quá trình nhân viên làm quen với môi trường công ty cũng như thể hiện năng lực và sự phù hợp trong công việc và văn hóa công ty. Từ đó, đưa ra quyết định có tiếp tục gắn bó, đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp hay không. Ở phía doanh nghiệp, cụ thể là bộ phận nhân sự, cần phải tổng hợp đầy đủ những báo cáo của người hướng dẫn nhân viên mới để đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác nhất. 

Có 3 phương diện cần quan tâm, chú trọng khi đưa ra lời nhận xét cho nhân viên thử việc là:

  • Kết quả thực hiện công việc
  • Kỹ năng, kiến thức
  • Thái độ, tác phong làm việc
Lời nhận xét cho nhân viên thử việc
Nhận xét nhân viên trên 3 phương diện: kết quả công việc; kỹ năng, kiến thức; thái độ, tác phong làm việc

1.1 Nhận xét về kết quả thực hiện công việc

Kết quả công việc được xem là khả năng của nhân viên trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ hay hiệu suất làm việc. Đây là một trong những phương diện quan trọng để có thể đánh giá thực hiện công việc của nhân viên thử việc có thật sự đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đề ra, cũng như giá trị mà họ có thể tạo ra cho công ty.

Một số chỉ tiêu định lượng được dùng để đo lường kết quả thực hiện công việc có thể kể đến như: doanh số hàng tháng, KPI, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số lượng khách hàng mới,… Những con số này sẽ giúp các nhà nhân sự căn cứ để đưa ra lời nhận xét cho nhân viên thử việc chính xác.

>>> Sử dụng ngay phần mềm quản lý KPI để đo lường kết quả công việc

1.2 Nhận xét về kỹ năng, kiến thức khi thử việc

Kiến thức chuyên môn và kỹ năng là điều không thể thiếu khi bắt đầu làm việc ở một vị trí bất kỳ. Sự am hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty cùng ngành hàng, ngành nghề của nhân viên thử việc sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp có những đánh giá khách quan hơn trong quá trình ra quyết định bổ nhiệm nhân viên chính thức.

Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Bạn cần xem xét song song giữa hai khía cạnh này bởi chúng có mối liên quan chặt chẽ cũng như bổ trợ cho nhau. Một số kỹ năng mềm như: giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, làm việc nhóm,…

Kết quả làm việc có thể không như ý muốn bởi nhiều nguyên nhân hay sự cố không thể lường trước. Nhưng kỹ năng và kiến thức có thể được thể hiện rõ ràng qua quá trình làm việc, xử lý, giải quyết các vấn đề xảy ra. Vì thế, nếu kết quả không được khả quan, các nhà quản lý nhân sự có thể cân nhắc đưa ra nhận xét cho nhân viên thử việc dựa trên phương diện này nhiều hơn một chút.

1.3 Nhận xét về thái độ, tác phong trong thời gian thử việc

Ngày nay, có nhiều bạn trẻ vô tình bỏ qua hoặc không quá chú tâm vào việc điều chỉnh thái độ và tác phong làm việc. Tuy nhiên, có thể nói đây là phương điện rất quan trọng và được ưu tiên trên cả trình độ kiến thức, kỹ năng. 

Yếu tố nhận xét nhân viên thử việc
Thái độ và tác phong làm việc là phương diện rất quan trọng đối với nhân viên thử việc

Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp có thể được hình thành, bồi đắp qua thời gian làm việc. Nhưng thái độ, tác phong sẽ quyết định người đó có thể thăng tiến và gắn bó lâu dài với công việc hay không. Chính vì thế, khi đưa ra lời nhận xét cho nhân viên thử việc, các nhà quản trị nên chú trọng phương diện này để có thể lựa chọn ra được nhân tài tương lai cho công ty.

3. Xây dựng hệ thống đánh giá chuẩn, minh bạch với CoDX

Hệ thống phần mềm đánh giá nhân viên CoDX được xây dựng nhằm đánh giá năng lực realtime nhân viên với các phân hệ như:

  • Bảng khảo sát, đánh giá theo vòng đời nhân viên: Tuyển dụng, đào tạo, thôi việc, …
  • Hệ thống đánh giá năng lực và hiệu quả công việc

Trên đây là những gợi ý của CoDX về lời nhận xét cho nhân viên thử việc toàn diện và chuyên nghiệp. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và đáp ứng thông tin bạn đang tìm kiếm. Theo dõi CoDX để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, thú vị.

Các mẫu đánh giá liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: