Năng lực chuyên môn là gì? 15+ Từ điển năng lực chuyên môn nghiệp vụ CHUẨN 

Năng lực chuyên môn là nền tảng và điều kiện cần có để doanh nghiệp đánh giá chính xác khả năng của một ứng viên. Vậy năng lực chuyên môn là gì? Và đâu là những giải pháp để có thể phát triển kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân sự? Cùng CoDX theo dõi những chia sẻ mới nhất trong bài viết dưới đây để có được đáp án thỏa đáng nhất nhé! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

>> Cùng chủ đề:

Banner EXP top

1. Năng lực chuyên môn là gì?

Năng lực được hiểu là một khái niệm dùng để đánh giá một người về các khía cạnh như kiến thức, kỹ năng, thái độ… Đây cũng là yếu tố giúp cá nhân làm việc hiệu quả hơn cũng như là cán cân so sánh các cá nhân với nhau.

Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc.

Năng lực chuyên môn là khả năng về kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Cá nhân có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ biết cách vận dụng các kiến thức về khái niệm, quy trình, công cụ, kỹ thuật… để hoàn thành công việc đề ra.

Thực tế, Năng lực chuyên môn là yếu tố quan trọng giúp nhân viên tạo ra được những giá trị cho doanh nghiệp và đạt được thành công như mong đợi trong sự nghiệp của mình. Đây được xem là yếu tố quan trọng mà mỗi cá nhân cần có. Nó giúp mỗi người đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp hơn. Đồng thời, tạo ra được những giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. 

Năng lực chuyên môn là gì
Năng lực chuyên môn là kiến thức và những kỹ năng quan trọng cần có của mỗi ứng viên

Có 5 mức độ để đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một cá nhân. Trong tổ chức doanh nghiệp, năng lực cá nhân sẽ biểu hiện qua các hành vi khi thực hiện công việc. 

  • Mức độ 1: Đây là mức độ chuyên môn nghiệp vụ thấp nhất, dừng lại ở mức tìm hiểu và ghi nhớ các lý thuyết về chuyên môn.
  • Mức độ 2: Ngoài ghi nhớ và nắm được các kiến thức chuyên môn, cá nhân có khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức cần thiết cho công việc. Bên cạnh đó, ở mức độ này, nhân viên chủ động học hỏi, cập nhật các kiến thức mới để nâng cao năng lực/
  • Mức độ 3: Vận dụng được những kiến thức đã thu thập vào thực hành công việc. Thực hiện công việc dựa vào năng lực nghiệp vụ một cách có định hướng.
  • Mức độ 4: Ở mức độ này, cá nhân không chỉ biết vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc mà còn đánh giá được hiệu quả công việc của người khác. Bên cạnh đó, biết đưa ra những phân tích, đánh giá các tình huống phát sinh trong công việc.
  • Mức độ 5: Đây là mức độ năng lực nghiệp vụ cao nhất, là người có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt người khác về chuyên môn nghiệp vụ. Từ những công việc thực tế sẽ đúc kết và rút ra được phương pháp xử lý tối ưu, nâng cao năng suất công việc.

2. 15+ Năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho doanh nghiệp

 2.1 Năng lực chuyên môn về truyền thông 

Định nghĩa: Xây dựng, thực hiện các chương trình truyền thông (đối tượng truyền thông, thông điệp, kênh/phương tiện truyền thông, ngân sách) và đánh giá hiệu quả truyền thông; khả năng xử lý khủng hoảng truyền thông nhằm truyền tải đúng mục đích, thông tin; quảng bá, phát triển thương hiệu

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức độ 1: 

  • Mô tả được khái niệm và nội dung, cách thức truyền thông và một số quy định chung về truyền thông, PR.
  • Điều phối được một chương trình truyền thông đơn giản cho một sự kiện/đối tượng nhất định.

Mức độ 2: 

  • Mô tả được nội dung cơ bản của một chương trình truyền thông, các công cụ truyền thông, các quy định về truyền thông cho từng công cụ.
  • Tổ chức thực hiện được một chương trình truyền thông đơn giản cho một sự kiện/đối tượng nhất định.
  • Xây dựng được một chương trình truyền thông đơn giản cho một sự kiện/đối tượng nhất định với sự hỗ trợ của người khác.
Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn truyền thông

Mức độ 3:

  • Mô tả và diễn giải chi tiết được một chương trình truyền thông bao gồm quy định của doanh nghiệp, pháp luật, thông điệp, đối tượng, công cụ, ngân sách cho một ngành hàng/sản phẩm/đơn vị.
  • Tổ chức thực hiện được một chương trình truyền thông phức tạp; theo dõi, quản lý được phóng viên, báo chí; những phản hồi, hoạt động của thị trường, đối thủ.
  • Xây dựng được một chương trình truyền thông chi tiết cho một sự kiện/đối tượng/thời gian.
  • Nhận diện và mô tả được các nguy cơ, nguyên nhân có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông.

Mức độ 4:

  • Mô tả và diễn giải chi tiết được bao gồm quy định của doanh nghiệp, pháp luật, thông điệp, đối tượng, công cụ, ngân sách của một chiến dịch truyền thông cho toàn công ty; cách thức đánh giá được hiệu quả khi triển khai và hiểu rõ quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông; cách thức dự báo được các rủi ro, nguyên nhân có thể xảy ra khủng hoảng và cách thức xử lý khủng hoảng truyền thông.
  • Tổ chức thực hiện được chiến dịch truyền thông phức tạp, dài ngày; theo dõi, quản lý được nhóm phóng viên, báo chí có tầm quan trọng.
  • Xây dựng được một chương trình, chiến dịch truyền thông xuyên suốt, nhất quán, sáng tạo, khác biệt cho toàn công ty; xây dựng được kế hoạch truyền thông dài hạn (ít nhất cho 01 vụ hoặc 01 năm).
  • Đưa ra các cách thức để giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro; Xử lý được nhưng khủng hoảng truyền thông thông thường.

Mức độ 5:

  • Mô tả và diễn giải chi tiết được bao gồm quy định của công ty, pháp luật, thông điệp, đối tượng, công cụ, ngân sách của một chiến dịch truyền thông cho toàn công ty; cách thức đánh giá được hiệu quả khi triển khai và hiểu rõ quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông; cách thức dự báo được các rủi ro, nguyên nhân có thể xảy ra khủng hoảng và cách thức xử lý khủng hoảng truyền thông.
  • Quản lý, phát triển quan hệ với giới lãnh đạo báo chí.
  • Xây dựng được chiến lược truyền thông cho toàn công ty, tích hợp trong chiến lược TTTT chung.
  • Đào tạo được tổ chức thực hiện truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông, giám sát, ngăn ngừa rủi ro tại bộ phận; hướng dẫn, kèm cặp nhân viên cấp dưới trong quá trình thực hiện.

2.2 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ về bán hàng 

Định nghĩa: Kiến thức về sản phẩm và dịch vụ, các yếu tố ảnh hưởng ra quyết định mua của khách hàng, sử dụng phong cách giao tiếp phù hợp để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức 1:

  • Mô tả được sơ lược đặc điểm/ lợi ích/ giá trị của sản phẩm.
  • Mô tả được sơ lược lợi ích, nhu cầu của khách hàng.
  • Mô tả, đánh giá được sơ lược các tiêu chí ra quyết định và yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng.

Mức 2:

  • Mô tả được cơ bản đặc điểm/ lợi ích/ giá trị của sản phẩm Mô tả chính xác và đầy đủ các đặc điểm/ lợi ích/ giá trị của sản phẩm.
  • Mô tả được cơ bản lợi ích, nhu cầu của khách hàng. 
  • Mô tả, đánh giá được cơ bản các tiêu chí ra quyết định và yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng.
  • Sử dụng phong thái giao tiếp phù hợp để gây ấn tượng tốt với khách hàng\
Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn bán hàng là năng lực quan trọng của nhân viên kinh doanh

Mức 3: 

  •  Mô tả chính xác và đầy đủ và lý giải được các vấn đề phức tạp về đặc điểm/ lợi ích/ giá trị của sản phẩm.
  • Mô tả chính xác và đầy đủ lợi ích, nhu cầu của khách hàng.
  • Mô tả đầy đủ và đánh giá chính xác các tiêu chí ra quyết định và yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng. 
  • Sử dụng phong thái giao tiếp phù hợp để gây ấn tượng tốt với khách hàng.

Mức 4:

  •  Mô tả chính xác và đầy đủ và lý giải được các vấn đề phức tạp về đặc điểm/ lợi ích/ giá trị của sản phẩm.
  • Mô tả chính xác và đầy đủ lợi ích, nhu cầu của khách hàng.  
  • Mô tả đầy đủ và đánh giá chính xác các tiêu chí ra quyết định và yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng. 
  •  Linh hoạt và khéo léo sử dụng phong thái giao tiếp phù hợp để gây ấn tượng tốt với khách hàng.

Mức 5: 

  •  Mô tả chính xác và đầy đủ và lý giải được các vấn đề phức tạp về đặc điểm/ lợi ích/ giá trị của sản phẩm.
  • Mô tả chính xác và đầy đủ lợi ích, nhu cầu của khách hàng
  • Mô tả đầy đủ và đánh giá chính xác các tiêu chí ra quyết định và yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng.
  •  Linh hoạt và khéo léo sử dụng phong thái giao tiếp phù hợp để gây ấn tượng tốt với khách hàng. 
  • Chăm sóc khách hàng để tạo sự hài lòng của khách hàng, đem lại hiệu quả cao.
  • Thiết lập các chuẩn dịch vụ và phát triển chiến lược nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

2.3 Năng lực chuyên môn về marketing

Định nghĩa: Kiến thức về các khái niệm, công cụ, nguyên tắc và quy trình Marketing và ứng dụng cho mô hình và quy trình kinh doanh sản phẩm dịch.

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức 1: 

  • Mô tả được đối tượng của marketing và các khái niệm cơ bản của Marketing Mix.

Mức 2:

  • Mô tả được các chức năng cơ bản của Marketing /marketing-mix (quản lý sản phẩm, định giá, phân phối, bán hàng, xúc tiến-truyền thông, tài trợ, quản lý thông tin.
  • Mô tả được khái quát cấu trúc và nội dung chính của các yếu tố cấu thành môi trường marketing.
  • Mô tả được nội dung cơ bản của một bản kế hoạch marketing. 
  • Mô tả khái quát quy trình marketing cho dạng sản phẩm

Mức 3: 

  • Mô tả và diễn giải được các chức năng của marketing và Mô tả chính xác và đầy đủ được ít nhất một chức năng (1P) có liên quan đến vị trí; Mô tả được các chính sách/ hoạt động marketing của Công ty dựa trên marketing.
  •  Mô tả được chi tiết các yếu tổ cấu thành của môi trường marketing và ứng dụng được vào mô tả môi trường marketing của doanh nghiệp.
  • Mô tả được cụ thể nội dung một bản kế hoạch marketing và cách thức viết một bản kế hoạch marketing.
  •  Mô tả được các nội dung của quy trình marketing và liệt kê được các công cụ sử dụng trong các giai đoạn phát triển, thương mại hóa, đẩy mạnh kinh doanh áp dụng cho sản phẩm dịch vụ.

Mức 4:

  • Mô tả được vai trò và các chức năng marketing đóng góp vào việc tạo lợi thế cạnh tranh và sự thành công của Công ty.
  •  Mô tả được các loại thông tin thị trường, nguồn thông tin và việc sử dụng các thông tin này trong quá trình hoạch định kế hoạch và chiến lược marketing của doanh nghiệp. 
  •  Mô tả toàn diện các nội dung của chiến lược marketing; 
  • Mô tả được các nội dung của quy trình marketing và liệt kê được các công cụ sử dụng trong các giai đoạn phát triển, thương mại hóa, đẩy mạnh kinh doanh áp dụng cho sản phẩm dịch vụ.
Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn về Marketing

Mức 5: 

  • Mô tả được các nguyên lý khoa học nền tảng của marketing (khoa học hành vi – tâm lý) và các xu hướng mới trong lĩnh vực marketing.
  • Ứng dụng và thiết kế được cấu trúc thông tin về môi trường marketing mà doanh nghiệp cần và quy trình, công cụ để thu thập được các thông tin này.
  • Mô tả toàn diện và có thể đào tạo các nội dung của chiến lược marketing 
  • Mô tả được cụ thể các công cụ marketing và điều kiện, cách thức ứng dụng trong quy trình marketing, mô tả những biệt lệ ứng dụng công cụ trong bối cảnh của doanh nghiệp.

2.4 Xem MIỄN PHÍ 15+ từ điển năng lực chuyên môn nghiệp vụ khác từ CoDX 

Mỗi doanh nghiệp hoạt động sẽ thuộc một lĩnh vực cụ thể, tuy nhiên nhìn chung bất kỳ một công ty nào cũng có những cấu trúc phòng ban cốt lõi như phòng kinh doanh, phòng marketing, hành chính nhân sự, tài chính kế toán… Và ứng với mỗi nghiệp vụ sẽ có từ điển năng lực chuyên môn phù hợp.

STT Năng lực Xem file chi tiết
1 Năng lực truyền thông  
2 Năng lực bán hàng  
3 Năng lực về marketing  
4 Năng lực kế toán quản trị  
5 Năng lực quản lý dự án  
6 Năng lực lập trình phần mềm  
7 Năng lực sử dụng phần mềm chuyên biệt  
8 Năng lực tổ chức sự kiện  
9 Năng lực nghiên cứu thị trường  
10 Năng lực quản trị và phát triển thương hiệu  
11 Năng lực quan hệ khách hàng và đối tác  
12 Năng lực viết và biên tập  
13 Năng lực xây dựng phát triển nguồn nhân lực Click để xem file
14 Năng lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp Click để xem file
15 Năng lực quản lý đào tạo Click để xem file
16 Năng lực phỏng vấn Click để xem file
17 Năng lực quản trị kế hoạch kinh doanh Click để xem file
18 Năng lực quản trị chiến lược Click để xem file
ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU 15+ TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU 15+ TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

Anh/Chị có muốn nhận tư vấn giải pháp QUẢN LÝ TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN cho tổ chức của mình không?

3. Ví dụ về năng lực chuyên môn ở số một ngành nghề

Mỗi ngành nghề luôn có những kỹ năng về chuyên môn riêng tùy theo đặc thù của công việc. Dưới đây là một số ví dụ về năng lực chuyên môn cụ thể: 

  • Kế toán – kiểm toán: Ngành nghề này đòi hỏi ứng viên phải có các kỹ năng về viết báo cáo tài chính, tổng hợp chi tiêu, xử lý các hóa đơn, chứng từ cũng như kỹ năng xử lý hồ sơ và sử dụng Excel thành thạo trong kiểm toán. 
  • Tài chính – ngân hàng: Nhân viên trong lĩnh vực này cần có kỹ năng phân tích chuyên sâu về hoạch định tài chính. Đồng thời, ứng viên cũng thành thạo mô phỏng thanh toán quốc tế, có các kỹ năng phân tích và định giá công ty. 
  • Khung năng lực của nhân viên kinh doanh: Đội ngũ nhân sự trong ngành này cần có kỹ năng quản lý, tư duy sáng tạo và lập hồ sơ xin việc thành thạo. 

Hy vọng những ví dụ về năng lực chuyên môn nói trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn yêu cầu của ứng viên trong từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Từ đó, lựa chọn được những người cộng sự phù hợp nhất. 

Ví dụ về năng lực chuyên môn là gì ở số một ngành nghề
Mỗi ngành nghề sẽ có yêu cầu về năng lực chuyên môn riêng

4. Giải pháp phát triển năng lực chuyên môn của nhân viên

Đối với bất kỳ nhà quản trị nào, việc đào tạo và phát triển nguồn lực là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi, nguồn nhân sự có tốt và chất lượng thì doanh nghiệp mới có thể phát triển một cách toàn diện và nhanh chóng nhất. Vậy, giải pháp phát triển năng lực chuyên môn là gì? Cùng theo dõi những chia sẻ đầy đủ của CoDX dưới đây để tìm câu trả lời nhé! 

Giải pháp phát triển năng lực chuyên môn là gì
Mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp phát triển năng lực chuyên môn của ứng viên

4.1 Có bộ phận chuyên công tác đào tạo

Đây chính là bộ phận tập trung nghiên cứu phát triển cho nhân viên. Chủ đề đào tạo sẽ bao gồm kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng văn phòng hay một số nghệ thuật dịch vụ khách hàng khác. Trong quá trình đào tạo đó, nhà quản trị cần phải có sự quan sát chi tiết để đánh giá chính xác sự tiến bộ của từng người. 

4.2 Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn

Bộ phận đảm nhiệm vị trí công tác đào tạo thực hiện chọn những ứng viên giỏi về chuyên môn và mời họ tham gia vào các chương trình đào tạo của công ty theo kế hoạch đã được vạch ra hằng năm. Tùy theo nội dung cần truyền đạt và các khóa học này có thể kéo dài vào những nội dung khác nhau.

Những đề tài khóa học đào tạo chuyên môn được ưu tiên là cách quản lý thời gian, phong cách sống, nghệ thuật lãnh đạo nhóm, các kỹ năng nói và viết….

4.3 Khuyến khích nhân viên vận dụng kiến thức mới

Ngoài khái niệm năng lực chuyên môn là gì? Các giải pháp để giúp nhân viên phát triển năng lực đó cũng là nội dung vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần tìm hiểu. Một trong những giải pháp hiệu quả đó là khuyến khích nhân viên vận dụng kiến thức mới bằng cách tạo cho họ những điều kiện thuận lợi nhất. 

Thực tế có thể thấy, khi nhân viên vận dụng những kiến thức và cách tư duy mới sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra những bước đột phá về doanh thu. 

4.4 Tổ chức đào tạo nội bộ tổng thể

Hiểu một cách nôm na, đây là hình thức đào tạo tập trung cho tổng thể nhân viên trong doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn. Trong quá trình đào tạo này luôn có sự tham gia đầy đủ của những đối tác bên ngoài. Từ đó, giúp xây dựng và phát triển các mối quan hệ làm việc cũng như sự hợp tác của các nhóm trong doanh nghiệp đó. 

4.5 Đầu tư vào chương trình giáo dục bậc cao

Hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng hỗ trợ học phí cho nhân viên khi học theo đuổi các lớp học nâng cao chuyên môn bên ngoài. Trong trường hợp nhà quản trị xác định được mục đích và nội dung khóa học phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, hãy chủ động ký hợp đồng để hỗ trợ quá trình học tập đó của nhân viên. 

Bởi, sau khi khóa học hoàn thành, nhà quản trị có thể giao nhiệm vụ ở một level cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn. Đây cũng chính là cách đào tạo tiết kiệm và giữ chân được người tài có trình độ để họ làm việc và cống hiến lâu dài nhất. 

4.6 Trao cơ hội để nhân viên trải nghiệm vị trí mới

Việc trao cơ hội để nhân viên trải nghiệm vị trí công việc mới giúp cho họ có được cái nhìn tổng thể và mở rộng hơn về các mối quan hệ đồng nghiệp. Đây cũng chính là cách mà một số doanh nghiệp áp dụng để tìm ra ứng viên xuất sắc cho vị trí quản lý trong tương lai. 

Để doanh nghiệp có được những tăng trưởng đột phá về doanh số hay có sự phát triển lâu dài, rất cần đến đội ngũ nhân sự với năng lực giỏi. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm năng lực chuyên môn là gì cũng như những thông tin về từ điển năng lực từ cơ bản đến bản nhất tại các doanh nghiệp. Từ đó, có kế hoạch sàng lọc và chọn lựa ứng viên phù hợp nhất. CoDX tự hào là người bạn đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số ngành nhân sự., liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ các giải pháp nhanh nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh