Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay THÔNG DỤNG nhất 2023

Có rất nhiều các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay hiện nay mà tổ chức của bạn có thể lựa chọn. Hãy cùng CoDX tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để tìm ra hình thức nào phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Bản tin doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Hình thức trả lương theo thời gian trong doanh nghiệp hiện nay

Công thức

Lương tháng = (Lương cứng + Phụ cấp (nếu có)) / (Ngày công chuẩn) x (Số ngày làm việc thực tế)

Cơ sở tính và đối tượng áp dụng 

Các quy định này liên quan đến việc trả lương theo thời gian đều được quy định rõ ràng trong Luật số 45/2019/QH14 của Quốc hội Việt Nam.

Hình thức trả lương theo thời gian là một trong các hình thức tiền lương được trả cho các vị trí quản lý trong doanh nghiệp hoặc những người không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hoặc tạo ra sản phẩm, nhưng công việc của họ khó định lượng sản phẩm.

các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
Trả lương theo thời gian là một trong các hình thức trả lương trong doanh nghiệp phổ biến Việt Nam hiện nay.

Ví dụ về hình thức trả lương theo thời gian

Công ty C có quy định là 1 tháng làm việc 26 ngày. Bà Võ Thị B tháng đó đi làm 24 ngày. Hệ số lương của bà B là 2.34; phụ cấp là 0,2. Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 VNĐ/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Từ đó ta có:

Lương tháng của bà B = 1.800.000 VNĐ x (2,34 + 0,2) / 26 x 24 = 4.220.307 VNĐ

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Dễ hiểu, thực hiện
  • Không cần lưu giữ hồ sơ, biên lai thu nhận
  • Tạo thói quen đi làm đúng giờ
  • Thời gian để người lao động mới thích nghi 

Nhược điểm:

  • Tiền lương không liên quan trực tiếp đến kết quả lao động
  • Khó khăn trong việc nâng chức vụ và tăng lương

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm trong doanh nghiệp

Cơ sở tính và đối tượng áp dụng 

Một trong các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay là trả theo sản phẩm, thanh toán tiền lương dựa vào hiệu suất và chất lượng công việc của người lao động. 

các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
Trả lương theo sản phẩm là một trong những lựa chọn hàng đầu với doanh nghiệp

Hình thức trả lương theo sản phẩm này thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và cả những công việc “vô hình” như dịch vụ văn phòng. Mô hình này khuyến khích tập trung vào hiệu suất làm việc và khả năng sáng tạo của người lao động trong từng công việc. Doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập công thức tính lương cụ thể trên phần mềm tính lương chuyên dụng.

2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm tuyệt đối

Công thức

Công thức tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp:

Tiền lương thực tế = Giá tiền mỗi sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành

Công thức tính đơn giá sản phẩm:

Đơn giá sản phẩm = Tiền lương cấp bậc của công nhân trong kỳ x Mức sản lượng của công nhân trong kỳ

Ví dụ:

Một nhân viên Freelancer dịch thuật nhận được mức lương theo ngày là 300.000 VNĐ cho KPI 2 bài/ngày. Thực tế ngày hôm đó anh ấy đã dịch được 3 bài viết. Vậy tiền lương thực nhận ngày hôm đó của anh ấy là:

Tiền lương thực tế = 300.000 VNĐ / 2 x 3 = 450.000 VNĐ

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tính toán tiền lương trực tiếp trong kỳ làm việc.
  • Khuyến khích người lao động tích cực làm việc và nâng cao năng suất lao động, vì tiền lương được trả dựa vào năng lực làm việc của họ.

Nhược điểm:

  • Dễ khiến người lao động chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm, ít chú ý đến chất lượng.
  • Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt, có thể lãng phí vật tư cũng như nguyên liệu.

2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Công thức

Đơn giá tiền lương cho công nhân phục vụ = Lương cấp bậc của công nhân phục vụ x Mức phục vụ của công nhân phục vụ x Sản lượng của công nhân chính

Tiền lương của mỗi công nhân được nhận là:

Tiền lương thực tế của công nhân = Đơn giá tiền lương cho công nhân phục vụ x Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính

Ví dụ

Một công nhân phục vụ bậc 4 có mức lương ngày là 20.000 VNĐ/ ngày, định mức phục vụ của công nhân đó là 2 máy cùng loại, mỗi máy do một công nhân chính vận hành có định mức lao động là 15 sản phẩm/ máy/ ca. Trong ngày, công nhân chính trong các máy hoàn thành sản lượng tương ứng là 22 sản phẩm và 17 sản phẩm.

Đơn giá tiền lương của công nhân: 20.000 VNĐ/ (2 x 15) = 666.67 VNĐ 

Tiền lương thực tế của công nhân: 666.67 VNĐ x (22 + 17) = 26.666.67 VNĐ 

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

Khuyến khích công nhân phụ cống hiến và hỗ trợ công nhân chính, tăng cường năng suất lao động của công nhân chính.

các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
3 cách trả lương theo sản phẩm

Nhược điểm:

Tiền lương của công nhân phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài tầm kiểm soát của công nhân phụ, gây hạn chế sự cố gắng làm việc của họ và khó đánh giá công việc của họ một cách chính xác. Đây cũng là các hình thức tiền lương mà doanh nghiệp trả cho nhân viên.

2.3 Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến

Công thức 

Tổng tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến = Đơn giá cố định tính theo sản phẩm x Sản lượng thực tế hoàn thành + Đơn giá x tỷ lệ tăng thêm x (Sản lượng thực tế hoàn thành – Sản lượng mức khởi điểm)

Ví dụ:

Công nhân B trong tháng 7/2023 làm được 180 sản phẩm. Giá sản phẩm được quy định như sau:

Nếu sản lượng Q0 ≤ 40 thì đơn giá ĐG 0 = 2.500 VNĐ/ sản phẩm.

Nếu sản lượng 40 < Q1 ≤ 80 thì đơn giá ĐG 1 = 3.000 VNĐ/ sản phẩm.

Nếu sản lượng 80 < Q2 ≤ 120 thì đơn giá ĐG 2 = 3.500 VNĐ/ sản phẩm.

Nếu sản lượng Q3 > 120 thì đơn giá ĐG 3 = 4.000 VNĐ/ sản phẩm.

Trong trường hợp này, tiền lương của công nhân B sẽ được tính như sau: 40 × 2.500 VNĐ + 40 × 3.000 VNĐ + 40 × 3.500 VNĐ + 60 × 4.000 VNĐ = 250.000 VNĐ + 120.000 VNĐ + 140.000 VNĐ + 240.000 VNĐ = 770.000 VNĐ

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Tăng đơn giá cho sản phẩm vượt mức khởi điểm, khuyến khích người lao động tích cực làm việc và nâng cao năng suất.

Nhược điểm:

  • Áp dụng dài hạn có thể tăng chi phí nhân công và giảm lợi nhuận của công ty.
  • Trong trường hợp không có ràng buộc rõ ràng hoặc quy định hợp lý, mức tiền lương bình quân có thể cao hơn so với năng suất lao động thực tế, làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc sản xuất của doanh nghiệp.

3. Hình thức trả lương khoán

Nhắc đến các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thì không thể bỏ qua trả lương khoán. Trả lương khoán là hình thức trả lương dựa vào khối lượng công việc, chất lượng sản phẩm và thời gian phục vụ mà người lao động đã hoàn thành.

Công thức

Tiền lương khoán được tính như sau:

Tiền lương thực tế của công nhân nhận được = Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một công việc x Số lượng sản phẩm được hoàn thành

Cơ sở tính và đối tượng áp dụng 

Hình thức này thường áp dụng cho công nhân làm việc trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản và một số ngành khác. Đặc biệt phù hợp với công việc có tính đột xuất và không ổn định trong thời gian dài.

Ví dụ

Chị B có một hợp đồng viết bài cho một công ty với số lượng 15 bài và giá 2.500.000 VNĐ. Thời hạn hoàn thành công việc là 2 tuần.

Hết thời hạn 2 tuần, chị B hoàn thành đủ 15 bài viết đạt yêu cầu chất lượng, bên thuê khoán sẽ thanh toán đầy đủ 2.500.000 VNĐ cho chị B.

Tuy nhiên, nếu hết thời hạn 2 tuần mà chị B chỉ hoàn thành được 10 bài (tức là 66.67% khối lượng công việc), thì số tiền mà chị B nhận được sẽ tính theo tỷ lệ hoàn thành thực tế. Vậy số tiền mà chị B nhận được là: 2.500.000 VNĐ x 66.67% = 1.666.750 VNĐ

Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương khoán

Ưu điểm của hình thức trả lương khoán:

  • Bộ phận quản lý công việc không cần theo dõi công việc chi tiết, người lao động tự quyết định và thực hiện công việc một cách linh hoạt.
  • Hình thức trả lương khoán khuyến khích sáng kiến và cải tiến công việc, giúp tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian lao động.

Nhược điểm của hình thức trả lương khoán:

  • Xác định đơn giá khoán có thể rắc rối và không chính xác. Điều này sẻ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong định lượng công việc cũng như tính toán tiền lương.
  • Hình thức trả lương khoán có thể dẫn đến việc thiếu tập trung vào các khía cạnh quan trọng của công việc, chỉ tập trung vào hoàn thành sản phẩm khoán mà bỏ qua các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

4. Hình thức trả lương theo vị trí trong doanh nghiệp

Cơ sở tính và đối tượng áp dụng 

Quá trình này được thực hiện bằng cách xây dựng một hệ thống chức danh công việc hợp lý và tìm kiếm thông tin về mức lương của từng ngành nghề vào thời điểm hiện tại nhằm tìm ra mẫu số chung phù hợp cho nhân viên.

các hình thức tiền lương
Nhiều doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức trả lương theo vị trí cho nhân viên

Hệ thống tiền lương theo công việc được xây dựng dựa trên việc đánh giá công việc và sau đó điều chỉnh mức lương cho từng công việc tương ứng với mức trả lương trên thị trường.

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Gắn bó lâu dài: Người lao động thường gắn bó với tổ chức do mọi hoạt động của họ được xem xét qua thâm niên công tác, tạo sự yên tâm và an toàn trong công việc.
  • Quy định thăng tiến rõ ràng: Đường thăng tiến được quy định cụ thể theo khái niệm ngạch và bậc, giúp người lao động biết rõ hướng phát triển trong công việc.

Nhược điểm:

  • Thích ứng thấp với cơ chế thị trường: Mô hình này khó thích ứng với thị trường lao động lớn, khiến người lao động thụ động và ít linh hoạt trong việc thay đổi công việc.
  • Chú trọng văn bằng, chứng chỉ: Chia ngạch, bậc gắn với trình độ đào tạo có thể làm mất đi tính linh hoạt và năng động của người lao động. Hệ lụy theo đó sẽ là họ tập trung vào việc thu thập bằng cấp thay vì nâng cao kiến thức và kỹ năng phục vụ công việc.

5. Trả lương theo doanh thu hay hoa hồng bán hàng

Cơ sở tính và đối tượng áp dụng 

Một đại diện nữa của danh sách các hình thức trả lương trong doanh nghiệp có thể kể đến là nằm trong các hình thức tiền lương trả theo doanh thu hoặc hoa hồng. 

Các lĩnh vực như du lịch, khách sạn, cho thuê/bán bất động sản; nhà hàng, ẩm thực du lịch; kinh doanh dịch vụ tổng hợp thường áp dụng hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng cho nhân viên.

các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay
Một số doanh nghiệp sẽ chọn cách trả lương theo doanh thu bán hàng

Một số hình thức trả lương/thưởng theo hoa hồng bao gồm:

  • Trả lương/thưởng dựa trên doanh số cá nhân
  • Trả lương/thưởng dựa trên doanh số nhóm
  • Các hình thức thưởng kinh doanh khác như thưởng công nợ, thưởng phát triển thị trường,…

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Khuyến khích xúc tiến bán hàng và phát triển dịch vụ.

Nhược điểm:

  • Bất đồng về tỷ lệ chiết khấu, quyền lợi giữa người lao động và doanh nghiệp kinh doanh.
  • Có thể khiến doanh nghiệp bị bắt chước, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường do cơ cấu sản xuất sản phẩm, dịch vụ đơn giản, dẫn đến sự khác biệt lớn.

6. Hình thức trả lương tích hợp

Công thức

Tiền lương = Lương cố định + Lương linh hoạt

Trong đó: 

  • Lương cố định: mức lương hàng tháng bạn nhận được xác định bằng thời gian, vị trí, kỹ năng,…
  • Lương linh hoạt: phần lương tính theo hiệu quả công việc của người lao động, còn được gọi là KPIs

Lương linh hoạt  = Lương cố định x Hệ số lương

Cơ sở tính và đối tượng áp dụng 

Tính chất cơ bản của trả lương hỗn hợp là sự kết hợp giữa 3 yếu tố chủ yếu: chức vụ, cá nhân và thành tích.

Ưu & nhược điểm

Ưu điểm:

  • Đảm bảo công bằng giữa người lao động thực hiện các công việc tương đương.
  • Khuyến khích đội ngũ nhân sự cố gắng và thi đua, tăng cường tinh thần cạnh tranh.

Nhược điểm:

  • Phức tạp và tốn thời gian của doanh nghiệp.
  • Yêu cầu đội ngũ quản lý được đào tạo chuyên sâu về tiền lương và quản lý nhân lực.

Xem thêm thông tin về quy chế lương:

Về cơ bản thì bài viết trên đã cung cấp những thông tin về các hình thức trả lương trong doanh nghiệp tiêu biểu. Hy vọng, doanh nghiệp của bạn sẽ tìm ra một phương pháp phù hợp nhất với quy mô kinh doanh và hình thức hoạt động của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Quản trị Nguồn Lực của CoDX để có thêm nhiều thông tin mới nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh