Cách tính lương theo ngày công CHÍNH XÁC chuẩn nhất

Nguồn nhân lực luôn là bộ phận quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Chính vì thế những chính sách về nhân sự luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Một chính sách lương tốt sẽ góp phần gia tăng hiệu suất làm việc và giữ chân nhân viên. Theo đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương theo ngày công chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm một số quy định và những công thức tính cơ bản nhất để tránh sai sót trong quá trình này.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Cách tính lương theo ngày công chuẩn nhất

Doanh nghiệp thường tính lương cho nhân viên căn cứ theo số giờ hoặc số ngày trong tháng. Có 2 cách tính lương theo ngày công chuẩn thường gặp nhất như bên dưới.

Cách tính lương theo ngày công chuẩn nhất
Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương cho nhân viên khác nhau

Cách 1: Cách tính lương theo ngày công chuẩn 

Khi nhận bảng lương hằng tháng, không ít người lao động sẽ thắc mắc về cách tính lương của mình. Theo đó, ở cách này sẽ rõ ràng và minh bạch hơn với số tiền công nhận mỗi tháng.

Ngày công chuẩn hay được gọi là số ngày công hành chính của mỗi doanh nghiệp. 

Ví dụ: thời gian làm việc quy định là từ thứ 2 đến thứ 7, như vậy là mỗi tuần có 1 ngày nghỉ và một tháng có 4 ngày nghỉ. Như vậy số ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày. Nghỉ bao nhiêu ngày sẽ trừ tiền lương theo số ngày nghỉ.

Công thức tính:

Lương tháng = ((Tiền lương + tiền phụ cấp)/ ngày công chuẩn) x số ngày làm việc thực tế

Hoặc

Lương tháng = Tiền lương – ((tiền lương/ ngày công chuẩn) x số ngày nghỉ không lương))

Ví dụ: Nhân viên X có mức lương là 9.000.000 đồng một tháng (bao gồm phụ cấp). Công ty của X làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 và trong tháng này X đi làm đầy đủ.

Lương của X = 9.000.000/26 x 26 = 9.000.000 đồng

Cách 2: Cách tính lương theo ngày công thực tế 

Cách tính lương theo ngày công chuẩn cố định là 26 ngày. Theo đó số tiền lương mà người lao động nhận hàng tháng sẽ không cố định vì có tháng có 29 ngày, 30 ngày hoặc 31 ngày. Một lợi ích ở cách tính này là nhân viên có thể lựa chọn ngày nghỉ vào tháng nào sẽ phù hợp để cân bằng thu nhập.

Công thức tính:

Lương tháng = ((Tiền lương + phụ cấp)/26) x số ngày công thực tế

Ví dụ: Nhân viên X có mức lương là 9.000.000 đồng một tháng (bao gồm phụ cấp). Tháng này có 31 ngày và X có ngày công thực tế là 27 ngày.

Tiền lương của X = 9.000.000/26 x 27 = 9.346.154 đồng

Hai cách tính lương theo ngày công thường được áp dụng

Có thể thấy, với hai cách tính này sẽ có sự khác nhau về số tiền lương mà người lao động nhận được. Chính vì thế, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô công ty và tính hình của mình.

Bài viết liên quan:

2. Quy định về cách tính lương theo ngày công đúng Luật

Luật lao động có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Những quy định của luật này áp dụng với các đối tượng như: 

  • Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động
  • Người sử dụng lao động
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

Trong đó, người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân,… có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận. 

Chính vì thế, cách tính lương theo ngày công chuẩn nhất cần dựa theo những quy định của pháp luật, cụ thể là Bộ luật Lao động Việt Nam.

2.1 Quy định về ngày công theo Bộ luật lao động 

Khi sử dụng lao động để làm việc, doanh nghiệp cần tuân thủ theo một số quy định của bộ luật lao động Việt Nam. Để tránh người lao động bị tổn hại các quyền lợi và có môi trường làm việc lành mạnh. Luật lao động đã quy định rõ về ngày công hay thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi rõ ràng và cụ thể. Vì thế, doanh nghiệp cần tuân thủ cách tính lương nhân viên 1 ngày công theo luật lao động.

Quy định về cách tính lương theo ngày công
Nắm rõ những quy định này giúp bạn tính ngày công một cách chuẩn xác nhất

Theo luật số 45/2019/QH14 của Quốc hội: Bộ Luật Lao động quy định về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại chương 7, mục 1 điều 105. Nắm rõ những điều này, không chỉ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình mà còn giúp doanh nghiệp có cách tính lương theo ngày công chuẩn chỉnh nhất.

Điều 105 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:

  • Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  • Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

2.2 Quy định cách tính công đối với những ngày lễ

Hiện nay, không ít các doanh nghiệp và người lao động không hiểu rõ cách tính lương theo ngày công chuẩn đối với những dịp lễ. Mặt khác cũng nhiều người hiểu lầm rằng, việc được nghỉ các ngày lễ sẽ không có lương ngày đó. Chính vì thế, luật lao động Việt Nam đã quy định rõ như sau:

  • Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
  • Tết Âm lịch: 05 ngày
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
  • Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
  • Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định.
Như vậy, vào các ngày nghỉ lễ người lao động vẫn sẽ được tính lương bình thường

3. Tối ưu hóa quy trình chấm công – tính lương với CoDX 

PHẦN MỀM TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN - CODX PAYROLL

Giao diện phần mềm tính lương CoDX Payroll

Phần mềm tính lương CoDX Payroll cho phép người dùng quản lý dữ liệu liên quan đến tiền lương, tính lương định kỳ dựa trên các số liệu liên quan như ngày công, phụ cấp và các hệ số cấu thành nên công thức tính lương. Ngoài các phương pháp tính lương truyền thống, hệ thống còn cung cấp thêm phương pháp tính lương do người dùng tự định nghĩa.

Chức năng chính:

  • Tự lựa chọn các phương pháp tính lương khác nhau cho từng nhân viên đã được định nghĩa sẵn từ hệ thống.
  • Ngoài ra hệ thống cho phép người dùng tự định nghĩa các các yếu tố tính lương, cách tính lương, phụ cấp hiện có với bất kỳ công thức nào theo quy định của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ việc tính lương đa nguyên tệ tính lương theo từng nhân viên, đa nguyên tệ trong từng khoản thu nhập cuả nhân viên.
  • Tạo lập tạm trích Thuế thu nhập hằng tháng và Quyết toán thuế thu nhập hoàn toàn dựa vào thiết lập biểu thuế khai báo từ người dùng.
  • Tự động tạo các bảng lương chính thức, lương ngoài giờ, phiếu trả lương, bảng kê thuế thu nhập, danh sách trả lương qua ngân hàng…

Đăng ký dùng thử CoDX Payroll để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử phần mềm miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Giải pháp tối ưu hóa quy trình chấm công – tính lương cho doanh nghiệp:

Lương là một trong những yếu tố chính trong chính sách giữ chân nhân viên của mỗi doanh nghiệp. Đơn vị có quy trình chấm công tối ưu và chính sách lương tốt sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời cũng thu hút những ứng viên tiềm năng trong tương lai và giữ chân nhân tài hiện tại. CoDX hy vọng rằng, cách tính lương theo ngày công chuẩn và các thông tin liên quan về những quy định sẽ giúp ích bạn trong quá trình quản lý nhân sự.