Chiếm số lượng lớn tại kinh tế thị trường tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang tạo ra thị trường lao động đa màu sắc. Tuy nhiên, cách thức quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bài toán lớn cho các nhà quản lý. Vậy các doanh nghiệp này cần làm gì trong giai đoạn chuyển đổi số 2023 để tạo ra bứt phá? Cùng CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Các hoạt động trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi người đứng đầu phải có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các vấn đề trong kinh doanh. Bên cạnh đó cần phải có tố chất lãnh đạo, quản lý tài chính, nhân viên,…nhằm đưa doanh nghiệp đi đúng hướng và mục tiêu đã đề ra.

Các hoạt động trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là những quy định, quy chế trong công tác quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp,…Từ việc quản trị tốt các hoạt động đó sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng vững và ngày càng bứt phá hơn trên thị trường.
Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sở hữu trong tay những người quản trị giỏi và các chiến lược kinh doanh phù hợp.
2. Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo bứt phá lớn
2.1 Quản trị mục tiêu
Mục tiêu là cốt lõi và là tổng quan chiến lược mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quản trị một cách tốt nhất. Đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị, nguồn kinh tế,…của doanh nghiệp để xác định được cơ hội và thách thức cần phải đối mặt. Từ đó, vạch ra chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.
Bên cạnh đó, muốn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể thiếu kỹ năng dẫn dắt các hoạt động trong quản lý công việc của nhân viên. Luôn kiểm tra và đánh giá công việc của nhân viên thường xuyên để xem họ có thực sự đang hiểu về công việc được giao. Sau đó mới tiến tới giao việc và đề ra chỉ tiêu cụ thể cho nhân viên. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải tình huống như: Quản lý giao việc cho những nhân viên chưa thực sự hiểu rõ về công việc đó, không kiểm tra tiến độ làm việc của nhân viên, không đưa ra nhận xét, đánh giá về mức độ hoàn thành công việc,…
Việc quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng đối với người lãnh đạo. Vì thế, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các phần mềm để quản trị doanh nghiệp của mình. Đây được xem là giải pháp mang lại hiệu quả đáng kể, đem lại sự ổn định, hiệu quả và thuận tiện hơn cho người quản lý.
2.2 Quản trị nhân lực
Nhân sự là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp sở hữu các nhân sự giỏi sẽ thu về được nhiều dự án và góp phần thúc đẩy công ty ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên để phát huy động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên thì đòi hỏi người quản lý phải tạo được văn hoá gắn kết trong môi trường làm việc. Giải quyết tốt các mâu thuẫn, xung đột không đáng có và đặc biệt phải luôn luôn khuyến khích các cá nhân, tập thể tạo ra những ý tưởng mới cho sự phát triển của công ty.

Muốn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng văn hoá gắn kết trong doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên những đặc điểm, mong muốn của nhân viên. Có thế mới giúp gắn kết được các thành viên và tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tạo động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
- Quản trị tốt mâu thuẫn, xung đột: Trong một mô hình doanh nghiệp, xung đột xảy ra khi có những đối lập về lợi ích, mong muốn của các cá nhân về tinh thần cũng như vật chất trong quá trình làm việc. Mâu thuẫn xảy ra khi có sự khác biệt về quan điểm, cách thức làm việc giữa các cá nhân. Đây được xem là 2 yếu tố cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì thế để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi người quản lý phải tạo ra một môi trường làm việc công bằng. Đồng thời tìm được tiếng nói chung cho nhân viên khi xảy ra mâu thuẫn.
- Khuyến khích tạo ý tưởng mới: Để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả, các nhà quản lý cần lưu tâm đến những quy tắc và phương pháp làm việc của công ty. Tránh làm việc theo kiểu truyền thống, rập khuôn sẽ dễ gây ra chán nản, gò bó nhân viên. Mà thay vào đó luôn khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên, từ đó giúp họ tăng khả năng phát triển tư duy, tạo tiền đề bồi dưỡng nhân sự quản lý trong tương lai.
2.3 Quản trị tài chính
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản trị tài chính luôn là vấn đề cần giải quyết hàng đầu. Với số vốn không quá lớn nên đòi hỏi người lãnh đạo cần có kiến thức và kế hoạch quản lý chi tiết cho doanh nghiệp của mình. Nhiều nhà quản lý đã mắc phải sai lầm từ việc quản lý vốn và phân bổ chi phí không hiệu quả. Dẫn đến nhập nhằng các khoản chi, gây ra nhiều tổn thất trong quy trình sản xuất và các hoạt động khác.
Trong mọi hoạt động và vận hành đòi hỏi các chi phí phải tối ưu một cách hiệu quả nhất, đầu tư đúng chỗ mới giúp họ đem lại hiệu quả kinh doanh. Vậy để cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay thì các nhà quản lý cần làm gì để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ?
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm gì trong giai đoạn chuyển đổi số 2023
3.1 Tìm hiểu về chuyển đổi số trong doanh nghiệp SMES
Theo thống kê, có khoảng 42% các doanh nghiệp SME hiện coi chuyển đổi số là một thành phần cốt lõi trong chiến lược của tổ chức và phát triển dài hạn. Bởi chuyển đổi số là một hoạt động tái cấu trúc giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong thời đại số. Vì vậy, không có gì lạ khi các doanh nghiệp đều rất quan tâm và chú trọng vào hoạt động này.

Chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn là gia tăng hiệu quả vận hành, tăng năng suất, nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
3.2 Xây dựng giải pháp quản trị hiệu quả tiết kiệm chi phí
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc lựa chọn một ứng dụng phù hợp là vô cùng cần cần thiết để vừa đảm bảo nâng cao hiệu suất công việc, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư.
Đây sẽ là phương pháp giúp tối ưu quy trình làm việc, kết nối giữa các nhân sự và kiểm soát chất lượng công việc. Bên cạnh đó, một số phần mềm trên thị trường hiện nay còn tích hợp nhiều tính năng quản lý trên cùng một nền tảng, không chỉ là quản lý bán hàng mà còn là cả quy trình vận hành doanh nghiệp.
4. CoDX Team – Giải pháp tối ưu chi phí quản trị cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tìm được giải pháp để tối ưu hoá quy trình quản trị của mình. Việc tìm kiếm một phần mềm quản trị doanh nghiệp tối ưu chi phí chưa bao giờ là dễ dàng như hiện nay. Có quá nhiều hệ thống phân mảnh không đáp ứng nghiệp vụ chuyên sâu khi vận hành thực tế. Nhận thấy được tình hình đó, CoDX tự tin đem đến các giá trị khác biệt, giúp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn diện và hiệu quả nhất.
Chúng tôi cam kết hợp tác và thực hiện chuyển đổi số thành công cho mọi Tổ chức, Doanh nghiệp bằng CoDX – Hệ thống Quản lý Doanh nghiệp toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu theo lộ trình triển khai của bạn.

Hy vọng các thông tin về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bài viết giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về công tác quản trị cũng như hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ số trong thời đại hiện nay. Bạn đã sẵn sàng chuyển đổi số hóa để giảm 50% chi phí quản lý và tăng 70% hiệu quả công việc? Liên hệ với CoDX để cập nhật thêm thông tin chi tiết.
Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp SMES là gì? Vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN
Bài viết liên quan: