Chuyển đổi số ngành Logistics: Lợi ích, thực trạng và giải pháp bền vững

Kết quả khảo sát từ VALOMA (Ban nghiên cứu Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam cho thấy, có đến 81% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số ngành logistics là hoạt động quan trọng cần thực hiện trong sản xuất kinh doanh. Cùng từ khảo sát này, 56% CEO khẳng định, thực hiện chuyển đổi số là yếu tố giúp tăng trưởng doanh thu vượt bậc.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng CoDX tìm hiểu về lợi ích, thực trạng, cơ hội giải pháp giúp doanh nghiệp logistics bứt phá “chuyển mình” qua bài viết dưới đây.

1. Chuyển đổi số ngành logistics là gì?

Thực hiện chuyển đổi số ngành logistics là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động logistics liên quan như sản xuất, cung ứng, vận chuyển, quản lý kho bãi, …

chuyển đổi số ngành logistics
Chuyển đổi số giúp ngành logistics thay đổi bứt phá trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng

Để thực hiện quy trình này, doanh nghiệp Logistics cần tiến hành hoạt động số hóa dữ liệu, ứng dụng công nghệ AI, Big Data, … vào hoạt động vận hành. Nhờ đó, giúp cắt giảm chi phí hiệu quả, gia tăng trải nghiệm khách hàng, hạn chế các rủi ro.

Theo khảo sát của S&P global 2023, có tới 67% doanh nghiệp vận tải logistics cho rằng cần phải triển khai chiến lược chuyển đổi số và tăng cường năng lực số hóa với hoạt động vận chuyển hàng hóa.

2. Lợi ích của chuyển đổi số trong Logistics

Logistics được xem là mạch máu cho sự phát triển của nền kinh tế. Điều này đã được khẳng định khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021, về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

2.1 Tự động hóa vận hành để tối ưu chi phí

Thực hiện chuyển đổi số, các quy trình phức tạp được số hóa, chuẩn hóa trở nên đơn giản giúp doanh nghiệp theo sát quy trình vận chuyển hàng hóa dịch vụ, hạn chế các rủi ro và đảm bảo đơn hàng giao đúng hẹn.

Các hoạt động tự động hóa như gửi mail, fax, cuộc gọi tự động theo dõi quá trình vận chuyển hay việc tính giá cước, các thủ tục giấy tờ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí.

2.2 Gia tăng hiệu suất, hiệu quả

Áp dụng các phần mềm sẽ giúp quản lý tốt hệ thống vận chuyển, theo dõi đơn hàng, truy xuất nguồn gốc, … Mọi hoạt động vận chuyển, lưu trữ sẽ được cải thiện với tốc độ nhanh hơn và chính xác hơn. Từ đó, giảm thiểu các rủi ro, lỗi phát sinh giúp gia tăng hiệu suất vượt trội.

Sử  dụng công nghệ phân tích với hệ thống Big data sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán, nắm bắt nhanh thông tin, nhu cầu của thị trường, dự báo các rủi ro để lập kế hoạch ứng phó kịp thời. Nhờ vậy, sức cạnh tranh được gia tăng, chất lượng dịch vụ được cải thiện, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2.3 Đảm bảo tính minh bạch trong dịch vụ vận chuyển

Công nghệ IoT sẽ được ứng dụng khi thực hiện chuyển đổi số ngành logistics. Với công nghệ này, hành trình vận chuyển sản phẩm từ kho đến khách hàng sẽ hoàn toàn được minh bạch và được theo theo dõi chi tiết trên ứng dụng hệ thống.

 Chính nhờ vào công nghệ này, khách hàng hoàn toàn yên tâm đối với dịch vụ của doanh nghiệp, giảm bớt hoạt động hỗ trợ cập nhật trạng thái đơn hàng, vì lúc này khách hàng có thể theo dõi trực tiếp.

3. Thực trạng logistics ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động với quy mô khác nhau. Đáng chú ý,  89% trong số này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn dưới 10 tỷ đồng. Có khoảng 5% có vốn từ 10 đến 20 tỷ đồng, 10% là các doanh nghiệp liên doanh. Chỉ có khoảng 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tập trung vào cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia. Các doanh nghiệp logistics nổi bật kể đến như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,…

chuyển đổi số ngành logistics
Thị trường logistics tại Việt Nam có trị giá khoảng 40-42 tỷ USD mỗi năm.

Dữ liệu từ Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) cho thấy, 

  • Các doanh nghiệp (DN) logistics ở Việt Nam đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ logistics khác nhau, trong đó chủ yếu là các dịch vụ về giao nhận, vận tải, quản lý kho hàng, chuyển phát nhanh, khai báo hải quan.
  • Tốc độ phát triển những năm gần đây đã đạt tỷ suất khoảng 14% – 16% trong những năm gần đây. Quy mô của ngành đạt khoảng 40 – 42 tỷ USD mỗi năm.
  • Sự phát triển của ngành logistics trong nước đã có bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi số, với 50 – 60% DN áp dụng các công nghệ khác nhau để tích hợp vào nền kinh tế số.

Một số doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics, từ đó giảm chi phí đáng kể. Ví dụ, việc triển khai cảng điện tử (ePort), lệnh giao hàng điện tử (eDO) tại Tân Cảng Sài Gòn; Ứng dụng giải pháp toàn diện trong dịch vụ logistics của Công ty T&M Forwarding…

Tuy nhiên, ngành logistics tại Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng mức với tiềm năng hiện có. Các DN logistics Việt Nam nói chung, vẫn chưa nhận thức đúng vai trò của việc chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đối với các công ty trong nước, chỉ có những DN lớn như Công ty Tân Cảng, Gemadept, Vinafco, U&I, TBS, Transimex, Sotrans… mới có đủ nguồn lực để phát triển các ứng dụng về quản lý kho hàng, đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận giao nhận, quản lý hàng tồn, kế toán tài chính.

4. Công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics

4.1 Công nghệ vận chuyển bằng eAWB

E-AWB là viết tắt của Electronic Air Waybill hay vận đơn hàng không điện tử. Giải pháp này giúp chuẩn hóa các hoạt động vận đơn bằng giấy sang điện tử hoặc ký hết hợp đồng vận chuyển thông qua công nghệ số.

IATA đã đặt ra mục tiêu đạt 100% sử dụng e AWB vào cuối 2022, đây là công nghệ giúp tăng cường năng suất cho hoạt động vận chuyển đường hàng không, tăng tính minh bạch, tin cậy cho khách hàng. 

chuyển đổi số ngành logistics
Thông tin về Electronic Air Waybill tại https://www.iata.org

4.2 Công nghệ Blockchain

Với công nghệ Blockchain, khách hàng có thể theo dõi toàn bộ quá trình vận chuyển – giao hàng dựa trên hoạt động tự động điền thông tin chính xác mọi tài liệu, danh sách vận đơn; theo dõi lô hàng, hợp đồng.

Ngoài ra, Blockchain còn giúp tăng tính bảo mật cho quá trình thanh toán, phân phối hàng hóa để nhanh chóng phát hiện kịp thời khi có lỗi.

4.3 Trí tuệ nhân tạo và học máy

Công nghệ AI và Machine Learning đóng vai trò trong khâu phân tích dữ liệu để xác định vấn đề nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.

AI đóng vai trò thu thập dữ liệu về mức tồn kho, nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, quản lý vận chuyển, sản xuất,… học máy giúp phát hiện các thông tin sai lệch gây lỗi trong quá trình vận hành. Nhờ đó giúp giảm thiểu rủi ro, tăng cường hiệu suất, tối ưu chi phí.

5. Giải pháp chuyển đổi số cho ngành logistics Việt Nam

5.1 Giải pháp từ chính phủ

Thủ tướng chính phủ và Bộ giao thông vận tải đã đã ban hành nhiều văn bản liên quan để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành Logistics nói riêng. Cụ thể,

  • Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải.
  • 12/11/2020, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 1710/QĐ-BGTVT về phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030.

Một số kiến nghị được nêu ra tại bài viết “Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ Logistics Việt Nam”:

  • Tăng cường nhận thức về tính quan trọng và cấp thiết của việc chuyển đổi số trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics.
  • Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động logistics, đặc biệt là tính bảo mật quản lý kỹ thuật số,  chính sách thuế liên quan đến công nghệ số nhằm khuyến khích sự phát triển. Đề xuất xem xét ban hành các chính sách quy định điều chỉnh về dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới.
  • Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi số, cung cấp hỗ trợ về vốn vay, lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, startup về công nghệ số về chuyển đổi số. Trên cơ sở này, các doanh nghiệp logistics có thể mua hoặc thuê giải pháp từ các nhà cung cấp phần mềm khi họ chưa đủ khả năng tài chính.
  • Phát triển hạ tầng số, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kết nối và xử lý dữ liệu, cũng như các chức năng giám sát bảo mật mạng được  tích hợp ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng. Áp dụng công nghệ mới trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics. Khuyến khích các doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, với sự tập trung vào triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin.

5.2 Giải pháp cho doanh nghiệp

Về phía doanh nghiệp logistics, để thực hiện chuyển số thành công cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thay đổi tư duy về chuyển đổi số: nhiều lãnh đạo hiện nay vẫn còn e ngại về tính an toàn thông tin trên nền tảng trực tuyến. Do vậy, trước hết lãnh đạo cần hiểu rằng thực hiện chuyển đổi số là tất yếu nếu không muốn bị đào thải.
  • Xây dựng lộ trình chuyển đổi số rõ ràng: Lộ trình cần phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, theo kế hoạch dài hạn, cẩn trọng từng bước trong việc lựa chọn quy trình thực hiện, công nghệ phần mềm ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số.
  • Xây dựng hệ sinh thái kho vận số: Tận dụng dữ liệu hiện để tạo lợi thế cạnh tranh trong việc quản lý và vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Xây dựng một hệ thống lưu trữ dữ liệu chung để  quản lý tập trung dữ liệu vận chuyển của các phương tiện giao thông, vận tải, nhằm mục đích số hóa các hoạt động. Từ đó, có thể sử dụng cơ sở dữ liệu này để điều chỉnh quy hoạch giao thông, xác định vị trí bãi đỗ xe trong thành phố, khu vực trung chuyển hàng hóa, và thiết lập các biện pháp ưu tiên về thời gian.
  • DN kinh doanh dịch vụ logistics cần có sự chuyển đổi đồng bộ: Trước hết là xây dựng nền tảng số cho chuỗi logistics để liên kết các bên liên quan như cảng, doanh nghiệp vận tải, công ty, đại lý giao nhận, kho bãi, … 

Trên đây là toàn bộ bức tranh tổng quan về chuyển đổi số ngành logistics. Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại công nghệ số đã đặt ra không ít thách thức cho ngành này trong thời gian sắp tới. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số, hãy liên hệ với CoDX, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn và hiệu quả hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: