Đánh giá năng suất làm việc là một hoạt động được các doanh nghiệp chú trọng hiện nay. Bởi, hiệu quả làm việc của nhân viên không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định sự cạnh tranh trên thị trường.
Hãy cùng CoDX điểm qua 3 tiêu chí quan trọng để đánh giá năng suất công việc của nhân viên, nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc và đạt được sự thành công ổn định trong dòng chảy sản xuất.
Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng chủ đề:
- Đánh giá 10 Phần mềm đánh giá năng lực tốt nhất 2023
- Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc CHUẨN cho nhân viên
- Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn có form chuẩn
1. Năng suất làm việc là gì?
Năng suất làm việc thể hiện qua số lượng hàng hóa bán ra hoặc doanh thu tạo ra, cũng như số công việc hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định. Sự khác biệt trong năng suất làm việc xuất phát từ yếu tố xung quanh và khả năng tập trung của từng cá nhân.
Năng suất làm việc là một khía cạnh quan trọng tạo nên sự thành công, tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay vẫn gặp khó khăn trong việc đo lường và cải thiện nó.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta có thể tìm cách tăng cường hiệu quả cá nhân, từ đó nâng cao năng suất lao động và đạt được thành công bền vững trong công việc.
Hiệu quả công việc của nhân viên có thể thay đổi, tùy thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng xung quanh. Có 3 yếu tố có thể kể đến như:
- Yếu tố con người: Kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng tích lũy từ quá khứ đóng vai trò quan trọng để tạo nên năng suất làm việc của mỗi nhân viên. Những người có kinh nghiệm và kỹ năng xuất sắc thường thể hiện hiệu suất làm việc cao hơn so với những người khác.
- Cơ sở vật chất: Công cụ và trang thiết bị hỗ trợ công việc hưởng đến năng suất lao động. Thiếu hụt cơ sở vật chất có thể khiến nhân viên không thể phát huy tối đa hiệu quả công việc.
- Điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu và những yếu tố tự nhiên khác cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất làm việc của nhân sự.
Những yếu tố này đòi hỏi sự chú ý và đánh giá nhân viên cẩn thận để tối ưu hóa năng suất làm việc và đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
2. Tiêu chí đánh giá năng suất làm việc của nhân viên chuẩn nhất
Với mục tiêu tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, việc đánh giá là một phần cốt lõi của quá trình quản lý. Trong phần tiếp theo, CoDX sẽ điểm qua những tiêu chí đánh giá quan trọng và tìm hiểu cách áp dụng chúng để đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
2.1 Tiêu chí về năng lực nhân viên
Năng lực của nhân viên là yếu tố quyết định và tác động mạnh mẽ nhất đến năng suất làm việc của họ.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý đã nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng hình thức đánh giá năng suất làm việc này để đánh giá định kỳ và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Bằng cách yêu cầu hoàn thành các bảng đánh giá năng lực nhân viên, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thông tin chính xác và khách quan về hiệu suất làm việc của từng cá nhân.
Thêm vào đó, việc tổ chức kiểm tra trực tuyến hoặc đánh giá chuyên môn ngay tại nơi làm việc giúp đảm bảo tính hiệu quả và chính xác của hoạt động đánh giá.
2.2 Tiêu chí về mức độ hoàn thành công việc
Đánh giá thực hiện công việc là một trong những cách thường được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với những nhân viên được giao deadline.
Để xác định và đánh giá hiệu suất làm việc, doanh nghiệp thường xây dựng một thang đo và theo dõi mức độ hoàn thành tiến độ công việc của từng nhân viên dựa trên các chỉ số hiệu quả (KPIs) được áp dụng. Năng suất làm việc của mỗi nhân viên sẽ được đánh giá dựa trên số lượng KPI và mức độ hoàn thành KPI của họ.
>>> Tham khảo ngay 10 Phần mềm KPI được dùng nhiều nhất 2024
Tiêu chí đánh giá năng suất làm việc này giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về năng suất làm việc của từng cá nhân. Nó cũng tạo động lực và sự cam kết cao hơn từ phía nhân viên, khi họ cảm thấy có mục tiêu cụ thể để hướng đến và được đánh giá công bằng dựa trên việc hoàn thành các chỉ tiêu đã được thiết lập trước đó. Điều này góp phần tạo ra môi trường làm việc tích cực và nâng cao hiệu quả công việc trong doanh nghiệp.
2.3 Tiêu chí về kết quả thực hiện công việc
Tiêu chí đánh giá này tập trung mạnh vào kết quả và ít chú trọng đến quá trình làm việc. Nhà quản lý chỉ quan tâm đến kết quả công việc của nhân viên mà không dành sự chú ý đến thái độ và cách thức làm việc của họ.
Việc đánh giá dựa vào kết quả mang lại hiệu quả nhanh chóng và dễ thực hiện, giúp cách tính hiệu suất làm việc thêm cụ thể và rõ ràng, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số lỗ hổng, không thể bao quát hoàn toàn khía cạnh năng suất làm việc của nhân viên.
Có những trường hợp, dù nhân viên đã rất nỗ lực tìm kiếm phương hướng giải quyết công việc, nhưng vẫn chưa thể đạt được kết quả cuối cùng. Khi đó, phương pháp đánh giá này có thể đánh giá chưa đúng về năng lực thật sự của nhân viên đó.
Mẫu liên quan:
|
3. Quy trình thực hiện đánh giá năng suất làm việc của nhân viên
Trong các doanh nghiệp, quá trình đánh giá năng suất làm việc của nhân viên được thực hiện định kỳ bởi bộ phận nhân sự, với các bước trong quy trình đánh giá nhân sự thực hiện chi tiết như sau:
- Bước 1: Xây dựng mô hình đánh giá nhất quán: Tạo ra một mô hình đánh giá độ hiệu quả công việc thống nhất và đồng bộ cho toàn doanh nghiệp, từ cấp quản lý cao nhất xuống đến cấp nhân viên.
- Bước 2: Hướng dẫn tự đánh giá: Cung cấp hướng dẫn cho nhân viên tự đánh giá năng lực lao động của bản thân dựa trên tiêu chí và mục tiêu đã định sẵn.
- Bước 3: Tổ chức cuộc họp tổng kết: Tổ chức các cuộc họp giữa nhóm nhân viên và người quản lý trực tiếp để tổng kết công việc, đánh giá hiệu suất và đặt ra mục tiêu mới.
- Bước 4: Hoàn thành bảng đánh giá: Người quản lý hoàn thành bảng đánh giá thành tích công việc của các nhân viên mà họ phụ trách và xác nhận bằng chữ ký.
- Bước 5: Tổng hợp và xử lý kết quả: Bản đánh giá được gửi về phòng nhân sự để tổng hợp và xử lý. Các quyết định về khen thưởng, xử phạt, luân chuyển, thăng chức sẽ được đưa ra dựa trên kết quả đánh giá này.
Mẫu KPI liên quan:
|
4. Ý nghĩa của hoạt động đo lường đánh giá năng suất nhân viên
Với những kiến thức CoDX đã thông tin đến bạn, có thể thấy rằng, đánh giá hiệu quả năng suất của nhân viên là một quá trình rườm rà, phức tạp và mất thời gian. Vậy đâu mới là lý do khiến doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công việc này định kỳ?
Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp thì đây là một công cụ quan trọng, nối liền với hiệu quả và lợi ích của doanh nghiệp:
- Quản lý lao động: Đánh giá năng suất lao động giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên và tập trung vào những nhân viên có hiệu suất cao, đồng thời động viên và khen thưởng để duy trì và nâng cao động lực làm việc.
- Cơ sở của chế độ đãi ngộ và quyết định thưởng phạt: Đánh giá năng suất làm việc giúp xác định mức độ phù hợp của đãi ngộ với hiệu quả công việc của từng nhân viên, khuyến khích tinh thần và nâng cao hiệu suất làm việc.
- Giảm thiểu chi phí: Đánh giá năng suất lao động giúp hạn chế sai sót trong công việc, từ đó giảm thiểu chi phí và thời gian sửa chữa, tạo tiền đề thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với nhân viên
- Đây là một quá trình “song thắng” đối với cả doanh nghiệp và nhân viên.
- Đánh giá năng suất làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh ý thức và là động lực cho nhân viên hoàn thành xuất sắc các công việc được giao. Những nhân viên tiến bộ và chuyên môn sẽ nhận được khen thưởng, tăng lương và có cơ hội thăng chức, khơi dậy động lực mạnh mẽ để họ nỗ lực vượt qua mục tiêu và phát triển bản thân.
- Hiệu ứng tâm lý tích cực này tạo sự đồng lòng và niềm tin trong đội ngũ nhân viên, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
5. Giải pháp
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
CoDX đã gửi đến các bạn 3 khía cạnh “Chuẩn” nhất để giúp doanh nghiệp đánh giá năng suất làm việc của nhân viên. Hy vọng với những thông tin trên, bạn và tổ chức của bạn sẽ tìm được một chương trình quản lý nguồn lực hiệu quả. Đừng quên theo dõi chuyên mục Kiến Thức của CoDX để cập nhật kiến thức mới mỗi ngày nhé!
Bài liên quan:
- Phiếu đánh giá nhân viên TOÀN DIỆN tải miễn phí
- Phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ và bảng câu hỏi miễn phí