Các hình thức phỏng vấn ứng viên phổ biến [Ưu & nhược điểm]

Tùy vào vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp cần sử dụng các hình thức phỏng vấn ứng viên phù hợp. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp linh hoạt giữa các hình thức để mang lại kết quả tốt nhất.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Vậy đâu là hình thức phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả nhất hiện nay? Ưu và nhược điểm của hình thức đó ra sao? Theo dõi bài viết của CoDX để giải đáp thắc mắc ngay nhé!

1. Các hình thức phỏng vấn ứng viên phổ biến nhất

Sau đây là 7 hình thức phỏng vấn ứng viên phổ biến mang lại hiệu quả tuyển dụng tốt nhất:

1.1 Phỏng vấn qua điện thoại

Trao đổi qua điện thoại là một trong các hình thức phỏng vấn , sàng lọc ứng viên được nhà tuyển dụng yêu thích vì tính hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tổ chức phỏng vấn trực tiếp.

các hình thức phỏng vấn
Phỏng vấn qua điện thoại giúp tiết kiệm thời gian tuyển dụng

Mỗi cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường chỉ kéo dài tối đa 15 phút cho mỗi ứng viên. Do đó, nhà tuyển dụng cần tận dụng tối đa thời gian và tập trung khai thác những vấn đề quan trọng.

Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng so với tổ chức phỏng vấn trực tiếp.

Nhược điểm: Khó khăn trong việc quan sát, đánh giá thái độ ứng viên vì chỉ nghe được giọng nói.

1.2 Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn nhóm là hình thức có sự tham gia của nhiều ứng viên trong 1 không gian để cùng giải quyết một vấn đề trong khoảng thời gian nhất định. Lúc này, hội đồng tuyển dụng sẽ đứng vòng ngoài quan sát và đánh giá ứng viên một cách công tâm nhất.

các hình thức phỏng vấn
Phỏng vấn nhóm dễ dàng so sánh và đánh giá kỹ năng của các ứng viên

Đối với hình thức này, nhà tuyển dụng sẽ khai thác được kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, thuyết phục và trình bày của ứng viên. Hình thức này thường được sử dụng khi tuyển dụng vị trí cần sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều hoặc cấp lãnh đạo. 

Ưu điểm: So sánh, đánh giá, kiểm nghiệm được khả năng thực tế của ứng viên, thay vì chỉ nhìn qua CV hoặc nghe trình bày từ một phía.

Nhược điểm: Tốn thời gian, công sức của nhiều thành viên để có cái nhìn tổng quan nhất.

1.3 Phỏng vấn theo hình thức trò chuyện

Một trong các hình thức phỏng vấn được nhiều ứng viên yêu thích đó là trò chuyện. Hình thức này thường được thực hiện theo phong cách tự do, không có kịch bản hay câu hỏi cố định mà dựa trên mạch cuộc trò chuyện để khai thác thông tin ứng viên.

các hình thức phỏng vấn ứng viên
Trò chuyện giúp tạo môi trường trao đổi phỏng vấn thoải mái, thân thiện, không gò bó

Để buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả, nhà tuyển dụng cần khéo léo dẫn dắt cuộc trò chuyện, đặt ra những câu hỏi mở, tuy nhiên vẫn đảm bảo liên quan đến công việc.

Ưu điểm: 

  • Tạo môi trường trao đổi thoải mái, thân thiện, không gò bó. Giúp ứng viên tự tin thể hiện của bản thân.
  • Dễ đào sâu và tìm hiểu tính cách của ứng viên.

Nhược điểm: Thường không công bằng cho các ứng viên vì các bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên đặt ra là khác nhau, dẫn đến mức độ đánh giá cũng khác nhau.

1.4 Phỏng vấn hành vi

Đối với hình thức phỏng vấn hành vi, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên để đánh giá khả năng xử lý tình huống và mức độ phù hợp với công việc.

các cách phỏng vấn
Nhà tuyển dụng căn cứ vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên để đánh giá mức độ phù hợp với công việc

Khác với các hình thức phỏng vấn khác, nhà tuyển dụng sẽ áp dụng kỹ thuật STAR để đặt câu hỏi tổng quan cho ứng viên trong phỏng vấn hành vi. Cụ thể:

  • S (Situation): Bạn đã từng giải quyết những tình huống nào?
  • T (Task): Những công việc bạn đã từng đảm nhận là gì?
  • A (Activity): Bạn đã tham gia những hoạt động nào trong lĩnh vực này chưa?
  • R (Result): Bạn đã thành công hay thất bại, mức độ đó ra sao?
  • L (Learn): Bạn rút ra bài học gì từ những tình huống đã trải qua.

Ưu điểm: Khai thác được kỹ năng mềm của ứng viên, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, phân tích, tư duy, phản biện,…

Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Vì kết quả đánh giá trong hình thức này dựa trên kỹ năng giao tiếp là chính, nếu ứng viên giỏi giao tiếp và khéo léo thì có thể dễ dàng gây ấn tượng tốt nhưng kỹ năng chuyên môn thì lại không được xác minh.

1.5 Phỏng vấn tình huống

Đối với hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các tình huống liên quan trực tiếp đến vị trí cần tuyển dụng và yêu cầu ứng viên đưa ra phương án giải quyết.

Đối với hình thức phỏng vấn dựa trên tình huống, nhà tuyển dụng cần đặt ra giới hạn thời gian trình bày để đánh giá được sự nhanh nhạy, linh hoạt của ứng viên trong việc xử lý vấn đề.

Ưu điểm: Cách tốt nhất để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên.

Nhược điểm: Cần kết hợp linh hoạt với các hình thức phỏng vấn khác để mang lại kết quả đánh giá khách quan nhất.

1.6 Phỏng vấn áp lực

Phỏng vấn gây áp lực thường được dùng để tuyển dụng những vị trí nhân sự cấp cao như quản lý, trưởng phòng, giám đốc bộ phận. Những vị trí này sẽ đòi hỏi cao về chuyên môn và khả năng chịu được áp lực tốt.

Trong xuyên suốt buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt ra những câu hỏi bám sát vào khả năng chuyên môn của ứng viên, đào sâu vấn đề và yêu cầu cung cấp số liệu hoặc minh chứng cụ thể,…

Ưu điểm: 

  • Khai thác được khía cạnh ở ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc của công ty.
  • Khai thác triệt để năng lực của ứng viên và chọn được ứng viên sáng giá nhất.

Nhược điểm: Nếu nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi không khéo léo sẽ khiến ứng viên mất thiện cảm với doanh nghiệp.

hình thức phỏng vấn ứng viên
Phỏng vấn áp lực thường được dùng để tuyển dụng nhân sự cấp cao

1.7 Phỏng vấn câu hỏi mẹo

Câu hỏi mẹo là một hình thức phỏng vấn “mở”, điều này có nghĩa là sẽ không có đáp án cụ thể và không có câu trả lời đúng hoặc sai.

Hình thức phỏng vấn này thường được sử dụng với mục đích đánh giá sự thông minh, nhạy bén và linh hoạt của nhân viên. Đồng thời, qua câu trả lời của ứng viên, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin ứng viên.

Ưu điểm: Tạo buổi phỏng vấn thú vị và phù hợp để kiểm tra, đánh giá khả năng sáng tạo, thông minh của ứng viên.

Nhược điểm: Cần kết hợp với các hình thức phỏng vấn khác để khai thác thêm về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của ứng viên.

hình thức phỏng vấn
Phỏng vấn câu hỏi mẹo khai thác khả năng sáng tạo của nhân viên

>>> Có thể bạn quan tâm: Bộ câu hỏi phỏng vấn tester từ cơ bản đển nâng cao

2. Lưu ý để cuộc phỏng vấn thành công mỹ mãn

Để các hình thức phỏng vấn hoạt động hiệu quả, nhà tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu

Không riêng gì ứng viên mà nhà tuyển dụng cũng phải cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Bao gồm CV, bảng đánh giá, bài kiểm tra năng lực và sổ ghi chép để ghi lại những thông tin quan trọng.

Trang phục lịch sự, thái độ chuyên nghiệp

Trang phục cũng là một trong những yếu tố đầu tiên gây chú ý với ứng viên và thể hiện được văn hóa của doanh nghiệp. Do đó với vai trò là nhà tuyển dụng, bạn cần lựa chọn trang phục lịch sự và phù hợp.

Luôn đúng giờ

Kể cả ứng viên và người phỏng vấn luôn phải đến đúng giờ. Sự đúng giờ không chỉ thể hiện thái độ tôn trọng với ứng viên, sự uy tín của doanh nghiệp mà còn giúp cả 2 bên có thời gian chuẩn bị tốt.

Tập trung cao độ

Người phỏng vấn cần có thái độ nghiêm túc và tập trung vào toàn bộ cuộc phỏng vấn, tránh xao nhãng vì sẽ bỏ lỡ những thông tin quan trọng về ứng viên.

Các hình thức phỏng vấn đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng vị trí tuyển dụng khác nhau. Để tạo một buổi phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng cần tìm hiểu kỹ từng phương pháp để sử dụng linh hoạt và ghi điểm trong mắt ứng viên.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: