Chuyển đổi số trong Y tế: Vai trò, khó khăn và các công nghệ ứng dụng trong Y tế

Tại hội nghị quốc tế y tế số năm 2023 diễn ra vào ngày 8 – 9/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y Tế – GS.TS Trần Văn Huấn nhấn mạnh: “Bộ Y tế đặt chuyển đổi số là trọng tâm quan trọng của ngành y tế. Ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh áp dụng công nghệ số để thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới nâng cao năng lực, khả năng quản lý và điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế.”

Chuyển đổi số trong Y tế
Hội nghị Quốc tế về Y tế số tại Hà Nội

Vậy chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào, vai trò và các công nghệ số nào cần được ứng dụng để chuyển đổi số hiệu quả. Cùng chuyển đổi số CoDX tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Bạn đang đọc bài trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Tổng quan về Y tế số và chuyển đổi số trong Y tế

1.1 Về Y tế số là gì?

Y tế số hay tên quốc tế là Digital Health, là lĩnh vực quản lý, chăm sóc sức khỏe dựa trên việc áp dụng các công nghệ tiến tiến như Telemedicine, IoT và thiết bị đeo tay, robots hỗ trợ phẫu thuật, hay các phần mềm quản lý bệnh viện, phòng khám, …vào trong toàn bộ quá trình vận hành của một hệ thống y tế từ quản lý đến đến thăm khám, chữa bệnh và chăm sóc về sau.

Y tế số là gì
Y tế số là lĩnh vực quản lý, chăm sóc sức khỏe dựa trên việc áp dụng các công nghệ tiến tiến

1.2 Chuyển đổi số ngành Y tế là gì?

Chuyển đổi số ngành y tế là một nhiệm vụ quan trọng nằm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia được chính phủ đưa ra trong Quyết định 749/QĐ-TTg. Trong đó nhấn mạnh, y tế là 1 trong 6 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chương trình bên cạnh Giáo dục, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp sản xuất.

Trong Quyết định 2955/QĐ-BYT vào ngày 28/10/2022 của Bộ Y tế về “kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số ngành y thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đã đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện:

  • Nhiệm vụ 1: Khởi tạo dữ liệu sức khỏe người dân
  • Nhiệm vụ 2: Cập nhật dữ liệu sức khỏe thường xuyên, liên tục, chính xác và được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
  • Nhiệm vụ 3: Kết nối, chia sẻ và khai thác sử dụng kho dữ liệu Y tế quốc gia
Chuyển đổi số ngành Y tế
Quyết định 2955/QĐ-BYT vào ngày 28/10/2022 của Bộ Y tế

2. Vai trò chuyển đổi số trong Y tế

Chuyển đổi số trong Y tế là một trong những lĩnh vực và là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình chuyển đổi số của Chính phủ. Bởi đem lại các lợi ích lớn như sau:

2.1 Với người dân

  • Được cung cấp dịch vụ y tế nhanh chóng và cá nhân hóa: Chuyển đổi số giúp giảm thiểu các thủ tục thăm khám với quy trình số hiệu quả, dễ dàng đặt lịch thăm khám từ xa, người đến khám sẽ không phải chờ đợi lâu. Các Bác sĩ có thể nắm rõ các thông tin của từng bệnh nhân nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu trữ.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận hệ thống y tế tốt nhất: Với các công nghệ, thiết bị hỗ trợ, các Bác sĩ có thể thăm khám bệnh nhân từ xa. Điều này giúp người dân vùng sâu – xa tiếp cận dễ dàng với hệ thống y tế hiện đại.
  • Theo dõi chi tiết tình trạng và hồ sơ sức khỏe của bản thân: các thiết bị đeo y tế kết hợp với ứng dụng sức khỏe như hồ sơ bệnh án điện tử, … sẽ giúp người bệnh theo dõi chi tiết tình trạng sức khỏe tốt nhất.

2.2 Với nhân viên Y tế

  • Các công nghệ ứng dụng trong y tế giúp các bác sĩ, y tá nâng cao nghiệp vụ, giảm thiểu các sai sót trong quá trình thăm khám đảm bảo sự an toàn cho các bệnh nhân.
  • Dễ dàng chia sẻ và kết nối với các chuyên gia để thực hiện hội chuẩn, tư vấn nâng cao tay nghề cũng như khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân.
  • Hệ thống liên lạc như đặt lịch trực tuyến, kênh social, … giúp tạo ra một quy trình thăm khám chuyên nghiệp. Giảm thiểu sự quá tải so với phương thực thăm khám truyền thống.

3. Chuyển đổi số ngành Y tế hiện nay như thế nào?

3.1 Thực trạng

Cũng theo Quyết định 2955/QĐ-BYT, lộ trình chuyển đổi số trong Y tế sẽ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đến hết năm 2022

Thực hiện xây dựng nền tảng số y tế với công tác tập trung thu thập dữ liệu khám chữa bệnh, xử lý chuyển hóa thành dữ liệu số. Ban hành các quy định liên quan để hoàn thiện việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu y tế số.

Giai đoạn 2: Từ 2023 – 2025

  • Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, loại bỏ sử dụng bệnh án bằng giấy
  • Không áp dụng, và lưu trữ phim nhựa, chẩn đoán hình ảnh Y Khoa
  • Chuyển đổi hình thức đăng ký khám bệnh từ xa
  • Áp dụng thanh toán điện tử, không áp dụng tiền mặt
  • 100% các cơ sở Y Tế thực hiện thăm khám không giấy tờ, dùng hồ sơ bệnh án điện tử. Dữ liệu sức khỏe cần lưu trữ và kết nối với hệ thống dữ liệu sức khỏe theo quy định.
Chuyển đổi số ngành Y tế
Chuyển đổi sang thanh toán điện tử, đăng ký khám bệnh từ xa và hồ sơ bệnh án điện tử

Giai đoạn 3: Từ 2025 – 2030

  • Số hóa dữ liệu sức khỏe, xây dựng hệ thống dữ liệu y tế quốc gia bao gồm bệnh án điện tử, hình ảnh y khoa số, hồ sơ sức khỏe điện tử.
  • 100% các cơ sở khám chữa bệnh phải xây dựng được hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử, dùng phim số trong chẩn đoán, đăng ký khám bệnh online, tư vấn bệnh từ xa, thanh toán bằng phương thức điện tử – không tiền mặt.
Chuyển đổi số trong y tế
Các Bác sĩ dùng phim số trong chẩn đoán

Theo lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế ở trên, năm 2024 hiện hệ thống y tế Việt Nam đang trong giai đoạn 2.

3.2 Khó khăn

Tại hội nghị quốc tế y tế số 2023, PGS.TS Trần Quý Tường – Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam cho biết, chuyển đổi số gặp phải nhiều khó khăn trong đó,

  • Hạ tầng công nghệ thông tin tại các bệnh viện hiện thiếu tính đồng bộ, chưa triển khai được bệnh án điện tử ERM
  • Thiếu nguồn tài chính đầu tư cho công nghệ y tế số, hay việc triển khai bệnh án điện tử.
  • Thiếu thông tin hướng dẫn các tiêu chuẩn về kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống y tế.

4. Các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế

Hiện tại trên thế giới đã xây dựng và phát triển nhiều công nghệ số ứng dụng để thúc đẩy nhanh chóng chuyển đổi số ngành Y tế.

Dưới đây là các công nghệ liên quan:

4.1 Telemedicine

Telemedicine là công nghệ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe từ xa bằng các ứng dụng chuyên dụng để nhắn tin, trò chuyện hoặc gọi video. Công nghệ này đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho hệ thống y tế như:

  • Giảm thiểu sự quá tải tình trạng thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân có thể “ngồi nhà” và nhận chẩn đoán từ các Bác sĩ thông qua hệ thống Telemedicine này.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận y tế tốt nhất cho người dân ở vùng sâu vùng xa hạn chế khả năng di chuyển.
Chuyển đổi số ngành Y tế
Ví dụ minh họa cho công nghệ Telemedicine

4.2 Thiết bị đeo tay cùng công nghệ IoT

Các thiết bị đeo tay hỗ trợ theo dõi sức khỏe đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Các thiết bị này có thể theo dõi xác xao các vấn đề về tim mạch, mãn tính, Alzheimer, … Có thể dự đoán các cơn co giật của người bệnh hoặc thông báo nhắc nhở giờ uống thuốc.

Theo một báo cáo gần đây, thị trường các thiết bị y tế di động sẽ dự kiến đạt mức 27 triệu đô la vào năm nay. Đây là một bước ngoặt cực kỳ ấn tượng, cho thấy việc ứng dụng các thiết bị điện tử y tế ngày càng phổ biến hơn. 

Các thiết bị đeo này khá đa dạng bao gồm đồng hồ thông minh theo dõi tim mạch, ống hít thông minh để theo dõi bệnh nhân, bơm insulin cho bệnh nhân điều trị tại nhà.

4.3 Robots hỗ trợ phẫu thuật

Thiết bị robots đã được ứng dụng trong phẫu thuật y khoa vào những năm 1980, tuy nhiên thời điểm này khả năng hỗ trợ của robots còn hạn chế chỉ là một thiết bị hỗ trợ đơn giản cho bác sĩ trong các ca mổ.

Ở thời điểm công nghệ hiện tại, đã ra đời rất nhiều loại robot khác nhau với khả năng phẫu thuật chính xác, tinh vi hơn. Những robot này có thể thực hiện các vết mổ chuẩn, ít tổn thương mô so với tay người.

chuyển đổi số trong ngành y tế
Robots hỗ trợ phẫu thuật

Trong tương lai, các bác sĩ có thể sử dụng những robot này có thể thực hiện phẫu thuật từ xa mà không cần có mặt tại phòng mổ.

4.4 Công nghệ in sinh học 3D

Công nghệ in sinh học 3D sẽ tạo ra các sản phẩm y học thay thế cho bệnh nhân như tay giả, chân giả, các thiết bị trợ thính, cấy ghép nha khoa. 

Nhiều nhà khoa học đã dần tạo ra van tim, sụn, mạch máu thay thế hứa hẹn đem đến những thành tựu vượt bậc trong tương lai.

4.5 Công nghệ AR – VR

Công nghệ AR – VR hay còn gọi là thực tế ảo, đây là công nghệ được ứng dụng khá phổ biến trong ngành game và thương mại điện tử. Với y tế, thực tế ảo sẽ tạo ra các không gian mô hình ảo ứng dụng trong đào tạo ngành y Bác sĩ. 

Bên cạnh đó là tạo ra các kịch bản để điều trị cho bệnh nhân về tâm lý, rối loạn căng thẳng, tâm thần.

4.6 Hệ thống phân tích dữ liệu

Cuối cùng là hệ thống phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu. Các hệ thống này được tạo ra bởi nhiều công nghệ lớn như đám mây, Big data, AI, IoT, … Tất cả tạo ra một hệ thống lưu trữ, phân tích toàn bộ dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân giúp các Bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Hệ thống này cũng góp phần gia tăng chất lượng dịch vụ y tế như giảm bớt các thủ tục hành chính y tế.

5. Lạc Việt đồng hành chuyển đổi số hiệu quả cho ngành Y tế

Lạc Việt cung cấp giải pháp chuyển đổi số ngành y tế toàn diện theo từng giai đoạn trong tiến trình chuyển đổi số.

Như vây, toàn bộ thông tin liên quan về chuyển đổi số trong y tế đã được CoDX tổng hợp trong bài viết. Hy vọng những thông tin này giúp các tổ chức y tế thực hiện tốt và thành công chuyển đổi số.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: