9 Năng lực lãnh đạo quản lý cốt lõi giúp quản trị THÀNH CÔNG

Năng lực lãnh đạo quản lý là một trong những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thành tựu của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là thước đo chứng minh cho trình độ và tài năng của các nhà quản trị. Một nhà quản trị tài ba sẽ có thể điều hành và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả. Cùng CoDX tìm hiểu 9 loại năng lực này ngay bên dưới.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?

Năng lực lãnh đạo quản lý là khả năng hướng dẫn, định hướng, tạo động lực, điều hành một cách hiệu quả và tối ưu. Một nhà quản trị cần có năng lực này để đạt được mục tiêu đề ra, đưa doanh nghiệp phát triển lên tầm cao mới.

năng lực lãnh đạo quản lý
Năng lực lãnh đạo quản lý là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp

Khả năng lãnh đạo và quản lý được quyết định bởi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế đã tích lũy, kỹ năng truyền cảm hứng, tạo môi trường làm việc tích cực cho nhân viên.

2. Vai trò của năng lực lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo có vai trò quan trọng bởi nó được xem như cuốn sách hướng dẫn, định hướng cho những chiến lược và thành hình đường đi của doanh nghiệp. Cùng điểm qua một số vai trò cụ thể như sau:

  • Định hướng và xác định chiến lược: năng lực lãnh đạo quản lý giúp xác định mục tiêu, chiến lược, định hướng cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng đội ngũ nhân lực giỏi: một nhà lãnh đạo tài tình sẽ biết cách tạo ra những cơ hội để nhân viên có thể phát triển và phá vỡ giới hạn bản thân. Ngoài ra, họ cũng có thể dẫn dắt một tập thể cùng nhau làm việc hiệu quả từ đó đạt nhiều thành tựu to lớn.
  • Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn: năng lực lãnh đạo giúp các nhà quản trị nhìn nhận các xung đột ở nhiều khía cạnh và giải quyết một cách công bằng, minh bạch

3. Nhà lãnh đạo cần có năng lực lãnh đạo quản lý nào?

Có 9 loại năng lực lãnh đạo quản lý mà các nhà quản trị cần trang bị gồm:

  • Năng lực lãnh đạo
  • Năng lực quản trị con người
  • Hoạch định nguồn nhân lực
  • Năng lực quản trị xung đột
  • Năng lực ra quyết định
  • Năng lực quản lý
  • Năng lực quản trị kế hoạch và mục tiêu
  • Năng lực quản trị thay đổi
  • Năng lực quản trị rủi ro

3.1 Năng lực lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo là khả năng hướng dẫn, định hướng, tạo động lực cho các thành viên trong một nhóm hay tổ chức. Một người lãnh đạo giỏi sẽ quản lý nhân viên một cách hiệu quả, tạo môi trường làm việc tích cực và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

Nhà lãnh đạo cần có năng lực lãnh đạo quản lý nào?
Năng lực lãnh đạo giúp định hướng doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đề ra

Đây là năng lực đầu tiên cũng là cần thiết nhất đối với nhà quản trị nhằm đưa doanh nghiệp của mình hoạt động theo đúng mục tiêu và giá trị cốt lõi đã đề ra.

3.2 Năng lực quản trị con người

Cách quản lý nhân viên hay quản trị con người là một năng lực lãnh đạo quản lý không kém phần quan trọng, bởi nhiệm vụ của một người Sếp không chỉ đơn giản là giao nhiệm vụ mà còn là tương tác và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. 

Để trau dồi năng lực này, bạn cần có những kỹ năng như:

  • Tuyển chọn nhân sự giỏi
  • Kế hoạch phát triển nhân viên
  • Đánh giá và cải thiện hiệu suất làm việc
  • Động viên và xử lý các mâu thuẫn nội bộ

3.3 Hoạch định nguồn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực được hiểu là quá trình dự đoán và lập kế hoạch cho các nhu cầu sử dụng nhân sự của doanh nghiệp. Trong bất cứ loại hình hay lĩnh vực hoạt động nào, “nhân lực” luôn là tài sản quý giá và một nhà quản trị giỏi phải có khả năng bố trí cũng như sắp xếp nhân sự một cách hợp lý.

Chính vì thế, đây được xem là một năng lực quan trọng bởi nó sẽ giúp tuyển chọn, giữ chân nhân tài thành công. Đồng thời, chúng còn đảm bảo xây dựng một môi trường làm việc công sở tích cực và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3.4 Năng lực quản trị xung đột

Trong bất kỳ một môi trường nào, mâu thuẫn và xung đột là điều luôn xảy ra. Bởi vậy, khả năng giải quyết các vấn đề này là không thể thiếu nếu nhà quản trị muốn trau dồi năng lực lãnh đạo quản lý của mình. 

năng lực lãnh đạo quản lý
Giải quyết các xung đột giúp tạo sự gắn kết trong một tổ chức

Thông thường, những kỹ năng cần có cho năng lực quản trị xung đột là:

  • Xác định và phân tích nguyên nhân xung đột
  • Lắng nghe ý kiến của mỗi bên bên
  • Giải quyết xung đột một cách công bằng
  • Động viên và tạo môi trường làm việc thoải mái, gắn kết nhân viên

3.5 Năng lực ra quyết định

Việc ra quyết định được cần được thực hiện một cách kịp thời chính xác. Để có được khả năng này, bạn cần phải tự trau dồi kiến thức và một số kỹ năng liên quan như:

  • Tìm kiếm và phân tích các thông tin liên quan
  • Đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau
  • Tham khảo những đóng góp và ý kiến khác nhau để đưa ra quyết định 
  • Đề xuất những phương án giải quyết nếu quyết định xảy ra vấn đề

3.6 Năng lực quản lý

Năng lực quản lý được hiểu là khả năng tổ chức, điều phối và kiểm soát các kế hoạch, hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đạt đúng mục tiêu đề ra. Cách quản lý có thể chia ra thành những đầu mục như: quản lý theo mục tiêu, quản lý theo đầu việc, quản lý theo thời gian làm việc,…

Không những thế, năng lực này còn phải được áp dụng trên chính bản thân của các nhà quản trị. Bởi họ không thể quản lý nhân viên nếu như không thể quản lý những quy tắc riêng của mình. Khả năng này được thể hiện qua việc làm chủ cảm xúc, quản lý thời gian,…

3.7 Năng lực quản trị kế hoạch và mục tiêu

Lập ra các chiến lược bao gồm kế hoạch và mục tiêu là nhiệm vụ chính của các nhà quản trị. Đây cũng là năng lực quan trọng nhất trong các loại năng lực lãnh đạo quản lý. Bởi, một doanh nghiệp muốn phát triển, hoạt động hiệu quả thì cần có những chiến lược tối ưu nhất.

Những kế hoạch với các mục tiêu chi tiết sẽ giúp nhân viên cấp dưới có thể dễ dàng hiểu và thực hiện. Từ đó, giúp phát huy tối đa hiệu quả công việc đồng thời có thể ra những quyết định đúng đắn.

3.8 Năng lực quản trị thay đổi

Có thể nói, thị trường luôn luôn có sự chuyển động và biến đổi hằng ngày. Chính vì thế, năng lực thích nghi, quản trị các thay đổi là điều rất cần thiết để đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Bên cạnh thị trường, những yếu tố có thể thay đổi khác như: quy trình, văn hóa, cấu trúc hoạt động,… và người quản trị cần phải có những hành động bên dưới để phát huy tối đa năng lực này.

  • Xác định lý do thay đổi
  • Phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi với doanh nghiệp
  • Lập kế hoạch để thích nghi với sự thay đổi
  • Dự đoán và đưa ra cách giải quyết với những khó khăn của sự thay đổi

3.9 Năng lực quản trị rủi ro

Luôn đi kèm với lợi nhuận chính là rủi ro. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro xảy ra. Dù xét về rủi ro hệ thống và phi hệ thống, chúng đều ảnh hưởng đến những lợi ích mà doanh nghiệp hướng đến. 

năng lực lãnh đạo quản lý
Rủi ro luôn là yếu tố hiện hữu trong bất kỳ doanh nghiệp nào

Vì vậy, một nhà lãnh đạo cần có năng lực quản trị rủi ro tốt, được thể hiện qua các kỹ năng sau:

  • Nhận diện và xác định rủi ro
  • Đánh giá mức độ rủi ro
  • Đo lường mức độ rủi ro tác động tới doanh nghiệp
  • Lập kế hoạch quản lý rủi ro
  • Theo dõi và giám sát quá trình quản trị rủi ro 

4. Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý trong kỷ nguyên công nghệ số

Trong bối cảnh nền công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, các nhà quản trị nên có những cách nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý phù hợp. 

Bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn và tích lũy những kinh nghiệm thực tế. Các nhà quản trị cũng cần trau dồi kỹ năng giao tiếp cùng kỹ năng quản lý con người. Điều này sẽ giúp tăng sự gắn kết của nhân viên trong tập thể và tạo niềm tin cũng như sự trung thành của họ. 

Ngoài ra, việc áp dụng các phần mềm quản trị vận hành doanh nghiệp cũng rất cấp thiết. Những ứng dụng này sẽ giúp tối ưu quản lý doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất. Các thông tin, dữ liệu liên quan tới nhân sự, các hạng mục hay các công tác quản lý đều được lưu trữ một cách thông minh và tự động hóa.

CoDX vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về năng lực lãnh đạo quản lý. Hy vọng, bài viết trên có thể giúp các nhà quản trị có những kế hoạch để nâng cao và phát triển chính mình để có thể điều hành doanh nghiệp một cách tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh