Chuyển đổi số ngành công thương: Hướng đi nào cho năm 2024?

Chuyển đổi số ngành công thương hiện nay đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành công thương được đẩy mạnh việc triển khai một cách tổng thể, toàn diện. Hãy cùng CoDX tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Tổng quan về chuyển đổi số ngành công thương

Trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn cầu, chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu để ngành công thương phát triển. 

1.1 Chuyển đổi số ngành công thương là gì?

Chuyển đổi số ngành công thương có thể hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số vào các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, nhằm mang đến hiệu suất làm việc cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu. Chuyển đổi số đóng vai trò giúp thay đổi phương thức điều hành, tư duy kinh doanh và văn hóa tổ chức,… trong ngành công thương. 

Chuyển đổi số ngành công thương
Công thương là một trong những ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số

1.2 Những thành công đạt được trong chuyển đổi số ngành công thương

Tích cực triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, ngành Công Thương đang nỗ lực số hoá các hoạt động của ngành, thực hiện một chính phủ điện tử tổng thể và toàn diện. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016 – 2021, công tác ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ đã có sự chuyển biến rất tích cực trong tất cả các lĩnh vực so với giai đoạn 2010 – 2015 và đạt được những thành quả nhất định. Cụ thể:

  • Lĩnh vực thương mại điện tử

Thương mại điện tử chính là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Lĩnh vực này có mức tăng trưởng cao và đồng đều, khoảng 25 – 30%/năm trong vòng 10 năm vừa qua. Thương mại điện tử của nước ta đã đạt được vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. 

Đặc biệt là trong 2 năm đại dịch, thương mại điện tử vẫn giữ được mức tăng trưởng đến 2 con số. Điều này đã góp phần tháo gỡ được những khó khăn trong xúc tiến tiêu thụ và lưu thông hàng hóa.

  • Lĩnh vực điện lực

Trong những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn triển khai hoạt động các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp mạnh mẽ ở tất cả các đơn vị thành viên. Nhờ đó, năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được vinh danh ở hạng mục Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc. 

  • Khoáng sản

Ở lĩnh vực này, các doanh nghiệp đang tập trung phát triển tầng công nghệ thông tin hiện đại và triển khai rộng rãi hệ thống tự động hóa. Ngành dầu khí nước ta đang thực hiện việc chuyển đổi số ở tập đoàn và lộ trình sẽ triển khai cho các đơn vị thành viên.

  • Công nghệ thực phẩm

Tổng công ty Cổ phần (CP) Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn là một ví dụ điển hình về triển khai chuyển đổi số. Tổng công ty có hệ thống 24 nhà máy sản xuất với công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, tự động và đồng bộ hóa cao. Cả 24 nhà máy này đều đạt chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 và HACCP/ISO 22000.

Những thành công đạt được trong chuyển đổi số ngành công thương
Chính Phủ và chính quyền đã và đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử

2. Chương trình chuyển đổi số ngành công thương giai đoạn 2022 – 2025

Ngày 29/4/2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 823/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022 – 2025. Chương trình chuyển đổi số ngành công thương giai đoạn 2022 – 2025 cụ thể như sau:

2.1 Xây dựng bộ công thương điện tử

Trong giai đoạn 2022 – 2025, Bộ Công Thương sẽ triển khai hàng loạt nhiệm vụ cụ thể như hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu; phát triển các hệ thống nền tảng; phát triển các ứng dụng, dịch vụ; phát triển nguồn nhân lực công nghệ số và bảo đảm an toàn thông tin. 

Thông qua hàng loạt nhiệm vụ trên, Bộ cơ bản sẽ xây dựng được “Bộ Công Thương điện tử”. Từ đó có thể phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đồng thời, công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc trong nội bộ Bộ Công Thương nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung cũng sẽ được đảm bảo hơn.

Chương trình chuyển đổi số ngành công thương giai đoạn 2022 - 2025
Ngành Công Thương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong rất nhiều lĩnh vực

2.2 Ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0

Bộ Công Thương xác định rằng một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2022 – 2025 đó là triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó tạo được một nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Đồng thời có thể khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu, cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Ngành dầu khí được tích hợp chặt chẽ hai chiều với cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Từ đó hình thành chuỗi liên kết dọc trong ngành; hình thành các công trình, nhà máy và cơ sở sản xuất thông minh; hỗ trợ tối đa các hoạt động quản trị, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành than gia tăng trữ lượng than xác minh và nâng cao được hiệu quả khai thác. Bên cạnh đó còn xây dựng và vận hành được một số mỏ đạt mức tự động hóa cao, vận hành không người trực. Từ đó giảm nhân công lao động trực tiếp cũng như giảm đi chi phí giá thành sản phẩm. Hơn nữa, dựa trên nền tảng số hóa, ngành còn áp dụng hệ thống tự động hóa gắn với sản xuất thông minh, giúp quá trình sản xuất trở nên minh bạch và tối ưu hóa.

Ngành điện và năng lượng tái tạo đang hướng đến sự tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện hiệu quả. Ngành còn triển khai mô hình điều khiển nhà máy điện thông minh và trung tâm quản lý vận hành cho các cụm nhà máy cùng đơn vị phát điện. Đồng thời, việc xây dựng hệ thống giám sát trực tuyến phù hợp với các thiết bị cũng được triển khai. Qua đó đưa ra khuyến cáo về chế độ vận hành tối ưu theo điều kiện kinh tế và kỹ thuật.

Chuyển đổi số ngành công thương
Ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0 góp phần giúp ngành công thương chuyển đổi số thành công

2.3 Xây dựng số hóa cơ sở dữ liệu

Để chuyển đổi số thành công, Bộ Công Thương sẽ triển khai đồng thời nhiều giải pháp. Bộ đang nỗ lực xây dựng số hóa cơ sở dữ liệu, cụ thể như:

  • Đồng bộ nền tảng hệ thống dữ liệu chia sẻ, dùng chung 

Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung của Bộ Công Thương (LGSP) đã được kết nối thành công với Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung Quốc gia (NGSP). Điều này đã góp phần đẩy mạnh việc chuyển đổi số ngành công thương, phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương nói riêng và cả nước nói chung. 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã kết nối và chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin của Bộ với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Qua đó góp phần đảm bảo an ninh thông tin tại Bộ Công Thương. Ngoài ra, Bộ Công Thương hiện đang làm việc với Bộ Công an nhằm mục đích tích hợp và chia sẻ dữ liệu của Bộ Công Thương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về vấn đề dân cư.

  • Hệ thống văn bản điện tử

Tại 30/30 đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đều đã được triển khai đồng bộ, toàn diện việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, các chức năng của hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương (Hệ thống iMOIT) cũng liên tục được nâng cấp và hoàn thiện. Điều này nhằm đáp ứng các yêu cầu kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia.

  • Ứng dụng dịch vụ nội bộ

Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet). Đồng thời, Bộ còn tiếp nhận và sử dụng chính thức Hệ thống e-Cabinet (đây là Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ). Điều này thể hiện lên quyết tâm của Bộ Công Thương trong tiến trình cải cách hành chính. Đây chính là một bước đi lớn trong hiện thực hóa Chính phủ phi giấy tờ trong lộ trình xây dựng một Chính phủ điện tử.

  • Hệ thống báo cáo bộ ngành, địa phương

Bộ Công Thương hiện đã tiến hành xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ. Đồng thời. Bộ cũng phối hợp với Văn phòng Chính phủ để thực hiện việc kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ. Từ đó triển khai Quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 09/2019/NĐ-CP.

  • Xây dựng cổng điện tử Bộ công thương

Để thực hiện chuyển đổi số, việc xây dựng cổng điện tử Bộ công thương là rất cần thiết. Hiện nay, Cổng Dịch vụ công của Bộ đang cung cấp 263 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4 (trong đó có 8 DVCTT mức độ 3 và 228 DVCTT mức độ 4) tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn với hơn 40.000 doanh nghiệp đã tham gia khai báo.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chuyển đổi số ngành công thương mà CoDX muốn chia sẻ tới các bạn. Có thể thấy, chuyển đổi số chính là xu thế tất yếu mà mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>> Đọc thêm tin liên quan