Chuyển đổi số trong du lịch để làm gì? Bức tranh tổng quan và giải pháp hiệu quả

Du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia, đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân sách. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 về đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Trong bài viết này hãy cùng chuyển đổi số CoDX tìm hiểu về bức tranh tổng quan và các giải pháp công nghệ hiệu quả cho chuyển đổi số trong du lịch

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Chuyển đổi số ngành du lịch là gì?

Chuyển đổi số ngành du lịch là việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong hoạt động du lịch nhằm mang đến trải nghiệm mới mẻ, tiện lợi cho các du khách.

Các công nghệ tiêu biểu áp dụng trong chuyển đổi số du lịch có thể kể đến như thực tế ảo tăng cường AR; thực tế ảo VR, các phần mềm hỗ trợ vận hành du lịch, …

Chuyển đổi số trong du lịch
Chuyển đổi số ngành du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ, tiện lợi cho các du khách

Trong bối cảnh hiện tại, chuyển đổi số ngành du lịch không chỉ là một chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn, đây là xu thế bắt buộc phải thực hiện. Chuyển đổi số ngành công nghiệp không khói đòi hỏi cần có những chiến lược lâu dài và nền tảng hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cấp, sở, ban ngành du lịch sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi thuận lợi hơn. 

2. Chuyển đổi số trong du lịch để làm gì?

Sự xuất hiện của mạng internet là yếu tố làm thay đổi hành vi của du khách trong hành trình tìm hiểu và thực hiện chuyến đi của mình. 

Tất cả các tương tác đều chỉ thông qua một màn hình duy nhất. Từ tìm hiểu thông tin đến trao đổi, book tour, tìm khách sạn, nhà hàng, ẩm thực địa phương.

Do đó, thực hiện chuyển đổi số áp dụng công nghệ là điều tất yếu ngành du lịch cần thực hiện để đem đến những giá trị sau:

  • Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Toàn bộ hoạt động đều được thực hiện hoàn toàn trên các nền tảng online thông qua các thiết bị điện tử. Từ tìm hiểu các hình ảnh, văn hóa về địa điểm du lịch liên quan cho đến đặt phòng, di chuyển, thanh toán, … điều này làm gia tăng trải nghiệm, sự linh hoạt vượt trội.
  • Tăng cường hiệu suất hoạt động du lịch: Các phần mềm quản lý du lịch ra đời giúp tối ưu quy trình vận hành hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các dữ liệu khách hàng đều được quản lý chung trên 1 nền tảng giúp dễ dàng phân tích hành vi, nhu cầu, … từ đó doanh nghiệp có thể đáp ứng đúng – đủ – kịp thời nhu cầu của khách hàng.
  • Phát triển các hình thức du lịch mới: Việc ứng dụng các công nghệ mới như VR – AR giúp tạo ra các mô hình trải nghiệm du lịch ảo, mô phỏng thực tế ảo các vùng đất, địa điểm mà du khách muốn tham quan, trải nghiệm. Từ đó tạo ra các trải nghiệm mới mẻ chưa từng có trước đây.

3. Bức tranh chuyển đổi số ngành du lịch

3.1 Trên thế giới

Theo thống kê, có đến 90% du khách thực hiện tra cứu trực tuyến cho chuyến đi của họ. Các ứng dụng du lịch trực tuyến cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần du lịch toàn cầu với con số lên đến 40%. Kể đến như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia…

Tại Singapore, Chính phủ đã tổ chức các sự kiện “hybrid”, các ki-ốt đăng ký tự động với công nghệ quét mã QR trong triển lãm TravelReview để đăng ký không tiếp xúc; trang bị các robot dọn dẹp tại sân bay kèm thiết bị phun khử khuẩn; công nghệ khử trùng tay vịn trên thang cuốn, …

Tại Nhật Bản, đã đẩy mạnh phát triển các app mobile, website để quảng bá du lịch; ra mắt các tour du lịch ảo với lượng đặt lên đến 50%.

3.2 Tại Việt Nam

Dưới tác động của đại dịch Covid, ngành du lịch đã trải qua tình trạng khủng hoảng với những thiệt hại nặng nề. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giai đoạn quý I năm 2020 giảm 18,1% so với năm 2019.

Sau đại dịch, các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng các công nghệ số vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Cùng với đó là hàng loạt các app du lịch trực tuyến ra đời để đáp ứng sự thay đổi lớn sau đại dịch.

Kể từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1671/QĐ-TT phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” nhấn mạnh về ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh.

Năm 2022, đẩy mạnh chuyển đổi số với các trải nghiệm trực tuyến cho du khách theo địa phương.

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ứng dụng phần mềm du lịch thông minh phiên bản Android và IOS; Áp dụng công nghệ 3D để quảng bá du lịch với hình thức tái hiện sinh động không gian thành phố từ trên cao, đem đến trải nghiệm thú vị trực quan nhất.

Thành phố cũng cập nhật 366 tài nguyên du lịch lên các nền tảng của Google Earth, Google Map; đưa sản phẩm du lịch lên website thương mại điện tử Shopee, Traveloka để tiếp cận nhanh hơn với du khách hiện đại.  

  • Tại Hà Nội

Triển khai cổng thông tin du lịch cùng các ứng dụng du lịch thông minh;bản đồ du lịch số. Liên kết dữ liệu của hơn 300 điểm du lịch trên cổng thông tin, du khách có thể tiếp cận đa phương tiện vừa xem, nghe, đọc để khai thác trọn vẹn toàn diện di sản văn hóa Hà Nội.  

  • Tại Đà Nẵng

Triển khai công nghệ thực tế ảo công nghệ thực tế ảo VR360 “Một chạm đến Đà Nẵng” vào cuối năm 2021. Du khách có thể khám phá các địa điểm nổi tiếng với thuyết minh tự động theo ngôn ngữ Anh – Việt, hình ảnh 360 độ,… 

Bức tranh chuyển đổi số ngành du lịch
Giao diện trang web vr360.danangfantasticity.com trải nghiệm 360 toàn Đà Nẵng

4. Giải pháp áp dụng công nghệ trong du lịch để chuyển đổi số

4.1 Công nghệ thực tế ảo AR – VR

Công nghệ thực tế ảo là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong những năm trở lại đây. Công nghệ này được nhiều nước trên thế giới áp dụng phổ biến cho ngành du lịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam công nghệ thực tế ảo vẫn còn khá mới mẻ.

Chuyển đổi số trong du lịch
Công nghệ thực tế ảo AR – VR trong du lịch cho phép du khách trải nghiệm trực quan các địa điểm du lịch ảo

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin,trải nghiệm du lịch trên internet trước khi lựa chọn chuyến đi, nhiều công ty lữ hành đã xây dựng tour tham quan ảo giúp khách hàng có cái nhìn tiệm cận với các địa điểm. Nhờ công nghệ thực tế ảo và qua quá trình chuyển đổi số ngành du lịch, các thông tin của điểm đến thông qua video 360, hình ảnh panorama, flycam… được truyền đến khách hàng một cách sinh động nhất.

4.2 Trí tuệ nhân tạo AI & Chatbot

Trí tuệ nhân tạo AI được xem là một trợ thủ đắc lực trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch. Với các ứng dụng AI có thể kể đến chatbot một công cụ được lập trình sẵn cho phép tương tác với con người một cách hiệu quả. 

Trong lĩnh vực du lịch có đến 30% khách sạn sử dụng công nghệ AI cho các nhiệm vụ hành chính (Theo Sameer Dhanajani – chuyên gia cố vấn về AI tại Ấn Độ thống kê). Ưu điểm của của công nghệ AI là khả năng làm việc liên tục và sẵn sàng trả lời nhiều yêu cầu của khách hàng như xử lý đặt phòng, thông tin về thời tiết, vị trí ăn uống, y tế, giao thông,…

4.3 App du lịch trên mobile

Sử dụng các ứng dụng du lịch mobile là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch. Các app trên điện thoại thông minh cho phép khách hàng khai thác thông tin địa điểm du lịch tích hợp nhiều tiện ích như vé máy bay, đặt phòng khách sạn, các dịch vụ giải trí…

Chuyển đổi số ngành du lịch
App mobile, web app Travaloka là 1 cái tên tiêu biểu

Với xu hướng chung hiện nay, mọi hoạt động đều có thể thực hiện qua smartphone, vậy nên ứng dụng du lịch trên mobile là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi, hiện đại.

4.4 Công nghệ kết nối IoT

Công nghệ kết nối IoT với mạng lưới kết nối vạn vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch phục vụ khách hàng tốt hơn. Dữ liệu từ IoT giúp các công ty lữ hành biết được nhu cầu, hành vi du lịch để tìm được khách hàng tiềm năng. 

Việc áp dụng IoT trong ngành du lịch hiện đại giúp doanh nghiệp cũng như du khách tiết kiệm được nhiều thời gian. Doanh nghiệp bán được sản phẩm còn du khách được sử dụng những dịch vụ đúng nhu cầu và hiểu rõ được sản phẩm trước khi lựa chọn.

Trên đây là tất cả những thông tin về chuyển đổi số trong du lịch cũng như những giải pháp cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Hy vọng, bài viết trên đã giúp doanh nghiệp bạn có thêm nhiều kiến thức mới trong hành trình chuyển đổi số thời kỳ 4.0.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: